1

Sử dụng oxy cao áp điều trị vết thương mạn tính - Bộ y tế 2013

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

I. KHÁI NIỆM

  • Oxy cao áp là một liệu pháp điều trị bệnh tương đối phổ biến ở các nước tiên tiến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Oxy cao áp được áp dụng để điều trị nhiều bệnh nội, ngoại khoa khác nhau.
  • Trong điều trị vết thương mạn tính, oxy cao áp có tác dụng làm giảm viêm, giảm nề, giảm tiết dịch, kích thích biểu mô hóa giúp vết thương bỏng nhanh liền. Oxy cao áp còn làm tăng nồng độ oxy tổ chức tổn thương, do đó góp phần thúc đẩy quá trình tái tạo và biểu mô hóa.

II. CHỈ ĐỊNH

Vết thương mạn tính

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Tiền sử có cơn động kinh, tăng huyết áp, có các nang, hang, abces ở phổi.
  • Tắc vòi eustach, polip mũi, viêm tai, mũi, họng nặng, viêm phổi hai bên, tràn khí, tràn dịch màng phổi.
  • Chứng sợ khoang kín, mẫn cảm với oxy, khi đang dùng thuốc tại chỗ Sunfamylon.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bác sĩ chuyên khoa bỏng, chuyên khoa vật lý trị liệu được đào tạo về oxy cao áp.

2. Phương tiện

Buồng oxy cao áp đơn (giành cho một người bệnh), các trang thiết bị an toàn kèm theo.

3. Người bệnh

  • Hồ sơ bệnh án và các xét nghiệm liên quan
  • Giải thích cho người bệnh biết ý nghĩa phương pháp điều trị và những vấn đề gặp phải trong quá trình điều trị để người bệnh hợp tác tốt với thầy thuốc.
  • Thay băng làm sạch vết bỏng, đắp gạc tẩm nước muối sinh lý lên vết thương.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Thay băng theo quy trình. Sau khi thay băng, người bệnh được đưa xuống phòng điều trị bằng oxy cao áp.

- Người bệnh được đo mạch, nhiệt độ, huyết áp.

- Người bệnh thay quần áo, khử bỏ tĩnh điện bằng dụng cụ chuyên dùng.

- Quy trình có thể khác nhau với mỗi loại máy khác nhau, tuy nhiên cơ bản gồm một số bước sau:

  • Đặt thông số cho mỗi người bệnh: áp suất, thời gian, nhiệt độ, nồng độ oxy Người bệnh được đưa vào buồng oxy cao áp
  • Đóng cửa buồng
  • Dùng oxy 100% nén từ từ vào buồng để nâng áp suất của buồng lên mức mong muốn (thông thường 150 kpa, dao động khoảng 120 - 160 kpa, tùy thuộc đáp ứng của từng người bệnh). Thời gian nén khoảng 5- 7 -10 phút.
  • Duy trì áp suất mong muốn khoảng 50 phút.
  • Sau đó, giảm áp lực từ từ trong buồng oxy cao áp cho bằng áp suất bên ngoài, thời gian giảm áp suất khoảng 5 - 7 - 10 phút.
  • Đưa người bệnh ra khỏi buồng oxy cao áp, đo lại mạch, nhiệt độ, huyết áp.
  • Liệu trình điều trị oxy cao áp khoảng 1 lần/ngày, trong khoảng 7-10 ngày

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

  • Người bệnh sợ hãi, đặc biệt với hệ thống máy oxy cao áp có lồng thủy tinh kín hoặc lồng sắt: giải thích, động viên để người bệnh an tâm, hợp tác điều trị.
  • Ngộ độc oxy: hiếm gặp. Cần tuân thủ chặt chẽ quy trình thao tác, kiểm soát áp lực nồng độ oxy chính xác.
  • Người bệnh có thể vã mồ hôi khi mới vào buồng: hay gặp ở buồng oxy cao áp chưa có hệ thống điều hòa trong buồng. Khi người bệnh ra khỏi buồng: sẽ hết tình trạng này.
  • Người bệnh có cảm giác ù tai, đau tai: hướng dẫn cách cân bằng áp lực trước khi vào buồng oxy cao áp.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Sử dụng thuốc tạo màng điều trị vết thương bỏng nông - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Sử dụng các sản phẩm dạng dung dịch từ nuôi cấy tế bào để điều trị vết thương, vết bỏng - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Thay băng điều trị vết thương mạn tính - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Hút áp lực âm (V.A.C) liên tục trong 24 giờ điều trị vết thương mạn tính - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Hút áp lực âm (V.A.C) liên tục trong 48 giờ điều trị vết thương mạn tính - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 201

Tin liên quan
7 tác dụng phụ thường gặp của thuốc điều trị rối loạn cương dương
7 tác dụng phụ thường gặp của thuốc điều trị rối loạn cương dương

Rối loạn cương dương, hay còn được gọi là bất lực, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tình dục cũng như là chất lượng cuộc sống của nam giới. Có nhiều loại thuốc để điều trị vấn đề này nhưng đa số đều có đi kèm tác dụng phụ.

Bao cao su chứa chất diệt tinh trùng có hiệu quả hơn bao cao su thường không?
Bao cao su chứa chất diệt tinh trùng có hiệu quả hơn bao cao su thường không?

Bao cao su là một biện pháp kiểm soát sinh sản và hiện nay có rất nhiều loại bao cao su khác nhau, trong đó một số loại có sẵn chất diệt tinh trùng. Chất diệt tinh trùng thường được sử dụng phổ biến nhất trong bao cao su là nonoxynol-9.

Những điều cần biết khi dừng các biện pháp tránh thai
Những điều cần biết khi dừng các biện pháp tránh thai

Nếu bạn đang nghĩ đến việc cố gắng mang thai sớm, thì đây là một vài điều bạn cần biết về việc dừng các biện pháp tránh thai.

Tiêm PRP trong điều trị rối loạn cương dương: Hiệu quả và tác dụng phụ
Tiêm PRP trong điều trị rối loạn cương dương: Hiệu quả và tác dụng phụ

Liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu hiện nay được ứng dụng vào nhiều mục đích khác nhau, bao gồm cả điều trị chứng rối loạn cương dương.

Insulin thường (insulin người) dạng dung dịch tiêm dưới da
Insulin thường (insulin người) dạng dung dịch tiêm dưới da

Insulin thường (insulin người) dạng dung dịch tiêm dưới da kê đơn được kết hợp cùng với chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục để kiểm soát tình trạng đường trong máu cao do bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bị bệnh da liễu mạn tính có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1178 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Dùng thuốc kháng vi rút như Tamiflu để điều trị cúm ở bà bầu có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  815 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi dùng thuốc kháng vi rút như Tamiflu để điều trị cúm ở bà bầu có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bé thường chảy nước mắt khi bị cảm lạnh, điều này có bình thường không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3120 lượt xem

Bé nhà tôi thường chảy nước mắt khi bị cảm lạnh. Tôi phải làm gì để khắc phục tình trạng này, thưa bác sĩ?

Bộ phận sinh dục của con tôi bị sưng lên, điều này có bình thường không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  759 lượt xem

Thưa bác sĩ, bé nhà tôi vừa sinh được 2 tuần. Tuy nhiên, bộ phận sinh dục của cháu cứ bị sưng lên, điều này có bình thường không vậy bác sĩ?

Bé 7 tháng 7 ngày nặng 8kg khó ngủ và hay tỉnh giấc về đêm có cân điều chỉnh lịch sinh hoạt cho hợp lý hơn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  949 lượt xem

Em sinh bé trai nặng 3,7kg. Hiện giờ bé được 7 tháng 7 ngày và nặng 8kg, dài 67,7kg. Bé bú sữa mẹ kết hợp sữa công thức. 4 tháng đầu trộm vía bé ăn ngoan, ngủ ngoan. Nhưng đến tháng thứ 5 bé biếng bú và ít ngủ hẳn đi. Đến nay 7 tháng thì bé ăn 2 bữa bột và 2 bữa sữa. Mỗi bữa tầm 80ml sữa, nhưng ngủ mới chịu bú, thức là bé không bú bình. Đút thìa cũng nhè ra. Em đã thay đổi 3 loại sữa là meiji, morinaga, nan mà vẫn không thay đổi. Cả ngày mà bỉm của bé vẫn nhẹ tênh, nước vàng khè. Em phải làm gì để bé có thể ti bình lúc thức ạ? Còn một vấn đề nữa là bé nhà em bị rụng tóc vành khăn. Từ nhỏ đến giờ bé rất khó ngủ và khi ngủ thì hay thức dậy về đêm. Khi bé được 4 tháng em cho bé đi khám thì bác sĩ cho uống Relacti Extra và kê bổ sung magie, canxi. Bé uống Relacti Extra đã dễ ngủ hơn nhưng đêm vẫn thức dậy. Em cho bé uống Relacti Extra 5 hôm là dừng vì sợ có hại cho bé. Giờ em muốn tiếp tục cho bé uống Relacti Extra trở lại được không ạ? Giờ bé vẫn đang uống ostelin loại canxi kết hợp D3. Lịch sinh hoạt của bé nhà em như sau: Sáng: 7-9h: chơi. 9-10h: ngủ và đút cho ăn 80ml sữa công thức (tỉnh dậy là không ăn). 10-11h30: chơi và tắm. 11h30: ăn dặm 150-200ml cháo. 12h30: ngủ (có hôm không ngủ) 2h-3h: canh cho uống 80ml sữa. 3h: bữa phụ hoa quả (hôm có hôm không) . 6h: ăn 150ml cháo. 9h-10h: ti mẹ. Từ lúc này là lục đục ti mẹ cả đêm và trằn trọc để ngủ. Lịch sinh hoạt của bé như này có cần điều chỉnh gì không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây