1

Hội chứng quá kích buồng trứng là gì và điều trị bằng cách nào?

Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hội chứng quá kích buồng trứng.
Hội chứng quá kích buồng trứng là gì và điều trị bằng cách nào? Hội chứng quá kích buồng trứng là gì và điều trị bằng cách nào?

Hội chứng quá kích buồng trứng là gì?

Ngày nay, vô sinh hiếm muộn là một vấn đề rất phổ biến. Rất nhiều cặp vợ chồng phải tìm đến các phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để có thể mang thai và sinh con.

Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp kích thích buồng trứng sản xuất trứng và lấy trứng trưởng thành ra khỏi cơ thể người phụ nữ để thụ tinh ở bên ngoài. Sau đó, phôi được chuyển trở lại vào tử cung để làm tổ và phát triển. Nhiều loại thuốc và hormone khác nhau được sử dụng trong suốt chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm.

Những loại thuốc và hormone này có thể gây phản ứng trong cơ thể và dẫn đến các biến chứng như hội chứng quá kích buồng trứng (ovarian hyperstimulation syndrome - OHSS). Đây là tình trạng mà buồng trứng to lên và bị tích tụ dịch. Chất dịch sẽ dần rò rỉ vào cơ thể.

Nguyên nhân

Hội chứng quá kích buồng trứng xảy ra do phản ứng của cơ thể với nồng độ hormone tăng cao từ các loại thuốc được sử dụng để kích thích sự sản xuất và trưởng thành của trứng trong phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm và các phương pháp hỗ trợ sinh sản khác. Theo ước tính, có đến 1/3 số trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm bị hội chứng quá kích buồng trứng mức độ nhẹ và từ 3 đến 8% phụ nữ gặp phải vấn đề này ở mức độ từ vừa đến nặng.

Trong quá trình thụ tinh trong ống nghiệm, phụ nữ sẽ được tiêm hCG (human chorionic gonadotropin) để giúp trứng trưởng thành nhanh hơn và đưa trứng vào một quá trình quan trọng được gọi là giảm phân (khi trứng giải phóng một nửa số nhiễm sắc thể trước khi rụng). Mặc dù bước này giúp kích thích trứng rụng nhưng có thể khiến buồng trứng tăng kích thước và rò rỉ dịch vào bụng. Đôi khi, lượng dịch bị rò rỉ ra khá lớn.

Trong chu kỳ kinh nguyệt tự nhiên, buồng trứng thường chỉ phóng đi một trứng trưởng thành mỗi tháng. Nhưng khi thụ tinh trong ống nghiệm thì phải làm cho nhiều trứng cùng trưởng thành để tăng tỷ lệ thành công. Tuy nhiên, khi bị kích thích quá mức thì sẽ lại gây ra vấn đề không mong muốn, đó là hội chứng quá kích buồng trứng.

Hội chứng quá kích buồng trứng cũng có thể phát sinh sau khi tiêm hormone hoặc thậm chí dùng các loại thuốc kích trứng đường uống như Clomid trong quá trình thụ tinh nhân tạo (intrauterine insemination – IUI) nhưng khả năng xảy ra thấp hơn so với khi thụ tinh trong ống nghiệm. Những loại thuốc này cũng được sử dụng để thúc đẩy sự sản xuất trứng và phóng trứng trưởng thành từ buồng trứng

Và cũng có một số những trường hợp mà hội chứng quá kích buồng trứng xảy ra dù không hề thực hiện các biện pháp hỗ trợ sinh sản nhưng điều này là rất hiếm.

Các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố làm tăng nguy cơ xảy ra hội chứng quá kích buồng trứng gồm có hội chứng buồng trứng đa nang hay có số lượng nang trứng lớn. Những phụ nữ dưới 35 tuổi cũng có nguy cơ cao bị biến chứng này.

Ngoài ra còn có các yếu tố nguy cơ khác như:

  • Từng bị hội chứng quá kích buồng trứng trước đây
  • Chuyển phôi tươi thay vì chuyển phôi đông lạnh
  • Có nồng độ estrogen ở mức cao trong quá trình thụ tinh trong ống nghiệm
  • Tiêm thuốc kích thích buồng trứng liều cao
  • Chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp

Dấu hiệu của hội chứng quá kích buồng trứng

Có rất nhiều thay đổi xảy ra với cơ thể người phụ nữ trong quá trình tiến hành phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Rất khó nhận biết những thay đổi này chỉ là cảm giác khó chịu thông thường hay là dấu hiệu của một vấn đề bất ổn. Hầu hết các trường hợp bị hội chứng quá kích buồng trứng đều chỉ ở mức độ nhẹ và có những dấu hiệu, triệu chứng như:

  • Đau bụng dưới
  • Đầy hơi, chướng bụng
  • Các vấn đề về tiêu hóa như buồn nôn, nôn, tiêu chảy
  • Khó chịu xung quanh khu vực buồng trứng
  • Bụng to lên

Các hiện tượng này thường bắt đầu xuất hiện khoảng từ 1 đến 2 tuần sau khi tiêm thuốc. Tuy nhiên, cơ thể mỗi người đều khác, có người bị sớm hơn và cũng có người bị muộn hơn.

Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng ở mỗi người cũng không giống nhau và có thể thay đổi theo thời gian. Khi bị hội chứng quá kích buồng trứng nghiêm trọng thì sẽ có những dấu hiệu như:

  • Tăng cân nhanh chóng (1kg trở lên trong vòng một ngày hoặc 5kg trong 3 đến 5 ngày)
  • Đau bụng dữ dội
  • Buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy kéo dài dai dẳng
  • Ra máu kèm các cục máu đông
  • Giảm lượng nước tiểu
  • Khó thở
  • Bụng phình lớn

Cần phải đến bệnh viện ngay khi có phát hiện thấy các dấu hiệu bất thường và có các yếu tố nguy cơ hội chứng quá kích buồng trứng. Nếu nghiêm trọng thì sẽ cần phải can thiệp điều trị ngay lập tức để tránh xảy ra biến chứng.

Điều trị hội chứng quá kích buồng trứng

Hội chứng quá kích buồng trứng mức độ nhẹ thường tự khỏi sau khoảng một tuần đến 10 ngày. Nếu như mang thai thành công thì các triệu chứng sẽ kéo dài lâu hơn một chút, có thể lên đến vài tuần.

Trong thời gian chờ buồng trứng trở về bình thường thì có thể dùng thuốc giảm đau để khắc phục các triệu chứng khó chịu.

Ngoài ra sẽ cần:

  • Uống nhiều nước
  • Tái khám định kỳ
  • Theo dõi cân nặng và vòng eo hàng ngày để kiểm tra các thay đổi
  • Đo lượng nước tiểu mỗi ngày
  • Xét nghiệm máu để theo dõi tình trạng mất nước, mất cân bằng điện giải và các vấn đề khác

Những phụ nữ bị hội chứng quá kích buồng trứng nghiêm trọng sẽ phải nhập viện để điều trị. Nếu không được điều trị thì sẽ rất nguy hiểm và thậm chí còn có thể dẫn đến tử vong.

Tại bệnh viện, bệnh nhân sẽ được truyền nước và dùng thuốc làm loãng máu để ngăn ngừa hình thàn cục máu đông.

Có thể sẽ cần chọc hút dịch - một thủ thuật để loại bỏ dịch thừa tích tụ trong ổ bụng. Bác sĩ sẽ kê thuốc cabergoline để giảm bớt các triệu chứng hoặc các loại thuốc khác như thuốc đối vận Gn-RH hay letrozole (Femara) để ức chế hoạt động của buồng trứng.

Nếu cần thiết thì sẽ cần hoãn lại thời điểm chuyển phôi theo lịch đã định, có nghĩa là bỏ qua chu kỳ điều trị hiện tại. Có thể đông lạnh phôi để chuyển khi đã điều trị khỏi.

Các biến chứng

Hội chứng quá kích buồng trứng nghiêm trọng rất hiếm khi xảy ra nhưng một khi xảy ra thì có thể dẫn đến các biến chứng như:

  • Tích nước ở bụng và đôi khi cả ở lồng ngực
  • Rối loạn điện giải (natri, kali và các chất khác)
  • Hình thành cục máu đông trong các mạch máu lớn, thường là ở chân
  • Suy thận
  • Xoắn buồng trứng
  • Vỡ u nang buồng trứng, có thể dẫn đến chảy máu ồ ạt
  • Các vấn đề về hô hấp
  • Sảy thai
  • Tử vong

Phòng ngừa hội chứng quá kích buồng trứng

Có nhiều cách để giảm nguy cơ xảy ra hội chứng quá kích buồng trứng:

  • Điều chỉnh liều lượng thuốc: Liều thấp hơn vẫn có thể kích thích sự sản xuất và trưởng thành/ phóng trứng mà không kích thích buồng trứng quá mức.
  • Dùng thêm thuốc: Một số loại thuốc, ví dụ như aspirin liều thấp hoặc thuốc đồng vận dopamine, có tác dụng ngăn ngừa hội chứng quá kích buồng trứng. Ngoài ra cũng có thể cần truyền canxi. Những phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang sẽ cần dùng thuốc metformin trong chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm.
  • Nếu nồng độ estrogen ở mức cao hoặc nếu phát triển nhiều nang trứng thì sẽ cần ngừng tiêm thuốc và chờ một vài ngày.
  • Không tiêm hCG: Một số trường hợp sẽ cần dùng đến các cách khác để kích thích giải phóng trứng. Leuprolide là một chất thay thế cho hCG và có thể ngăn ngừa quá kích buồng trứng.
  • Đông lạnh phôi: Tất cả các nang trứng (cả trưởng thành và chưa trưởng thành) được đông lạnh để có thể chuyển phôi vào một chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm khác sau này khi cơ thể đã sẵn sàng.

Bệnh nhân sẽ được theo dõi sát sao trong suốt quá trình để tránh xảy ra những vấn đề không mong muốn. Một số phương pháp được thực hiện để theo doi gồm có xét nghiệm máu (để kiểm tra nồng độ hormone) và siêu âm (để kiểm tra tất cả những nang trứng đang phát triển).

Tóm tắt bài viết

Phần lớn các trường hợp bị hội chứng quá kích buồng trứng đều chỉ ở mức độ nhẹ và cũng có nhiều biện pháp để ngăn ngừa biến chứng này.

Nếu như bị hội chứng quá kích buồng trứng thì cần theo dõi các triệu chứng. Nếu nhẹ thì sẽ tự khỏi sau một vài tuần. Những trường hợp nghiêm trọng sẽ cần phải điều trị tại bệnh viện. Bất cứ khi nào cảm thấy có dấu hiệu bất ổn thì cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Hiểu và điều trị triệu chứng đau do ung thư buồng trứng
Hiểu và điều trị triệu chứng đau do ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng được cho là một trong những “kẻ giết người thầm lặng” vì nhiều phụ nữ không có bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi bệnh di căn (lan đến những khu vực, bộ phận khác trong cơ thể).

5 cách cải thiện chất lượng cuộc sống sau điều trị ung thư buồng trứng
5 cách cải thiện chất lượng cuộc sống sau điều trị ung thư buồng trứng

Các phương pháp điều trị ung thư buồng trứng có thể ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, bằng những điều chỉnh đơn giản trong cuộc sống hàng ngày, bệnh nhân sẽ có thể dần dần cải thiện chất lượng cuộc sống và lấy lại sự cân bằng.

Cách khắc phục rụng tóc do hội chứng buồng trứng đa nang
Cách khắc phục rụng tóc do hội chứng buồng trứng đa nang

Ở một số người, hội chứng buồng trứng đa nang gây mọc lông ở mặt và những vị trí không mong muốn trên cơ thể nhưng nhiều người khác lại bị tình trạng rụng tóc và mỏng tóc.

Điều trị buồng trứng đa nang bằng phương pháp tự nhiên
Điều trị buồng trứng đa nang bằng phương pháp tự nhiên

Mặc dù hiện chưa có cách chữa trị khỏi hội chứng buồng trứng đa nang nhưng có thể kiểm soát các triệu chứng bệnh bằng nhiều biện pháp khác nhau. Ngoài dùng thuốc, người bệnh có thể thử một số phương pháp tự nhiên.

Teo Âm Đạo Sau Mãn Kinh: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Teo Âm Đạo Sau Mãn Kinh: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Teo âm âm đạo sau mãn kinh có những triệu chứng như thế nào ở chị em. Cách điều trị vấn đề này ra sao. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây