Suy sinh dục: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Nội dung chính của bài viết:
- Suy (tuyến) sinh dục hay giảm năng tuyến sinh dục (hypogonadism) là tình trạng mà các tuyến sinh dục sản sinh quá ít hoặc không sản sinh hormone giới tính.
- Có hai loại suy dinh dục là suy sinh dục nguyên phát và suy sinh dục thứ phát.
- Suy sinh dục nguyên phát xảy ra khi cơ thể không có đủ lượng hormone giới tính do một vấn đề xảy ra trực tiếp trong tuyến sinh dục.
- Suy dinh dục thứ pháp là do vùng dưới đồi và tuyến yên – hai khu vực kiểm soát chức năng của tuyến sinh dục - không hoạt động bình thường.
- Triệu trứng suy sinh dục ở nữ gồm có: kinh nguyệt không đều, ngực kém phát triển, bốc hỏa, rụng tóc, giảm ham muốn, vú tiết sữa dù không sinh nở.
- Suy sinh dục ở nam giới gồm có các triệu chứng: rụng tóc, giảm khối cơ, ngực phát triển bất thường, dương vật và tinh hoàn kém phát triển, rối loạn cương dương, loãng xương, giảm ham muốn, mệt mỏi, khó tập trung...
- Trong phần lớn các trường hợp thì suy sinh dục là một vấn đề mãn tính cần điều trị suốt đời, chỉ trừ khi nguyên nhân là do một bệnh lý có thể điều trị dứt điểm.
Suy sinh dục là gì?
Suy (tuyến) sinh dục hay giảm năng tuyến sinh dục (hypogonadism) là tình trạng mà các tuyến sinh dục sản sinh quá ít hoặc không sản sinh hormone giới tính. Ở nam giới, các tuyến sinh dục nằm chủ yếu ở tinh hoàn và ở phụ nữ, các tuyến này nằm chủ yếu ở buồng trứng. Hormone giới tính có vai trò hình thành và kiểm soát các đặc điểm về giới, chẳng hạn như sự phát triển mô vú ở phụ nữ, sự phát triển tinh hoàn ở nam giới hay sự mọc lông mu. Hormone giới tính còn còn có ảnh hưởng lớn đến chu kỳ kinh nguyệt ở nữ và sự sản xuất tinh trùng ở nam giới.
Ở nam giới, suy sinh dục xảy ra khi nồng độ testosterone trong máu ở mức thấp và còn được gọi là mãn dục nam.
Trong hầu hết các trường hợp, vấn đề này có thể dễ dàng được khắc phục bằng phương pháp điều trị thích hợp.
Các loại suy sinh dục
Có hai loại suy dinh dục là suy sinh dục nguyên phát và suy sinh dục thứ phát.
Suy sinh dục nguyên phát
Suy sinh dục nguyên phát xảy ra khi cơ thể không có đủ lượng hormone giới tính do một vấn đề xảy ra trực tiếp trong tuyến sinh dục. Trong những trường hợp này, tuyến sinh dục vẫn nhận được tín hiệu báo sản xuất hormone từ não bộ nhưng lại không thể thực hiện chức năng như bình thường.
Suy sinh dục thứ phát
Trong những trường hợp suy sinh dục thứ phát, vấn đề đến từ não bộ. Cụ thể, khi bị loại suy sinh dục này thì vùng dưới đồi và tuyến yên – hai khu vực kiểm soát chức năng của tuyến sinh dục - không hoạt động bình thường.
Các nguyên nhân gây suy sinh dục
Các nguyên nhân gây suy sinh dục nguyên phát gồm có:
- Các bệnh tự miễn, chẳng hạn như bệnh Addison và suy tuyến cận giáp
- Các rối loạn di truyền, ví dụ như hội chứng Turner và hội chứng Klinefelter
- Nhiễm trùng nặng, đặc biệt là viêm tinh hoàn sau quai bị
- Bệnh gan và thận
- Tinh hoàn ẩn hay tinh hoàn lạc chỗ
- Thừa sắt – tình trạng mà cơ thể hấp thụ quá nhiều chất sắt
- Tiếp xúc với bức xạ, ví dụ như phương pháp xạ trị để điều trị ung thư
- Từng phẫu thuật ở cơ quan sinh dục
Suy sinh dục thứ phát có thể là do các nguyên nhân dưới đây gây nên:
- Các rối loạn di truyền, chẳng hạn như hội chứng Kallmann (vùng dưới đồi phát triển bất thường)
- Các bệnh nhiễm trùng, bao gồm cả HIV
- Rối loạn tuyến yên
- Các bệnh lý viêm, gồm có bệnh sarcoidosis, bệnh lao hay bệnh mô bào
- Béo phì
- Giảm cân quá nhanh
- Thiếu hụt dinh dưỡng
- Sử dụng steroid hoặc thuốc giảm đau nhóm opioid
- Từng phẫu thuật não
- Tiếp xúc với bức xạ
- Tổn thương tuyến yên hoặc vùng dưới đồi
- Có khối u ở trong hoặc gần tuyến yên
Các triệu chứng của suy sinh dục
Các triệu chứng của suy sinh dục ở nữ gồm có:
- Kinh nguyệt không đều
- Ngực kém phát triển hoặc không phát triển
- Bốc hỏa
- Rụng tóc
- Giảm ham muốn tình dục
- Vú tiết sữa dù không sinh nở
Các triệu chứng của suy sinh dục ở nam giới gồm có:
- Rụng tóc
- Giảm khối cơ
- Ngực phát triển bất thường
- Dương vật và tinh hoàn kém phát triển
- Rối loạn cương dương
- Loãng xương
- Suy giảm ham muốn tình dục
- Giảm chức năng sinh sản, vô sinh
- Cơ thể mệt mỏi
- Bốc hỏa
- Khó tập trung
Chẩn đoán suy sinh dục bằng cách nào?
Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng để kiểm tra các dấu hiệu về thể chất như khối cơ, mức độ mọc lông trên cơ thể và sự phát triển của các cơ quan sinh dục. Ngoài ra sẽ còn thực hiện thêm các phương pháp kiểm tra, chẩn đoán khác là xét nghiệm máu và chẩn đoán hình ảnh.
Xét nghiệm hormone trong máu
Nếu sau khi thăm khám lâm sàng mà bác sĩ nghi ngờ suy sinh dục thì sẽ cần làm xét nghiệm đo nồng độ hormone giới tính. Bạn sẽ cần xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ của hormone kích thích nang trứng (FSH) và hormone luteinizing. Tuyến yên là nơi sản sinh ra các hormone sinh sản này.
Đối với nữ thì sẽ cần kiểm tra nồng độ estrogen còn đối với nam thì sẽ cần kiểm tra nồng độ testosterone. Quá trình lấy máu thường được thực hiện vào buổi sáng khi nồng độ hormone ở mức cao nhất. Nếu là nam thì bác sĩ có thể còn yêu cầu phân tích tinh dịch để kiểm tra số lượng tinh trùng vì suy sinh dục có thể làm giảm số lượng tinh trùng.
Đôi khi sẽ cần xét nghiệm máu nhiều lần để xác nhận chẩn đoán và loại trừ các vấn đề tiềm ẩn khác.
Nồng độ sắt có thể ảnh hưởng đến mức hormone giới tính. Vì lý do này nên sẽ cần kiểm tra cả nồng độ sắt trong máu. Nồng độ sắt trong máu cao là dấu hiệu chỉ ra bệnh thừa sắt – một nguyên nhân gây suy sinh dục.
Có thể sẽ phải đo cả mức prolactin. Đây là một loại hormone thúc đẩy sự phát triển mô vú và sản xuất sữa mẹ ở phụ nữ, nhưng hormone này có mặt ở cả nam giới.
Trong quá trình xét nghiệm máu sẽ cần kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp. Các vấn đề về tuyến giáp có thể gây ra các triệu chứng tương tự như suy sinh dục.
Chẩn đoán hình ảnh
Ngoài xét nghiệm máu, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh cũng giúp ích trong việc phát hiện tình trạng suy sinh dục. Phương pháp siêu âm sẽ tạo ra hình ảnh của buồng trứng và cho phép kiểm tra xem có vấn đề gì bất thường hay không, ví dụ như u nang buồng trứng và hội chứng buồng trứng đa nang.
Ngoài ra có thể sẽ cần chụp cộng hưởng từ MRI hoặc chụp cắt lớp vi tính CT scan để phát hiện khối u trong tuyến yên nếu có.
Các phương pháp điều trị suy sinh dục
Điều trị suy sinh dục ở nữ giới
Đối với nữ giới thì quá trình điều trị sẽ tập trung vào mục đích tăng lượng hormone giới tính nữ. Với những trường hợp đã phẫu thuật cắt tử cung thì bước điều trị đầu tiên thường là liệu pháp estrogen. Có nhiều dạng liệu pháp estrogen khác nhau như dạng miếng dán hay dạng thuốc đường uống và đều có tác dụng bổ sung hormone cho cơ thể.
Vì nồng độ estrogen tăng có thể làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung nên thường những người vẫn còn tử cung sẽ cần kết hợp estrogen và progesterone. Progesterone giúp làm giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung trong quá trình sử dụng estrogen.
Ngoài liệu pháp estrogen thì còn có các phương pháp điều trị khác nhắm đến các triệu chứng cụ thể của tình trạng suy sinh dục. Nếu bị giảm ham muốn tình dục thì sẽ cần bổ sung testosterone liều thấp. Nếu vấn đề là có kinh nguyệt không đều hoặc khó thụ thai thì bác sĩ sẽ chỉ định tiêm hormone choriogonadotropin của người hoặc dùng thuốc chứa FSH (hormone kích thích nang trứng hay kích noãn bào tố) để kích hoạt sự rụng trứng.
Điều trị suy sinh dục ở nam giới
Testosterone là hormone giới tính nam và tình trạng suy sinh dục nam xảy ra khi nồng độ loại hormone này bị suy giảm. Liệu pháp thay thế testosterone là một phương pháp được sử dụng phổ biến để điều trị chứng suy sinh dục ở nam giới. Liệu pháp này có nhiều dạng khác nhau như:
- Dạng tiêm
- Dạng miếng dán
- Dạng gel bôi
- Dạng viên
Ngoài ra có thể cần tiêm hormone giải phóng FSH và LH (GnRH - Gonadotropin releasing hormone) để kích hoạt quá trình dậy thì hoặc tăng sản xuất tinh trùng.
Điều trị suy sinh dục ở cả nam và nữ
Nếu nguyên nhân gây suy sinh dục là do có khối u hình thành ở tuyến yên thì phác đồ điều trị cho cả nam và nữ là như nhau. Trong những trường hợp này, mục đích điều trị là thu nhỏ hoặc loại bỏ khối u và có những phương pháp như:
- Xạ trị
- Dùng thuốc
- Phẫu thuật
Triển vọng về lâu dài
Trong phần lớn các trường hợp thì suy sinh dục là một vấn đề mãn tính cần điều trị suốt đời, chỉ trừ khi nguyên nhân là do một bệnh lý có thể điều trị dứt điểm. Khi ngừng điều trị, nồng độ hormone giới tính sẽ giảm và các triệu chứng sẽ lại tái phát.
Đa số phụ nữ đều đã từng bị giảm hứng thú đối với “chuyện ấy” vào một số thời điểm nhất định trong đời
Đi tiểu trong khi quan hệ tình dục do những nguyên nhân nào? Có cách nào điều trị hay giải quyết vấn đề này không. Tất cả có trong bài viết này, hãy theo dõi những chia sẻ của chuyên gia nhé!
Nồng độ testosterone ở nam giới sẽ giảm đi tự nhiên theo tuổi tác. Tuy nhiên, ở một số người, mức testosterone lại sụt giảm quá thấp và gây ra các triệu chứng bất thường
Xuất tinh muộn là một vấn đề phổ biến ở nam giới và do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên.
Xuất tinh sớm có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, từ các phương đơn giản có thể tự thực hiện tại nhà cho đến các loại thuốc kê đơn và các kỹ thuật can thiệp.