1

Tại sao bệnh tiểu đường gây táo bón?

Táo bón là một vấn đề thường gặp ở người mắc bệnh tiểu đường. Tại sao bệnh tiểu đường lại gây táo bón và làm thế nào để khắc phục?
Tại sao bệnh tiểu đường gây táo bón? Tại sao bệnh tiểu đường gây táo bón?

Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến tất cả các hệ thống trong cơ thể và dẫn đến nhiều biến chứng nếu không được điều trị. Một số biến chứng của bệnh tiểu đường có thể dễ dàng phòng tránh hoặc kiểm soát bằng cách duy trì đường huyết trong phạm vi khỏe mạnh.

Có nhiều cách để điều trị bệnh tiểu đường nhưng mục đích chung đều là để kiểm soát lượng đường trong máu, từ đó giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng về tim mạch, thận, não và các cơ quan khác.

Bệnh tiểu đường còn có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và dẫn đến nhiều vấn đề khác nhau, trong đó có táo bón. Cùng tìm hiểu lý do tại sao và làm thế làm để điều trị táo bón do tiểu đường.

Mức độ phổ biến

Táo bón được định nghĩa là đại tiện dưới 3 lần một tuần hoặc đại tiện khó khăn, phân khô cứng, phải rặn mạnh và mỗi lần đại tiện mất nhiều thời gian. Táo bón gây khó chịu và thậm chí là đau đớn.

Một nghiên cứu cho thấy táo bón xảy ra phổ biến hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường so với người không mắc. (1) Ước tính khoảng 60% người bệnh tiểu đường thường xuyên bị táo bón.

Tại sao bệnh tiểu đường gây táo bón?

Bệnh tiểu đường có đặc trưng là lượng đường trong máu cao. Theo thời gian, lượng đường trong máu cao sẽ gây tổn thương các dây thần kinh và dẫn đến bệnh thần kinh đái tháo đường. Đây là một biến chứng về lâu dài của cả tiểu đường type 1 và type 2. Tổn thương các dây thần kinh kiểm soát đường tiêu hóa có thể dẫn đến táo bón, tiêu chảy và đại tiện không tự chủ.

Việc kiểm soát lượng đường trong máu kém trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ và tần suất táo bón.

Ngoài các yếu tố về lối sống và bệnh lý thần kinh, nguyên nhân gây táo bón ở người bệnh tiểu đường còn có thể là do thuốc. Một số loại thuốc mà người bệnh sử dụng có thể làm giảm nhu động ruột và dẫn đến táo bón. Nếu thường xuyên bị táo bón, hãy hỏi bác sĩ xem liệu nguyên nhân có phải do loại thuốc đang dùng hay không.

Điều trị táo bón

Các phương pháp điều trị tự nhiên

Nên bắt đầu điều trị táo bón bằng các phương pháp tự nhiên, chẳng hạn như ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước hơn và tăng cường hoạt động thể chất. Tất cả những cách này đều sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.

Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây táo bón là do một vấn đề tiềm ẩn, chẳng hạn như kiểm soát đường huyết kém thì các giải pháp tự nhiên nêu trên thường sẽ không mấy hiệu quả.

Thuốc nhuận tràng

Thuốc nhuận tràng là một cách hiệu quả để giảm táo bón nhưng cần thận trọng khi sử dụng. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc nhuận tràng. Một số loại thuốc nhuận tràng không nên dùng lâu dài.

Có nhiều loại thuốc nhuận tràng khác nhau như:

  • Thuốc nhuận tràng thẩm thấu (thuốc muối nhuận tràng)
  • Thuốc làm mềm phân
  • Thuốc nhuận tràng tạo khối
  • Thuốc nhuận tràng bôi trơn

Kiểm soát lượng đường trong máu

Trong nhiều trường hợp, kiểm soát đường huyết là giải pháp tốt nhất để khắc phục táo bón và các vấn đề khác về tiêu hóa do bệnh tiểu đường. Kiểm soát đường huyết sẽ ngăn ngừa tổn thương thần kinh – một trong những nguyên nhân dẫn đến táo bón. Để duy trì mức đường huyết ổn định trong phạm vi khỏe mạnh, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống, tăng cường hoạt động thể chất và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Tóm tắt bài viết

Mặc dù táo bón là một trong những dấu hiệu cho thấy bệnh tiểu đường được kiểm soát kém nhưng cũng có thể chỉ đơn giản là do chế độ ăn có quá ít chất xơ.

Tùy vào nguyên nhân mà tình trạng táo bón có thể được khắc phục bằng nhiều cách khác nhau, từ các biện pháp đơn giản như thay đổi lối sống, chế độ ăn cho đến dùng thuốc nhuận tràng hay thuốc điều trị tiểu đường.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Bị bệnh tiểu đường có được ăn dầu dừa không?
Bị bệnh tiểu đường có được ăn dầu dừa không?

Bên cạnh việc dùng thuốc để kiểm soát mức đường huyết, những người mắc bệnh tiểu đường còn phải điều chỉnh chế độ ăn uống, chẳng hạn như hạn chế đồ ăn thức uống có đường và ăn các loại thực phẩm lành mạnh, giàu dinh dưỡng. Ngoài ra, việc lựa chọn đúng loại chất béo trong chế độ ăn cũng rất quan trọng.

10 loại thực phẩm nên tránh khi mắc bệnh thận và bệnh tiểu đường
10 loại thực phẩm nên tránh khi mắc bệnh thận và bệnh tiểu đường

Người bị bệnh thận và tiểu đường tốt nhất nên hạn chế một số chất dinh dưỡng, gồm có carb, natri, kali và phốt pho.

Các triệu chứng bệnh tiểu đường ở nam giới
Các triệu chứng bệnh tiểu đường ở nam giới

Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, gây ra các vấn đề về mắt, thận và da... Bệnh tiểu đường còn có thể dẫn đến rối loạn cương dương và các vấn đề về tiết niệu ở nam giới.

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn mít không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn mít không?

Mít là một loại trái cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Châu Á nhưng ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Mít là loại trái cây lớn với vỏ xù xì màu xanh hoặc nâu và các múi bên trong có màu vàng, vị ngọt. Múi mít có kết cấu dai nên ở một số nơi, loại quả này được những người ăn chay và thuần chay sử dụng thay cho thịt để chế biến món ăn. Tuy nhiên, ăn mít sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy nên những người bị bệnh tiểu đường cần chú ý trước khi ăn loại quả này.

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến phụ nữ như thế nào?
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến phụ nữ như thế nào?

Khi mắc bệnh tiểu đường, phụ nữ cũng gặp phải các triệu chứng giống như nam giới. Tuy nhiên, có một số triệu chứng chỉ xảy ra với phụ nữ.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây