1

SINH LÝ CHUYỂN DẠ

Bài giảng sản phụ khoa Tập 1_ĐHYHN_Năm 2020

1. ĐẠI CƯƠNG

1.1. Một số định nghĩa

1.1.1. Chuyển dạ đẻ là một quá trình sinh lý làm cho thai và phân phụ của thai được đưa ra khỏi đường sinh dục của người mẹ.

Một cuộc chuyển dạ để xảy ra từ đầu tuần lễ thứ 38 (259 ngày) đến cuối tuần lễ thứ 49 (293 ngày), trung bình là 40 tuần lễ (280 ngày) gọi là đẻ đủ tháng. Khi đó thai nhi đã trưởng thành và có khả năng sống độc lập ngoài tử cung.

1.1.2. Đẻ non tháng là tình trạng gián đoạn thai nghén khi thai có thể sống được.

Chuyển dạ đẻ non xảy ra khi tuổi thai từ 28 tuần lễ (196 ngày) đến 37 tuần lễ.

1.1.3. Đẻ già tháng là hiện tượng chuyển dạ để xảy ra sau hai tuần lễ so với ngày dự kiến đẻ. Gọi là thai già tháng khi tuổi thai quá 42 tuần lễ (300 ngày).

1.1.4. Sảy thai là sự chấm dứt thai nghén trước khi thai có thể sống được. Thai nhi và rau thai bị tống ra khỏi buồng tử cung khi tuổi thai từ 6 tháng trở xuống.

  • Đẻ thường là cuộc chuyển dạ diễn ra bình thường theo sinh lý.
  • Đẻ khó là cuộc chuyển dạ đẻ mà các giai đoạn của cuộc đẻ, các thành phần tham gia vào cuộc đẻ (thai nhi đặc biệt là các đường kính của đầu thai nhi, khung chậu và phần mềm của người mẹ, cơn co tử cung...) diễn ra không bình thường, cần sự can thiệp của người thầy thuốc.

1.2. Các giai đoạn của cuộc chuyển dạ đẻ

Người ta chia diễn biến của cuộc chuyển dạ đẻ ra làm 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn I hay giai đoạn xoá mở cổ tử cung được tính từ khi bắt đầu chuyển dạ đẻ đến khi cổ tử cung mở hết. Giai đoạn này được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn Ia và giai đoạn Ib. Giai đoạn này là giai đoạn kéo dài nhất của cuộc chuyển dạ.
  • Giai đoạn II hay giai đoạn sổ thai. Giai đoạn này được tính từ khi cổ tử cung mở hết đến khi đẻ thai.
  • Giai đoạn III hay giai đoạn sổ rau. Bắt đầu từ sau khi thai sổ hoàn toàn đến khi rau sổ ra ngoài.

1.3. Động lực của cuộc chuyển dạ đẻ

  • Cơn co tử cung động lực của cuộc chuyển dạ đẻ. Nếu không có cơn co tử cung thì cuộc đẻ không xảy ra. Rối loạn co bóp của tử cung có thể làm cho cuộc chuyển dạ bị kéo dài hoặc gây các các tai biến cho người mẹ và cho thai nhi.
  • Cơn co tử cung làm thay đổi về phía người mẹ. Đó là hiện tượng xoá mở cổ tử cung, sự thành lập đoạn dưới tử cung và thay đổi ở đáy chậu trong thời kỳ sổ thai.
  • Đối với thai nhi, cơn co tử cung làm cho đầu ối được thành lập, rau thai và màng rau bong, xuống và sổ ra ngoài.

2. NGUYÊN NHÂN GÂY CHUYỂN DẠ ĐẺ

Cho đến ngày nay, cơ chế thật sự của sự phát sinh cuộc chuyển dạ đẻ còn chưa được rõ và đầy đủ. Tuy nhiên, có một số giả thuyết được đa số chấp nhận.

2.1. Prostaglandin

  • Các Prostaglandin là những chất có thể làm thay đổi hoạt tính co bóp của cơ tử cung. Sự sản xuất PGF2 và PGE2 tăng dần trong quá trình thai nghén và đạt tới giá trị cao trong nước ối, màng rụng và trong cơ tử cung vào lúc bắt đầu cuộc chuyển dạ.
  • Người ta có thể gây chuyển dạ bằng cách tiêm Prostaglandin dù thai ở bất kỳ tuổi nào.
  • Sử dụng các thuốc đối kháng với Prostaglandin có thể làm ngừng cuộc chuyển dạ.
  • Các Prostaglandin tham gia làm chín mùi cổ tử cung do tác dụng lên chất Collagene của cổ tử cung.

2.2. Estrogen và progesteron

  • Trong quá trình thai nghén, các chất estrogen tăng lên nhiều làm tăng tính kích thích các sợi cơ trơn củatử cung và tốc độ lan truyền của hoạt động điện. Cơ tử cung trở nên mẫn cảm hơn với các tác nhân gây cơn co tử cung, đặc biệt là đối với oxytocin. Estrogen làm tăng sự phát triển của lớp cơ tử cung và làm thuận lợi cho việc tổng hợp các Prostaglandin.
  • Progesteron có tác dụng ức chế với co bóp của cơ tử cung. Nồng độ progesteron giảmở cuối thời kỳ thai nghén làm thay đổi tỷ lệ Estrogen/Progesteron là tác nhân gây chuyển dạ.

2.3. Vai trò của oxytocin

  • Người ta đã xác định được có sự tăng tiết oxytocin ở thuy sau tuyến yên của người mẹ trong chuyển dạ đẻ. Các đỉnh liên tiếp nhau của oxytocin có tần số tăng lên trong quá trình chuyển dạ đẻ và đạt mức tối đa khi rặn đẻ.
  • Tuy vậy oxytocin có lẽ không đóng một vai trò quan trọng để gây chuyển dạ đẻ mà chủ yếu làlàm tăng nhanh quá trình chuyển dạ đang diễn ra.

2.4. Các yếu tố khác

  •  Sự căng giãn từ từ và quá mức của cơ tử cung và sự tăng đáp ứng với các kích thích sẽ phát sinh ra chuyển dạ đẻ. Trong lâm sàng chúng ta thấy các trường hợp đa ối, đặc biệt là đa ối cấp, đa thai và phá thai to bằng phương pháp đặt túi nước là các thí dụ minh hoạt cho sự căng giãn cơ tử cung quá mức gây chuyển dạ đẻ.
  •  Yếu tố thai nhi: thai vô sọ hoặc thiểu năng tuyến thượng thận thì thai nghén thường bị kéo dài. Ngược lại, nếu có cường thượng thận thì sẽ đẻ non.

3. CƠN CO TỬ CUNG

Cơn co tử cung là động lực của cuộc chuyển dạ đẻ. Sự co bóp của cơ tử cung là sự trượt lên nhau của các sợi actin và myosin. Năng lượng cung cấp cho mối liên kết actinmyosin là sự thuỷ phân ATP.

3.1. Các phương pháp nghiên cứu cơn co tử cung

Có nhiều phương pháp đo áp lực của cơn co tử cung:

  • Bằng tay: đặt lòng bàn tay lên bụng sản phụ và theo dõi độ dài của mỗi cơn co tử cung, khoảng cách giữa hai con co. Phương pháp này không chính xác, phụ thuộc vàochủ quan của người đo và không đánh giá chính xác cường độ cơn co tử cung.
  •  Phương pháp ghi ngoài: đặt một trong Marey ở đáy tử cung và đo áp lực của cơn co tử cung. Đơn vị tính bằng g. Phương pháp này đo được tần số và độ dàicác cơn co tử cung nhưng không đo được chính xác áp lực của cơ tử cung ở từng phần và áp lực trong buồng ối.
  •  Phương pháp ghi trong: đặt một Catheter mảnh và mềm vào buồng đi qua cổ tử cung hoặcqua thành bụng của người mẹ để đo áp lực trong buồng ổi. Phương pháp đo này được chính xác áp lực trong buồng ối, trương lực cơ bản của tử cung, tần số và cường độ cơn co tử cung. Nhược điểm của phương pháp này là không xác định được áp lực riêng từng phần của tử cung.
  •  Đặt các vi bóng (microballons) vào trong cơ tử cung ở các vị trí khác nhau của tử cung (sừng tử cung, đáy, thân, đoạn dưới tử cung...)qua thành bụng để ghi áp lực cơn co ở các vùng khác nhau của tử cung, điểm xuất phát của cơn co tử cung, thay đổi áp lực cơn co và sự lan truyền của cơn co tử cung.

3.2. Đặc điểm của cơn co tử cung

  • Áp lực cơn co tử cung được tính bằng milimét thuỷ ngân (mmHg) hoặc kolo Pascal (1mmHg = 0,133 MPa). Đơn vị Montevideo (UM) bằng tích của biên độ cơn co trung bình nhân với tần số cơn co (số cơn co trong 10 phút).
  • Trong 30 tuần đầu của thai nghén, tử cung hầu như không co bóp, hoạt động tử cung dưới 20 UM. Từ tuần thứ 30 đến tuần thứ 37, các cơn co tử cung có thể nhiều hơn, đạt tới 50 UM, không quá một cơn co trong một giờ.
  • Một hai tuần lễ trước khi chuyển dạ đẻ, tử cung có các cơn co nhẹ, mau hơn trước, áp lực từ 3-15mmHg gọi là các cơn co Hicks. Đặc điểm của cơ co Hicks là không gây đau.
  • Trương lực cơ bản của cơ tử cung bình thường ngoài cơn co, cơ tử cung vẫn trong tình trạng hơi có được gọi là trương lực cơ bản. Trung bình áp lực này là 10mmHg (5-15mmHg).

 

  • Cường độ cơn co là số đo ở thời điểm áp lực tử cung cao nhất của mỗi con co.
  • Hiệu lực cơn co tử cung là hiệu số của cường độ cơn co tử cung trừ đi trương lực cơ bản. Hiệu lực cơn co giảm khi cường độ cơn co giảm hoặc trương lực cơ bản tăng.
  • Độ dài của cơn co được tính từ thời điểm tử cung bắt đầu co bóp đến khi hết cơn co. Đơn vị tính là giây.
  • Tần số cơn co tử cung tăng dần lên trong quá trình chuyển dạ. Khi mới chuyển dạ để khoảng 10-15 phút mới có một cơn co tử cung, sau đó khoảng cách giữa cáccơnco ngắn dần lại và khi cổ tử cung mở hết thì cứ 2 phút có một cơn co.

 

3.2.1. Các hình thái cơn co tử cung

- Có 4 loại cơn co tử cung:

  • Loại 1: cơn co có dạng hình chuông, pha tăng áp lực tương xứng với pha giảm áp lực. Giữa các cơn co là thời gian nghỉ dài hay ngắn. Áp lực cơn co ở thời điểm này tương đương với trương lực cơ bản.
  • Loại 2: thường hay gặp. Cơn co loại này có đặc điểm là pha tăng áp lực thì ngắn còn pha giảm áp lực kéo dài giống hình hyperbol. Cơn co kéo dài cho tới khi bắt đầu cơn co mới, không có giai đoạn nghỉ giữa hai cơn co tử cung. Trương lực cơ bản được tính ở thời điểmngay trước khi mới bắt đầu cơn co tiếp theo.
  • Loại 3: cơn co này ngược lại với loại 2, thường gặp ở giai đoạn mới chuyển dạ đẻ. Pha tăng áp lực kéo dài, lên từ từ và pha giảm áp lực ngắn và đột ngột.
  • Loại 4: khá hiếm. Có biểu hiện sự thay đổi đều đặn của hai loại cơn co xen kẽ nhau, phân biệt bằng cường độ, độ dài và hình thái mỗi loại cơn co.

- Trong chuyển dạ đẻ thường gặp cơn co loại 1 hoặc loại 2 tăng dần lên về số lượng.

3.2.2. Đặc điểm của cơn co tử cung trong chuyển dạ đẻ

- Trong chuyển dạ đẻ, cơn co tử cung có các tính chất đặc biệt:

  •  Cơn co tử cung xuất hiện một cách tự nhiên ngoài ý muốn của sản phụ. Điểm xuất phát của cơn co tử cung nằm ở một trong hai sừng của tử cung. Thông thường chỉ có một điểm xuất phát hoạt động và khống chế điểm kia. Tất cả các cơn co tử cung đều xuất phát từ một điểm. Điểm xuất phát cơn co tử cung ở người thường ở sừng phải tử cung.
  • Cơn co tử cung có tính chu kỳ và đều đặn, sau một thời gian co bóp là một khoảng thời gian nghỉrồi lại tiếp tục vào một chu kỳ co cơ khác. Cơn co tử cung mau dần lên,khoảng cách giữa haicơn co khi mới chuyển dạ dài 15-20' sau đó ngày càng ngắn dần lại, ởcuối giai đoạn 1 khoảng cách là 2-3 phút.
  •  Cơn co tử cung dài dần ra, khi bắt đầu chuyển dạ chỉ dài 15 đến 20 giây, sau đạt tới 30-40 giây ở cuối giai đoạn xoá mở cổ tử cung. Cường độcơn co tử cung cũng tăng dần lên. Áp lực cơn co khi mới bắt đầu chuyển dạ từ 30 - 35mmHg (120UM) tăng dần lên đến 50-55 mmHg ở giai đoạn cổ tử cung mở và ở cuối giai đoạn I và trong giai đoạn sổ thai có thể lên tới 60-70mmHg, tương đương với 250 UM.
  • Cơn co tử cung gây đau. Ngưỡng đau phụ thuộc theo từng sản phụ. Khi áp lực cơn co đạt tới 25-30mmHg, sản phụ bắt đầu cảm thấy đau. Cơn đau xuất hiện sau cơn co tử cung và mất đi trước cơn co tử cung. Cơn co tử cung càng mau, càng mạnh và thời gian co bóp càng dài thì càng đau nhiều hơn. Khi có tình trạng lo lắng, sợ sệt cảm giác đau sẽ tăng lên.

 

  •  Cơn co tử cung có tính chất ba giảm: áp lực cơn co tử cung giảm dần từ trên xuống dưới. Áp lực cao nhất ở đáy tử cung rồi giảm dần xuống dưới và đến lỗ ngoài cổ tử cung thì áp lực bằng không. Thời gian co bóp của tử cung cũng giảm dần từ trên xuống dưới, ở thân tử cung co bóp dài hơn ở đoạn dưới, còn ở đoạn dưới tử cung thì thời gian co bóp dài hơn ở cổ tử cung.

- Sự lan truyền cơn co tử cung cũng theo hướng từ trên xuống dưới. Cơn co xuất phát từ sừng bên phảilan ra đáy tử cung rồi xuống đến thân tử cung, đoạn dưới và cổ tử cung. Tốc độ lan truyền cơn co 1-2cm/giây.

- Số lượng cơn co tử cung trong một cuộc chuyển dạ để thay đổi từ 70 đến 180, phụ thuộc vào số lần đẻ, đẻ dễ hay khó và chất lượng cơ tử cung.

3.3. Cơn co tử cung và cơn co thành bụng trong giai đoạn sổ thai

Trong giai đoạn hai cuộc chuyển dạ đẻ, cơn co thành bụng phối hợp với cơn co tử cung đẩy thai ra ngoài. Cơ hoành được đẩy xuống thấp trong ổ bụng, các cơ thành bụng co lại làm giảm thể tích ổ bụng. Khi thể tích ổ bụng bị giảm, áp lực của ổ bụng tăng lên ép vào đáy tử cung góp phần đẩy thai xuống. Áp lực cơn co tử cung cuối giai đoạn hai đã tăng cao cùng với cơn co thành bụng sẽ tạo thành áp lực trong buồng ổi tăng lên tới 120-150mmHg. Như vậy là áp lực cơn co thành bụng rất cao mà một nửa áp lực này do cơ hoành gây ra. Do vậy việc hướng dẫn sản phụ biết cách rặn đẻ rất có giá trị.

4. THAY ĐỔI VỀ PHÍA MẸ, THAI NHI VÀ THAI PHỤ CỦA THAI DO TÁC DỤNG CỦA CƠN CO TỬ CUNG

4.1. Thay đổi về phía người mẹ

Có hai thay đổi quan trọng, đó là sự xoá mở cổ tử cung và thành lập đoạn dưới, thay đổi phần mềm ở đáy chậu trong giai đoạn sổ thai.

4.1.1. Sự xoá mở cổ tử cung và thành lập đoàn dưới

-  Xoá: khi chưa chuyển dạ cổ tử cung là ống hình trụ, đầu trên là lỗ trong cổ tử cung, đầudưới là lỗ ngoài cổ tử cung. Xoá là hiện tượng đường kính lỗ trong cổ tử cung rộng dần ra trong khi lỗ ngoàichưa thayđổi. Nhưvậy cổ tử cung biến đổi từ hình trụ thành hình chóp cụt. Khi cổ tửcung xoá hết thì cổ tử cung cùng với đoạn dưới tử cung thành lập ống cổ - đoạn dưới.

- Mở: là hiện tượng lỗ ngoài cổ tử cung gian rộng ra. Khi đó tử cung thông thẳng với âm đạo và thành lập ống cổ - đoạn - âm đạo.

- Thời gian xoá mở cổ tử cung diễn ra không đều. Trong giai đoạn đầu (Ia) từ khi cổ tử cung xoá đến khi mở được 4cm thời gian mất 8-10 giờ. Giai đoạn sau (lb) thời gian mở cổ tử cung từ 4cm đến mở hết mất 4-6 giờ, tốc độ trung bình mở lcm/giờ.

- Sự xoá mở cổ tử cung nhanh hay chậm phụ thuộc vào các yếu tố:

  •  Đầu ổi đè vào cổ tử cung nhiều hay ít.
  •  Tình trạng cổ tử cung: dây cứng, sẹo xơ cũ...
  •  Cơn co cổ tử cung có đồng bộ và đủ mạnh hay không.

- Cơn co tử cung thực hiện được chức năng xoá mở cổ tử cung nhờ hai cơ chế: áp lực cơn co tử cung đè vào đoạn dưới làm giãn các sợi cơ vòng và sự CÓ rút của các 841 cơ dọc làm co kéo đoạn dưới và cổ tử cung lên cao,

 

- Thành lập đoạn dưới: đoạn dưới tử cung thành lập do eo tử cung giãn rộng, kéo dài và to ra. Bình thường eo tử cung chỉ cao 0,5-1cm, khi đoạn dưới được thành lập hoàn toàn cao đến 10cm. Trong cơn co, đoạn thân tử cung co bóp mạnh và rút lên trên, trong khi đó các giây chằng tròn và dây chằng tử cung cùng giữ tử cung xuống dưới, đoạn thân tử cung dây lên và ngắn lại, đoạn dưới tử cung dài ra và cổ tử cung xoá mở thêm.

 

- Giữa người con số và người con rạ có sự khác biệt về hiện tượng xoá mở cổ tử cung. Ở người con số cổ tử cung xoá hết rồi mới mở và đoạn dưới tử cung thành lập từ các tháng cuối của thai nghén. Còn ở người con rạ, cổ tử cung vừa xoá, vừa mờ và đoạn dưới tử cung chỉ thành lập khi mới bắt đầu chuyển dạ. Thời gian mở cổ tử cung ở người con ra nhanh hơn so với người con 80, tốc độ mở tối đa tới 5-7tr/t.

4.1.2. Thay đổi ở đáy chậu

- Do áp lực của Cơn co tử cung ngoi thai xuống dân trong tiểu khung. Áp lực của ngôi thai đáy dán mỏm xương cụt ra phía sau, đang kính thi cut - hà vệ thay đổi từ 95: thành 11cm bảng với đường kính và dung hạ vị. Sức cản của các cơ phía tầng sinh ranh sau đẩy ngôi thai ra phía trước

- Tầng sinh môn trước phồng lên, vùng hậu môn - âm hộ dài ra gấp đôi (bình thường 3-4cm khi giãn ra có thể lên tới 12-15cm). Do tác dụng của cơn co tử cung và cơn co thành bụng, tầng sinh môn sau bị ngôi thai đè vào giãn dài ra, lỗ hậu môn mở rộng xoá hết các nếp nhăn. Âm hộ mở rộng, thay đổi hướng dần dần nằm ngang. Sự tiến triển của ngôi thai thường gây són đái và nếu trực tràng còn phân thì phân sẽ thoát ra ngoài hậu môn khi ngôi thai xuống thấp trong tiểu khung.

4.2. Thay đổi về phía thai

Thai nhi là phần chuyển động trong cuộc chuyển dạ đẻ. Áp lực của cơn co tử cung đẩy thai nhi từ trong buồng tử cung ra ngoài theo cơ chế đẻ.

 

- Khi đoạn dưới được thành lập, ngôi thai cũng từ từ tụt dân xuống áp sát vào đoạn dưới làm cho ngôi thai sát với cổ tử cung, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở cổ tử cung.

- Trong quá trình chuyển dạ đẻ, thai nhi có một số hiện tượng uốn khuôn.

  •  Hiện tượng chồng xương sọ. Hộp sọ của thai nhi giảm bớt kích thước bằng cách các xương chồng lên nhau. Hai xương đỉnh chồng lên nhau, xương chẩm và xương trán chui xuống dưới xương đỉnh. Hai xương trán cũng có thể chồng lên nhau.
  •  Thành lập bướu thanh huyết. Đó là hiện tượng phù thấm thanh huyết dưới da, đôi khi rất to. Vị trí bướu thanh huyết thường nằm ở phần ngôi thai thấp nhất, giữa lỗ mở của cổ tử cung. Bướu thanh huyết chỉ xuất hiện sau khi vỡ ối. Mỗi một ngôi thai thường Hình 55. Hiện tượng chồng xương sọ có vị trí riêng của bướu thanh huyết. đầu thai nhi

4.3. Thay đổi ở phần phụ của thai

4.3.1. Thành lập đầu ối: cơn co tử cung làm cho màng rau (trung sản mạc và nội sản mạc) ở cực dưới của trứng bong ra, nước ối dồn xuống tạo thành túi ối hay đầu đi.

4.3.1.1. Các loại đầu ôi: có 3 loại đầu ôi.

  • Ối dẹt: lớp nước ối phân cách giữa màng ối và ngôi thai rất mỏng. Màng ôi hầu như sát vào ngôi thai. Tiên lượng tốt do có sự bình chỉnh của ngôi thai tốt.
  •  Ối phồng: lớp nước ối giữa màng ối và ngôi thai dây. Thường gặp trong các trường hợp ngôi thai bình chỉnh không tốt, có khe hở giữa đoạn dưới tử cung và ngôi thai. Do đó, trong cơn co tử cung nước ối từ phía trên dồn xuống phía cực dưới làm cho màng ối Hình 56. Đầu ối căng phồng lên.
  • Ối hình quả lê: đầu ối dài trong âm đạo mặc dù cổ tử cung mở còn nhỏ, do màng ối mất khả năng chun giãn. Thường gặp trong thai chết lưu.

4.3.1.2. Tác dụng của đầu ối

  •  Giúp cho cổ tử cung xoá và mở trong chuyển dạ đẻ do đầu ôi ép vào cổ tử cung.
  •  Bảo vệ thai nhi với các sang chấn bên ngoài.
  •  Khi ối vỡ trên 6 giờ có nguy cơ nhiễm khuẩn ngược dòng từ âm đạo vào buồng ối.

4.3.1.3. Các hình thái ối vỡ

  •  Vỡ ổi đúng lúc là vỡ ối khi cổ tử cung mở hết.
  •  Vỡ ối sớm là vỡ ối xảy ra khi đã có chuyển dạ nhưng cổ tử cung chưa mở hết.
  •  Vỡ ối non là vỡ ối xảy ra khi chưa có chuyển dạ.

4.3.2. Rau bong và sổ rau

  • Sau khi sổ thai, cơn co tử cung tiếp tục xuất hiện sau một giai đoạn nghỉ ngơi sinh lý làm cho rau thai và màng rau bong ra, xuống dần trong đường sinh dục người mẹ và sổ ra ngoài. Tử cung co chặt lại tạo thành khối an toàn gây tắc mạch sinh lý để cầm máu sau khi rau số.

5. CÁC THAY ĐỔI KHÁC

5.1. Về phía người mẹ

5.1.1. Thay đổi về hô hấp

Sự tăng thông khí trong các cơn co tử cung có thể gây nên tình trạng kiềm hỗ hấp. Trong khi sổ thai, các cơn rặn đẻ làm tăng PCO, và tình trạng tăng hô hấp sẽ làm tăng thêm vào tình trạng toan chuyển hoá.

5.1.2. Thay đổi về huyết động

  • Tư thế sản phụ nằm ngửa, tử cung thường lệch sang phải nên tĩnh mạch chủ bụng bị chèn ép làm giảm tuần hoàn rau thai dẫn đến suy thai. Cho sản phụ nằm nghiêng trái sẽ loại bỏ được tác dụng xấu này.
  • Các cơn co tử cung mạnh hoặc gắng sức rặn đẻ sẽ chèn ép động mạch chủ bụng dẫn tới giảm lưu lượng tuần hoàn rau thai và gây suy thai.
  • Giảm huyết áp động mạch do giãn mạch hoặc do liệt mạch vì gây tê quanhtuỷ sống cũng có thể dẫn đến suy thai.
  • Mẹ bị chảy máu nhiều trong chuyển dạ làm giảm khối lượng tuần hoàn và kèm theo tình trạng co mạch cũng gây ra suy thai nặng.

5.1.3. Thay đổi về chuyển hoá

  • Trọng lượng cơ thể người mẹ giảm từ 4-6kg sau khi đẻ, bao gồm trọng lượng thai nhi, bánh rau, nước ối, máu và các dịch tiết từ da, phổi, thận. Đường huyết cũng giảm do tăng tiêu thụ. Các gắng sức chịu đựng của cơ trong các cơn co tử cung, rặn đẻ... có thể dẫn đến tình trạng toan máu và tình trạng toan máu này có thể chuyển sang con.
  • Số lượng bạch cầu cũng tăng lên trong quá trình chuyển dạ đẻ.

5.1.4. Tình trạng lo lắng và đau

  • Trong chuyển dạ đẻ, tình trạng đau do cơn co tử cung và lo lắng sẽ làm tăng bài tiết cortisol và cathecholamin gây ra tình trạng co mạch làm trầm trọng thêm tình trạng toan do acid lactic. Vì vậy phải bằng mọi cách giảm đau và trấn an cho sản phụ.

5.2. Sự đáp ứng của thai

  • Tim thai thay đổi trong cơn co tử cung. Tim thai hơi nhanh lên khi tử cung mới co bóp sau đó chậm lại trong cơn co tử cung. Ngoài cơn co tử cung, tim thai dần dần trở lại bình thường.

5.3. Thời gian chuyển dạ

  • Ở người con so, thời gian chuyển dạ trung bình từ 16-20 giờ. Ở người con ra, thời gian chuyển dạ để ngắn hơn, trung bình từ 8-12 giờ.
  • Các cuộc chuyển dạ đẻ quá 24 giờ gọi là chuyển dạ kéo dài. Về phía người mẹ, chuyển dạ kéo dài làm cạn kiệt sức lực, rặn đẻ yếu hoặc không còn sức để rặn đẻ nguycơ đơtử cung, chảy máu sau đẻ và nhiễm khuẩn hậu sản tănglên. Đối với thai nhi, chuyển dạ kéo dài sẽ tăng nguy cơ suy thai và ngạt ở trẻ sơ sinh và các sang chấn cho thaiphảican thiệp bằng các thủ thuật sản khoa trong thờikỳ sổ thai (Forceps, giác hút sản khoa...).
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Tiếp cận chẩn đoán và nguyên tắc điều trị cấp cứu các rối loạn chuyển hóa bẩm sinh - Bộ y tế 2015 
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015 

 Toan chuyển hóa và toan Xeton trong các bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

Tăng Lactate máu trong các rối loạn chuyển hóa bẩm sinh - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

Sàng lọc các các bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh bằng MSMS - Bộ y tế 2018
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hóa sinh - Bộ y tế 2018

Sinh thiết phần mềm bằng kim chuyên dụng dưới hướng dẫn của siêu âm - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Tin liên quan
Chuyện lạ có thật: Anh/chị em sinh đôi có thể khác cha
Chuyện lạ có thật: Anh/chị em sinh đôi có thể khác cha

Tất cả chúng ta đều biết rằng các anh chị em trong gia đình có thể có những người cha khác nhau - về mặt kỹ thuật khiến họ trở thành anh chị em cùng mẹ khác cha - nhưng còn với các cặp song sinh thì sao? Có, điều này có thể xảy ra.

Chuyện lạ có thật: Sinh đôi biến mất
Chuyện lạ có thật: Sinh đôi biến mất

Đó là lần siêu âm đầu tiên của thai kỳ. Khi nhân viên siêu âm quét cây đũa phép trên bụng của bạn, cô ấy mang đến một tin sốc: Bạn đang mang thai đôi!

Chuyện lạ có thật: Hai cặp song sinh giống nhau một nửa
Chuyện lạ có thật: Hai cặp song sinh giống nhau một nửa

“Sinh đôi cùng trứng hay khác trứng?” Các cặp vợ chồng và cha mẹ của cặp song sinh luôn đặt câu hỏi này, và đó là một câu hỏi dễ trả lời. Trừ một tình huống: Hai cặp song sinh giống nhau một nửa.

Chuyện lạ có thật: Trẻ sinh ra không có rốn
Chuyện lạ có thật: Trẻ sinh ra không có rốn

Rốn có thể rất dễ thương nhưng nó không hữu dụng lắm. Có rất nhiều người vẫn đang sống hạnh phúc mà không có rốn.

Sản phẩm tẩy rửa có thể làm giảm khả năng sinh sản
Sản phẩm tẩy rửa có thể làm giảm khả năng sinh sản

Các hóa chất trong nhiều sản phẩm vệ sinh thông thường có thể gây hại cho khả năng sinh sản.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Đợi đến khi chuyển dạ mới vào nhập viện sinh mổ?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  876 lượt xem

Lần trước, em sinh mổ do khung chậu hẹp. Lần này, bs dự sinh ngày 30/6, nhưng em muốn đợi đến khi chuyển dạ mới vào Bv sinh, chứ không chọn ngày mổ. Vậy, khi thai được khoảng bao nhiêu tuần thì mới có hiện tượng chuyển dạ ạ?

Sát ngày dự sinh, vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  488 lượt xem

Vợ em được bs dự sinh ngày 18/06, nhưng đến hôm nay (ngày 17/06), vợ em vẫn chưa có dấu hiệu sinh. Như vậy, vợ em sẽ phải nhập viện vào ngày mai để theo dõi chuyển dạ, đúng không ạ? Và khi nhập viện vợ em có được bs sử dụng biện pháp kích sinh hay sẽ phải chỉ đinh sinh mổ ạ?

Độ tuổi bắt đầu hành kinh có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1058 lượt xem

Thưa bác sĩ, có kinh nguyệt sớm quá hoặc muộn quá có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1128 lượt xem

Tôi có nghe nói, người nào mắc bệnh mạn tính sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tôi đang chuẩn bị lên kế hoạch có em bé nên điều này làm tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ có thể cho tôi biết những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Tập luyện quá nhiều hoặc quá mạnh có làm suy giảm khả năng sinh sản không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  986 lượt xem

Bác sĩ ơi, liệu tập luyện cường độ cao có ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của nữ giới và nam giới không ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé, cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây