1

Ung thư buồng trứng giai đoạn 1 điều trị bằng cách nào?

Rất khó phát hiện ung thư buồng trứng ở giai đoạn đầu vì ở giai đoạn này, bệnh thường không có bất cứ dấu hiệu bất thường nào mà nếu có thì cũng giống với biểu hiện của nhiều vấn đề không phải ung thư.
Ung thư buồng trứng giai đoạn 1 điều trị bằng cách nào? Ung thư buồng trứng giai đoạn 1 điều trị bằng cách nào?

Sau khi đưa ra chẩn đoán ung thư buồng trứng, bác sĩ sẽ xác định giai đoạn bệnh dựa trên phạm vi lan rộng của ung thư bên trong cơ thể. Việc biết được ung thư buồng trứng đang ở giai đoạn nào sẽ giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

Ung thư buồng trứng tiến triển qua 4 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 là giai đoạn đầu và giai đoạn 4 là giai đoạn cuối.

Vậy ở giai đoạn 1 thì ung thư buồng trứng có những biểu hiện nào? Được chẩn đoán ra sao? Có thể điều trị bằng những phương pháp nào và tỷ lệ sống sót là bao nhiêu?

Các loại ung thư buồng trứng

Buồng trứng là một cơ quan trong hệ sinh dục nữ, có nhiệm vụ sản xuất trứng và các nội tiết tố nữ (estrogen và progesterone). Mỗi phụ nữ có hai buồng trứng nằm ở hai bên tử cung. Ung thư buồng trứng là bệnh ung xảy ra khi các tế bào trong buồng trứng trở nên bất thường và hình thành nên khối u ác tính.

Có ba loại ung thư buồng trứng khác nhau, được đặt tên dựa trên loại tế bào mà ung thư bắt đầu phát triển. Ba loại này gồm có:

  • Ung thư biểu mô: bắt đầu hình thành trong các mô ở bên ngoài buồng trứng. Đây là loại phổ biến nhất, chiếm khoảng 90% tổng số trường hợp ung thư buồng trứng
  • Ung thư mô đệm: bắt đầu trong các mô đệm – loại mô được tạo nên từ các tế bào sản xuất hormone và chiếm khoảng 7% số trường hợp ung thư buồng trứng
  • Ung thư tế bào mầm: hình thành trong các tế bào sản xuất trứng và xảy ra phổ biến hơn ở phụ nữ trẻ.

Nguy cơ mắc ung thư buồng trứng trong suốt cuộc đời của một phụ nữ là 1.3%. Khoảng 10% trường hợp ung thư buồng trứng có sự tham gia của yếu tố di truyền. Mặc dù nguyên nhân chính xác gây ra căn bệnh ung thư này hiện vẫn chưa được xác định rõ nhưng một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gồm có:

  • Có tiền sử ung thư vú
  • Béo phì
  • Hội chứng buồng trứng đa nang
  • Mang thai đủ tháng lần đầu sau 35 tuổi hoặc chưa bao giờ mang thai
  • Điều trị bằng liệu pháp hormone thay thế sau mãn kinh
  • Có tiền sử gia đình mắc ung thư buồng trứng, ung thư vú hoặc ung thư đại trực tràng

Ung thư buồng trứng giai đoạn 1

Ung thư buồng trứng được chia thành các giai đoạn dựa trên phạm vi lan rộng của các tế bào ung thư trong cơ thể.

Ung thư buồng trứng giai đoạn 1 hay giai đoạn đầu được chia thành ba giai đoạn nhỏ hơn, gồm có:

  • Giai đoạn 1A: Tế bào ung thư có trong một buồng trứng hoặc ống dẫn trứng nhưng chưa lan đến bề mặt ngoài.
  • Giai đoạn 1B: Tế bào ung thư có ở cả hai buồng trứng hoặc ống dẫn trứng nhưng chưa lan đến bề mặt ngoài.
  • Giai đoạn 1C: Tế bào ung thư có trong một hoặc cả hai buồng trứng và ống dẫn trứng, kèm theo một trong những biểu hiện dưới đây:
    • Lớp vỏ bao ngoài của khối u bị vỡ trước hoặc trong khi phẫu thuật, khiến cho các tế bào ung thư có thể lan đến dạ dày hoặc vùng chậu.
    • Tế bào ung thư có ở bề mặt ngoài của buồng trứng.
    • Tế bào ung thư có ở trong dịch rửa màng bụng.

Giai đoạn ung thư buồng trứng tại thời điểm chẩn đoán sẽ quyết định các lựa chọn điều trị và tỷ lệ sống sót của người bệnh. Càng chẩn đoán sớm thì tỷ lệ sống sót càng cao.

Dấu hiệu ung thư buồng trứng

Rất khó phát hiện ung thư buồng trứng ở giai đoạn đầu vì ở giai đoạn này, bệnh thường không có bất cứ dấu hiệu bất thường nào mà nếu có thì cũng giống với biểu hiện của nhiều vấn đề không phải ung thư. Và ngoài ra, hiện vẫn chưa có phương pháp xét nghiệm sàng lọc ung thư buồng trứng tiêu chuẩn. Tuy nhiên, đôi khi ung thư buồng trứng giai đoạn đầu có một số dấu hiệu như:

  • Đau bụng hoặc chướng bụng
  • Táo bón
  • Đi tiểu nhiều
  • Đau lưng
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Ợ nóng
  • Cảm giác nhanh no dù chưa ăn nhiều

Các triệu chứng này sẽ ngày càng trở nên rõ rệt hơn khi ung thư buồng trứng tiến triển. Khi gặp phải bất kỳ dấu hiệu bất thường nào và nghi là ung thư buồng trứng thì cần đi khám ngay.

Chẩn đoán và điều trị ung thư buồng trứng giai đoạn 1

Để chẩn đoán ung thư buồng trứng thì sẽ cần khám phụ khoa. Tuy nhiên, vì ở giai đoạn đầu, các khối u trong buồng trứng mới có kích thước nhỏ và rất khó phát hiện nên sẽ cần đến các phương pháp chẩn đoán khác như:

  • Siêu âm qua đường âm đạo
  • Xét nghiệm máu
  • Sinh thiết

Phương pháp điều trị chính cho các trường hợp ung thư buồng trứng giai đoạn 1 là phẫu thuật cắt bỏ khối u. Có thể sẽ cần cắt bỏ cả các ống dẫn trứng hoặc hạch bạch huyết lân cận. Ở giai đoan này thì thường không cần phải cắt tử cung.

Phác đồ điều trị ung thư buồng trứng có thể còn có phương pháp hóa trị hoặc xạ trị để tiêu diệt tế bào ung thư.

Khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả hoặc ung thư tái phát thì sẽ cần đến liệu pháp nhắm trúng đích. Đây là phương pháp sử dụng một số loại thuốc nhắm chính xác và phá hủy một số đặc điểm tạo điều kiện cho sự phát triển và lây lan của ung thư trong khi chỉ gây tổn hại tối thiểu cho các tế bào khỏe mạnh.

Tiên lượng

Tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư phụ thuộc vào giai đoạn bệnh tại thời điểm được phát hiện nhưng chỉ có khoảng 15% phụ nữ bị ung thư buồng trứng được chẩn đoán ở giai đoạn đầu.

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (American Cancer Society), tỷ lệ sống tương đối 5 năm khi mắc ung thư buồng trứng biểu mô xâm lấn giai đoạn 1 là:

  • Giai đoạn 1A: 93%
  • Giai đoạn 1B: 91%
  • Giai đoạn 1C: 84%
  • Giai đoạn 1 nói chung: 78%

Với các trường hợp ung thư mô đệm buồng trứng giai đoạn 1 thì tỷ lệ sống tương đối 5 năm lên đến 99%.

Với các trường hợp ung thư tế bào mầm buồng trứng giai đoạn 1 thì tỷ lệ này là 98%.

Tỷ lệ sống tương đối sẽ giảm dần qua từng giai đoạn nên phát hiện bệnh từ sớm là điều rất quan trọng. Càng phát hiện sớm thì hiệu quả điều trị sẽ và tỷ lệ sống sẽ càng cao. Do đó, khi nhận thấy những biểu hiện bất thường thì cần đi khám ngay, không được trì hoãn.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Ung thư buồng trứng giai đoạn 4 còn sống được bao lâu?
Ung thư buồng trứng giai đoạn 4 còn sống được bao lâu?

Giai đoạn 4 là giai đoạn cuối của bệnh ung thư buồng trứng. Ở giai đoạn này, ung thư đã lan rộng (di căn) ra ngoài hệ sinh dục và vùng chậu đến các cơ quan khác trong cơ thể.

5 cách cải thiện chất lượng cuộc sống sau điều trị ung thư buồng trứng
5 cách cải thiện chất lượng cuộc sống sau điều trị ung thư buồng trứng

Các phương pháp điều trị ung thư buồng trứng có thể ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, bằng những điều chỉnh đơn giản trong cuộc sống hàng ngày, bệnh nhân sẽ có thể dần dần cải thiện chất lượng cuộc sống và lấy lại sự cân bằng.

Kiểm soát triệu chứng ung thư buồng trứng giai đoạn cuối
Kiểm soát triệu chứng ung thư buồng trứng giai đoạn cuối

Khi đã lan sang các cơ quan khác trong cơ thể (di căn) thì không thể chữa khỏi ung thư được nữa. Tuy nhiên, có nhiều biện pháp để giảm bớt các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Xét nghiệm BRCA ở bệnh nhân ung thư buồng trứng giai đoạn cuối
Xét nghiệm BRCA ở bệnh nhân ung thư buồng trứng giai đoạn cuối

Nếu đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn cuối thì bác sĩ sẽ đề nghị làm xét nghiệm di truyền tìm các đột biến gen BRCA, đặc biệt là khi có thành viên khác trong nhà cũng mắc ung thư buồng trứng.

Hiểu và điều trị triệu chứng đau do ung thư buồng trứng
Hiểu và điều trị triệu chứng đau do ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng được cho là một trong những “kẻ giết người thầm lặng” vì nhiều phụ nữ không có bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi bệnh di căn (lan đến những khu vực, bộ phận khác trong cơ thể).

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây