1

Tác hại của rượu bia đối với người bị tiểu đường

Những người bị tiểu đường cần đặc biệt thận trọng khi uống rượu bia vì rượu bia có thể làm trầm trọng thêm một số biến chứng của bệnh tiểu đường. Trước hết, đồ uống có cồn ảnh hưởng đến chức năng điều hòa đường huyết của gan. Cồn còn có thể tương tác với một số loại thuốc điều trị tiểu đường. Nếu bạn có uống rượu bia, dù ít hay nhiều thì cũng phải nói với bác sĩ để được kê loại thuốc phù hợp.
Tác hại của rượu bia đối với người bị tiểu đường Tác hại của rượu bia đối với người bị tiểu đường

Dưới đây là những điều cần biết về tác động của rượu bia đến bệnh tiểu đường.

1. Rượu bia tương tác với thuốc điều trị tiểu đường

Đồ uống có cồn có thể làm tăng hoặc giảm lượng đường trong máu, tùy thuộc vào lượng tiêu thụ. Một số loại thuốc điều trị tiểu đường (gồm có sulfonylureas và meglitinide) có tác dụng làm giảm đường huyết bằng cách kích thích tuyến tụy tạo ra nhiều insulin hơn. Khi kết hợp với nhau, những tác động này của thuốc và rượu bia có thể dẫn đến hạ đường huyết hoặc “sốc insulin” – một tình trạng nguy hiểm cần phải cấp cứu.

2. Rượu bia cản trở chức năng gan

Chức năng chính của gan là tích trữ glycogen - dạng dự trữ của glucose để có thể có thể sử dụng làm năng lượng khi chúng ta không ăn uống. Khi uống rượu bia, gan sẽ phải đào thải cồn khỏi máu thay vì thực hiện chức năng bình thường là điều hòa mức đường huyết (glucose trong máu). Vì lý do này nên không được uống rượu khi đường huyết đã ở mức thấp.

3. Không uống rượu bia khi bụng đói

Thức ăn làm chậm tốc độ hấp thụ cồn vào máu. Nếu muốn uống rượu bia thì trước tiên phải ăn một chút đồ ăn có chứa carbohydrate.

4. Luôn đo đường huyết trước khi uống rượu bia

Cồn làm suy giảm khả năng sản xuất glucose của gan nên phải biết lượng glucose trong máu trước khi uống đồ uống có cồn.

5. Rượu bia có thể gây hạ đường huyết

Rượu bia làm giảm lượng đường trong máu. Điều này xảy ra ngay trong vòng vài phút sau khi uống và có thể kéo dài đến 12 tiếng sau đó. Do đó, phải luôn kiểm tra đường huyết sau khi uống rượu bia để đảm bảo đường huyết vẫn trong phạm vi an toàn. Nếu đường huyết ở mức thấp thì phải ăn một chút gì đó để tăng lượng đường trong máu.

6. Uống từ từ

Uống quá nhiều rượu bia cùng lúc có thể gây chóng mặt, buồn ngủ và mất phương hướng - các triệu chứng tương tự như hạ đường huyết. Nếu bạn bị tiểu đường thì cần báo cho những người xung quanh biết khi uống rượu để có thể can thiệp kịp thời trong trường hợp xảy ra hạ đường huyết. Khi bị hạ đường huyết, hãy ăn và/hoặc uống viên nén glucose để tăng lượng đường trong máu.

7. Biết giới hạn của bản thân

Giới hạn đồ uống có cồn đối với phụ nữ mắc bệnh tiểu đường là 01 đơn vị cồn (10 gram cồn nguyên chất) mỗi ngày và đối với nam giới là 02 đơn vị cồn/ngày. Lượng cồn nguyên chất trong mỗi loại đồ uống có cồn là khác nhau. 01 đơn vị cồn tương đương một chén rượu mạnh 30ml hoặc một ly rượu vang 125ml hoặc 270ml bia. Tùy vào tình trạng sức khỏe mà một số người cần phải kiêng rượu bia tuyệt đối.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Lợi ích và tác hại của rượu đường đối với người bị tiểu đường
Lợi ích và tác hại của rượu đường đối với người bị tiểu đường

Người bị tiểu đường có thể ăn đồ ăn chứa rượu đường nhưng vì đây là một loại carbohydrate nên người bệnh cần phải lưu ý lượng tiêu thụ.

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn mít không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn mít không?

Mít là một loại trái cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Châu Á nhưng ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Mít là loại trái cây lớn với vỏ xù xì màu xanh hoặc nâu và các múi bên trong có màu vàng, vị ngọt. Múi mít có kết cấu dai nên ở một số nơi, loại quả này được những người ăn chay và thuần chay sử dụng thay cho thịt để chế biến món ăn. Tuy nhiên, ăn mít sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy nên những người bị bệnh tiểu đường cần chú ý trước khi ăn loại quả này.

Xét nghiệm máu lúc đói có thể nguy hiểm cho những người bị tiểu đường
Xét nghiệm máu lúc đói có thể nguy hiểm cho những người bị tiểu đường

Các chuyên gia cho biết có một số điều mà người bị tiểu đường nên thực hiện trước những xét nghiệm này, gồm có điều chỉnh thuốc và ăn nhẹ.

Vắc xin phòng bệnh lao có lợi cho người bị bệnh tiểu đường
Vắc xin phòng bệnh lao có lợi cho người bị bệnh tiểu đường

Các nhà nghiên cứu cho biết vắc xin BCG giúp làm giảm đáng kể lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường type 1.

Người bị tiểu đường có được ăn trái cây không?
Người bị tiểu đường có được ăn trái cây không?

Những người bị bệnh tiểu đường type 2 cần chú ý đến lượng carbohydrate (carb) trong chế độ ăn uống. Sau khi vào cơ thể, carb trong đồ ăn thức uống sẽ được chuyển hóa thành đường và có tác động trực tiếp đến lượng đường trong máu. Hầu hết các loại trái cây đều chứa nhiều carb mà chủ yếu là ở dạng đường đơn, glucose và fructose. Vậy người bị tiểu đường có được ăn trái cây không?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây