1

Lợi ích và tác hại của rượu đường đối với người bị tiểu đường

Người bị tiểu đường có thể ăn đồ ăn chứa rượu đường nhưng vì đây là một loại carbohydrate nên người bệnh cần phải lưu ý lượng tiêu thụ.
Lợi ích và tác hại của rượu đường đối với người bị tiểu đường Lợi ích và tác hại của rượu đường đối với người bị tiểu đường

Rượu đường là gì?

Rượu đường (sugar alcohol) là một chất làm ngọt được sử dụng trong nhiều loại thực phẩm ít calo và thực phẩm dành cho người ăn kiêng. Rượu đường mang lại hương vị và kết cấu tương tự như đường. Vì thế nên rượu đường là một lựa chọn thay thế phù hợp cho những người đang muốn cắt giảm lượng đường tiêu thụ, chẳng hạn như những người mắc bệnh tiểu đường.

Vì rượu đường không được hấp thụ hoàn toàn trong quá trình tiêu hóa nên cung cấp lượng calo chỉ bằng khoảng một nửa so với đường thông thường. Thêm nữa, rượu đường ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

Rượu đường có tự nhiên trong một số loại trái cây, rau củ và cũng được sản xuất để dùng trong chế biến thực phẩm. Rượu đường xuất hiện trong danh sách thành phần của đồ ăn, thức uống dưới nhiều cái tên khác nhau như:

  • xylitol
  • sorbitol
  • maltitol
  • mannitol
  • lactitol
  • isomalt
  • erythritol
  • glycerin
  • glycerine
  • glycerol
  • hydrogenated starch hydrolysates

Mặc dù được gọi là “rượu” nhưng rượu đường hoàn toàn không chứa cồn và không gây say.

Người bị tiểu đường có thể ăn rượu đường không?

Rượu đường là một loại carbohydrate. Mặc dù ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu hơn so với đường nhưng rượu đường vẫn có thể làm tăng đường trong máu nếu như tiêu thụ quá nhiều.

Người bị tiểu đường có thể ăn đồ ăn chứa rượu đường nhưng vì đây là một loại carbohydrate nên người bệnh cần phải lưu ý lượng tiêu thụ.

Hãy đọc bảng thông tin dinh dưỡng khi mua bất kỳ loại thực phẩm đóng gói nào, kể cả các sản phẩm có ghi “không đường” (sugar-free) hoặc “không calo” (calorie-free). Trong nhiều trường hợp, “không đường” hay “không calo” chỉ đúng khi bạn ăn một khẩu phần và ăn nhiều hơn một khẩu phần vẫn sẽ làm tăng lượng carbohydrate tiêu thụ.

Tác hại của rượu đường đối với người bị tiểu đường

Vì những thực phẩm chứa rượu đường thường được dán nhãn “ít đường” hoặc “không đường” nên nhiều người cho rằng những thực phẩm này không làm tăng đường trong máu và có thể ăn thoải mái. Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh tiểu đường, việc ăn nhiều thực phẩm chứa rượu đường có thể dẫn đến tiêu thụ lượng carbohydrate vượt quá mức cho phép.

Để tránh điều này, người bệnh cần tính lượng carbohydrate và calo từ rượu đường và cộng vào tổng lượng carbohydrate tiêu thụ trong ngày.

Lợi ích của rượu đường đối với người bị tiểu đường

Đối với người bị tiểu đường, rượu đường là một lựa chọn thay thế lành mạnh hơn cho đường. Rượu đường có những lợi ích sau đây:

Ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

Cơ thể cần ít insulin hơn hoặc thậm chí không cần insulin để chuyển hóa rượu đường.

Rượu đường có ít calo hơn đường và các chất làm ngọt có hàm lượng calo cao khác.

Rượu đường không gây hại cho răng.

Mùi vị và kết cấu giống như đường mà không để lại vị khó chịu trong miệng giống như nhiều chất làm ngọt khác.

Tác dụng phụ của rượu đường

Rượu đường có thể gây ra một số tác dụng phụ ở cả những người mắc bệnh tiểu đường và người không mắc. Lý do bởi rượu đường là polyol, là một loại FODMAP (FODMAP là viết tắt của fermentable oligosaccharides, disaccharides, monosaccharides, and polyols, có nghĩa là các loại carbohydrate có thể lên men).

FODMAP là các phân tử thức ăn mà cơ thể người khó tiêu hóa. Ở một số người, ăn thực phẩm chứa rượu đường có thể gây tiêu chảy hoặc các vấn đề về tiêu hóa khác. Những triệu chứng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu ăn một lượng lớn rượu đường.

Một số tác dụng phụ của rượu đường:

  • Đau bụng hoặc cảm thấy khó chịu ở bụng
  • Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu
  • Tiêu chảy

Những lựa chọn thay thế cho rượu đường

Bị tiểu đường không có nghĩa là phải kiêng đồ ngọt hoàn toàn.

Người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn các món chứa đường miễn là không ăn nhiều và thường xuyên. Bên cạnh rượu đường, người bị tiểu đường còn có thể lựa chọn các chất làm ngọt sau đây để thay thế cho đường.

Chất làm ngọt nhân tạo

Chất làm ngọt nhân tạo có thể được sản xuất từ nguyên liệu tổng hợp hoặc được làm từ đường thông thường thông qua một quy trình hóa học. Vì chất làm ngọt nhân tạo không chứa calo và chất dinh dưỡng nên còn được gọi là chất làm ngọt không dinh dưỡng (nonnutritive sweetener).

Chất làm ngọt nhân tạo có độ ngọt cao hơn nhiều so với đường tự nhiên. Chất làm ngọt nhân tạo thường được sử dụng trong những loại thực phẩm ít calo và cũng được sản xuất dưới dạng các gói nhỏ để mọi người có thể mua về và sử dụng.

Chất làm ngọt nhân tạo không phải là carbohydrate và không làm tăng lượng đường trong máu.

Một số chất làm ngọt nhân tạo phổ biến:

  • Saccharin: Saccharin (benzoic sulfimide) là chất làm ngọt không chứa calo đầu tiên được sử dụng. Saccharin có vị hơi đắng.
  • Aspartame: Aspartame có nguồn gốc từ axit aspartic và phenylalanine.
  • Sucralose (Splenda): Sucralose có nguồn gốc từ đường, có vị tự nhiên hơn so với saccharin và aspartame.

Chất làm ngọt có nguồn gốc thực vật

Chất làm ngọt có nguồn gốc thực vật được sản xuất từ thành phần có trong một số loài cây. Nhóm chất làm ngọt này có thể là sự kết hợp của một hoặc nhiều loại chất làm ngọt khác nhau. Một số ví dụ gồm có:

  • Stevia: Stevia hay đường cỏ ngọt là một chất làm ngọt tự nhiên có nguồn gốc từ lá của cây cỏ ngọt. Vì phải trải qua một quá trình xử lý nên đôi khi stevia cũng được gọi là chất làm ngọt nhân tạo. Stevia không có giá trị dinh dưỡng và có lượng calo thấp.
  • Tagatose: Tagatose là chất làm ngọt ít carb có nguồn gốc từ lactose (loại đường tự nhiên có trong sữa). Tagatose có lượng calo thấp. Tagatose có thể dùng để thắng làm nước màu (caramel) nên có thể được sử dụng thay cho đường trong nấu ăn và làm bánh.

Tóm tắt bài viết

Bị tiểu đường không có nghĩa là phải từ bỏ hoàn toàn đồ ngọt. Người bị tiểu đường có thể lựa chọn các loại thực phẩm chứa rượu đường thay cho đường. Rượu đường ít làm tăng lượng đường trong máu hơn.

Tuy nhiên, vì rượu đường vẫn có chứa carb và calo nên người bệnh không nên ăn nhiều. Chất làm ngọt này có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa ở một số người.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Rượu đường erythritol có an toàn cho người bị bệnh tiểu đường không?
Rượu đường erythritol có an toàn cho người bị bệnh tiểu đường không?

Erythritol là một loại rượu đường (sugar alcohol). Mặc dù tên gọi như vậy nhưng erythritol không phải một loại đường và cũng không phải rượu. Rượu đường là nhóm chất làm ngọt ít calo được sử dụng trong nhiều loại đồ ăn, thức uống khác nhau, từ kẹo cao su cho đến nước giải khát đóng chai. Erythritol có vị ngọt gần như đường và không có calo.

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn mít không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn mít không?

Mít là một loại trái cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Châu Á nhưng ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Mít là loại trái cây lớn với vỏ xù xì màu xanh hoặc nâu và các múi bên trong có màu vàng, vị ngọt. Múi mít có kết cấu dai nên ở một số nơi, loại quả này được những người ăn chay và thuần chay sử dụng thay cho thịt để chế biến món ăn. Tuy nhiên, ăn mít sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy nên những người bị bệnh tiểu đường cần chú ý trước khi ăn loại quả này.

Xét nghiệm máu lúc đói có thể nguy hiểm cho những người bị tiểu đường
Xét nghiệm máu lúc đói có thể nguy hiểm cho những người bị tiểu đường

Các chuyên gia cho biết có một số điều mà người bị tiểu đường nên thực hiện trước những xét nghiệm này, gồm có điều chỉnh thuốc và ăn nhẹ.

Vắc xin phòng bệnh lao có lợi cho người bị bệnh tiểu đường
Vắc xin phòng bệnh lao có lợi cho người bị bệnh tiểu đường

Các nhà nghiên cứu cho biết vắc xin BCG giúp làm giảm đáng kể lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường type 1.

Người bị tiểu đường có được ăn trái cây không?
Người bị tiểu đường có được ăn trái cây không?

Những người bị bệnh tiểu đường type 2 cần chú ý đến lượng carbohydrate (carb) trong chế độ ăn uống. Sau khi vào cơ thể, carb trong đồ ăn thức uống sẽ được chuyển hóa thành đường và có tác động trực tiếp đến lượng đường trong máu. Hầu hết các loại trái cây đều chứa nhiều carb mà chủ yếu là ở dạng đường đơn, glucose và fructose. Vậy người bị tiểu đường có được ăn trái cây không?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây