1

Tại sao cần duy trì sự cân bằng pH âm đạo?

Độ pH của âm đạo đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định xem cơ quan này có đang khỏe mạnh hay không.
pH Tại sao cần duy trì sự cân bằng pH âm đạo?

Nội dung chính của bài viết

  • Độ pH âm đạo bình thường nằm trong khoảng từ 3.8 đến 4.5, có nghĩa là có tính axit nhẹ.
  • Tính axit nhẹ trong âm đạo ngăn không cho vi khuẩn có hại và nấm men phát triển quá mức và gây viêm nhiễm.
  • Độ pH của âm đạo có thể thay đổi do quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ, thuốc kháng sinh, thụt rửa hay kinh nguyệt.
  • Độ pH cao có thể dẫn đến viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc các bệnh nhiễm trùng khác.
  • Nên đi khám bác sĩ sản phụ khoa định kỳ để đảm bảo âm đạo luôn khỏe mạnh.

pH âm đạo là gì?

Độ pH là chỉ số đo độ axit hoặc kiềm (bazơ) của một chất. Thang đo chạy từ 0 đến 14. Độ pH dưới 7 được coi là có tính axit và độ pH trên 7 là có tính kiềm.

Độ pH của âm đạo đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định xem cơ quan này có đang khỏe mạnh hay không.

Dưới đây là những điều phụ nữ cần biết về độ pH của âm đạo, nguyên nhân gây mất cân bằng pH, cách khắc phục và làm thế nào để duy trì sức khỏe vùng kín.

Độ pH âm đạo bình thường là bao nhiêu?

Độ pH âm đạo bình thường nằm trong khoảng từ 3.8 đến 4.5, có nghĩa là có tính axit nhẹ. Tuy nhiên, độ pH bình thường sẽ thay đổi theo từng giai đoạn trong đời.

Ví dụ, trong độ tuổi sinh sản (từ 15 đến 49 tuổi), độ pH âm đạo phải thấp hơn hoặc bằng 4.5. Nhưng trước khi dậy thì và sau mãn kinh thì độ pH khỏe mạnh thường trên 4.5.

Vậy tại sao độ pH của âm đạo lại quan trọng?

Tính axit nhẹ trong âm đạo là cơ chế bảo vệ chống lại nhiễm trùng. Điều này ngăn không cho vi khuẩn có hại và nấm men phát triển quá mức và gây viêm nhiễm.

Nếu độ pH âm đạo trên 4.5 thì sẽ tạo nên môi trường lý tưởng cho vi khuẩn có hại và nấm men sinh sôi, phát triển. Độ pH âm đạo cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như:

Viêm âm đạo do vi khuẩn (hay nhiễm khuẩn âm đạo): xảy ra do sự phát triển quá mức của vi khuẩn có hại, với biểu hiện là mùi tanh, khí hư màu trắng xám, trắng ngà hoặc vàng xanh, ngứa ngáy và nóng rát, đặc biệt là khi đi tiểu.

Viêm âm đạo do vi khuẩn không phải vấn đề đáng lo ngại nhưng sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn, vi-rút nguy hiểm hơn như HPV, HSV và HIV.

Nhiễm trichomonas: là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do ký sinh trùng trichomonas vaginalis (trùng roi âm đạo) gây ra.

Đa số các trường hợp nhiễm trichomonas đều không biểu hiện triệu chứng nhưng sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác nghiêm trọng hơn, ví dụ như HIV.

Âm đạo có tính axit thường không gây bệnh nhưng nếu tính axit quá mạnh thì sẽ làm giảm khả năng sinh sản vì khả năng vận động của tinh trùng ở mức cao nhất trong môi trường có tính kiềm. Độ pH tối ưu để tinh trùng có thể bơi về phía trứng là từ 7.0 đến 8.5.

Khi quan hệ tình dục, độ pH bên trong âm đạo sẽ tạm thời tăng lên, chuyển từ tính axit sang tính kiềm để bảo vệ tinh trùng và giúp chúng có thể tiếp cận được trứng.

Nguyên nhân phá vỡ sự cân bằng pH

Độ pH của âm đạo có thể thay đổi vì những nguyên nhân dưới đây:

  • Quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su: Tinh dịch có tính kiềm và có thể tạo điều kiện cho sự phát triển của một số loại vi khuẩn.
  • Thuốc kháng sinh: Những loại thuốc này không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại gây bệnh mà còn giết chết cả những vi khuẩn có lợi vốn đảm nhận vai trò duy trì độ pH âm đạo khỏe mạnh.
  • Thụt rửa: Nhiều phụ nữ có thói quen vệ sinh âm đạo bằng phương pháp thụt rửa nhưng đây là điều không được khuyến khích. Thụt rửa không chỉ làm tăng độ pH âm đạo mà còn loại bỏ lợi khuẩn và tạo điều kiện cho sự phát triển của hại khuẩn.
  • Kinh nguyệt: Máu kinh nguyệt có tính kiềm và sẽ làm tăng độ pH trong âm đạo. Do đó mà trong kỳ kinh nguyệt hàng tháng là khoảng thời gian mà phụ nữ thường dễ bị các bệnh viêm nhiễm ở âm đạo.

Dấu hiệu của mất cân bằng độ pH

Độ pH cao có thể dẫn đến viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc các bệnh nhiễm trùng khác và có các dấu hiệu, triệu chứng như:

  • Vùng kín có mùi hôi tanh khó chịu
  • Khí hư màu trắng đục, trắng ngà, trắng xám hoặc vàng xanh
  • Ngứa ngáy
  • Nóng rát khi đi tiểu
  • Đỏ
  • Đau khi quan hệ tình dục

Làm thế nào để khôi phục sự cân bằng pH?

Nếu có các triệu chứng của viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc các vấn đề khác do độ pH cao trong âm đạo thì nên đi khám bác sĩ sản phụ khoa. Đừng thụt rửa vì việc này sẽ khiến cho độ pH càng mất cân bằng hơn nữa.

Để điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc nhiễm trichomonas thì sẽ cần dùng các loại thuốc kháng sinh như:

  • clindamycin (Cleocin) để điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn
  • metronidazole (Flagyl) để điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn và nhiễm trichomonas
  • tinidazole (Tindamax) để điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn và nhiễm trichomonas

Mặc dù kháng sinh cũng ảnh hưởng đến độ pH âm đạo nhưng đây là phương pháp cần thiết để điều trị nhiễm trùng.

Cách duy trì độ pH âm đạo khỏe mạnh

Để giữ cho độ pH của âm đạo ở mức khỏe mạnh thì phụ nữ cần:

  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục: điều này không chỉ giúp tạo sự bảo vệ khỏi các bệnh lây qua đường tình dục mà còn ngăn tinh dịch ảnh hưởng đến độ pH âm đạo.
  • Uống men vi sinh: nhằm bổ sung lợi khuẩn và khôi phục sự cân bằng hệ vi khuẩn cho toàn cơ thể cũng như là cho âm đạo.
  • Không thụt rửa: thụt rửa sẽ làm tăng độ pH trong âm đạo. Âm đạo có khả năng tự làm sạch tự nhiên nên điều này là không cần thiết. Hàng ngày, chỉ cần rửa vùng bên ngoài âm đạo bằng nước trong khi tắm là đủ.
  • Ăn sữa chua: ngoài tác dụng bổ sung canxi và vitamin D, sữa chua còn là nguồn cung cấp lợi khuẩn Lactobacillus.
  • Đi khám phụ khoa định kỳ để kiểm tra sức khỏe âm đạo.

Khi nào cần đi khám?

Nên đi khám bác sĩ sản phụ khoa định kỳ để đảm bảo âm đạo luôn khỏe mạnh.

Nhưng cần đi khám ngay khi có các triệu chứng sau:

  • Ngứa ngáy
  • Nóng rát
  • Sưng đỏ
  • Vùng kín có mùi khó chịu
  • Khí hư bất thường

Bác sĩ sẽ đo độ pH âm đạo và tiến hành những phương pháp kiểm tra khác để xác định vấn đề.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: tại sao, cân bằng, duy trì
Tin liên quan
Nhiễm nấm Candida trong thai kỳ: Điều trị bằng cách nào?
Nhiễm nấm Candida trong thai kỳ: Điều trị bằng cách nào?

Khi mang thai, sự dao động nồng độ nội tiết tố sẽ làm thay đổi độ pH trong âm đạo. Điều này tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nấm men.

Sưng âm hộ là do đâu và điều trị bằng cách nào?
Sưng âm hộ là do đâu và điều trị bằng cách nào?

Sưng âm hộ có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.

Ngăn ngừa nhiễm trùng nấm men bằng cách nào?
Ngăn ngừa nhiễm trùng nấm men bằng cách nào?

Nhiễm trùng nấm men là vấn đề thường gặp và rất dễ điều trị, đặc biệt là khi được phát hiện sớm và chỉ có các triệu chứng nhẹ.

Âm hộ bị kích ứng là do đâu? Khắc phục bằng cách nào?
Âm hộ bị kích ứng là do đâu? Khắc phục bằng cách nào?

Âm hộ bị kích ứng gây ra rất nhiều phiền toái như ngứa ngáy, sưng hay thâm chí là đau rát. Có nhiều cách khắc phục tại nhà do hiện tượng kích ứng này.

Ung thư buồng trứng giai đoạn 1 điều trị bằng cách nào?
Ung thư buồng trứng giai đoạn 1 điều trị bằng cách nào?

Rất khó phát hiện ung thư buồng trứng ở giai đoạn đầu vì ở giai đoạn này, bệnh thường không có bất cứ dấu hiệu bất thường nào mà nếu có thì cũng giống với biểu hiện của nhiều vấn đề không phải ung thư.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây