1

Sau khi hiến thận cần lưu ý những gì?

Ghép thận là một giải pháp điều trị cho nhiều bệnh lý về thận mà chủ yếu là suy thận mạn giai đoạn cuối, khi thận gần như không còn khả năng lọc máu. Trong quá trình phẫu thuật, thận khỏe mạnh của người hiến được ghép vào ổ bụng của người bệnh. Sau một thời gian, quả thận ghép sẽ bắt đầu hoạt động và người bệnh sẽ không cần phải lọc máu nữa.
Sau khi hiến thận cần lưu ý những gì? Sau khi hiến thận cần lưu ý những gì?

Vì đa số mọi người vẫn có thể sống khỏe mạnh với một quả thận nên thận ghép có thể được lấy từ một người còn sống. Người này có thể là người thân trong gia đình hoặc cũng có thể là người không cùng huyết thống với người bệnh. Trên thực tế, phần lớn các ca ghép thận hiện nay là từ người hiến còn sống.

Sau khi mất đi một quả thận, cơ thể sẽ có những thay đổi nhất định. Nếu bạn chuẩn bị hiến thận thì dưới đây là những điều quan trọng bạn cần biết về ca phẫu thuật cắt thận, quá trình hồi phục sau phẫu thuật và những thay đổi về lối sống để ngăn ngừa tổn thương thận.

Phẫu thuật cắt thận được thực hiện như thế nào?

Có nhiều phương pháp phẫu thuật cắt thận:

  • Mổ mở: rạch một đường dài ở bụng, sau đó tiếp cận và cắt thận. Cần phải rạch cơ thành bụng và cắt bỏ đầu trên của xương sườn thứ 12.
  • Phẫu thuật nội soi: đây là một phương pháp hiện đại và được sử dụng phổ biến hơn. Phẫu thuật nội soi ít xâm lấn hơn và thời gian phục hồi nhanh hơn so với phương pháp mổ mở truyền thống.

Trong ca phẫu thuật nội soi, bác sĩ sẽ rạch 2 – 4 đường nhỏ ở bụng của bạn, sau đó đưa ống nội soi có gắn camera và đèn chiếu sáng vào. Hình ảnh từ camera cho phép bác sĩ quan sát thận từ bên ngoài. Bác sĩ sẽ bơm khí để làm phồng ổ bụng của người bệnh, điều này giúp cắt thận dễ dàng hơn.

Bác sĩ sử dụng dụng cụ nội soi để cắt thận khỏi các mạch máu và cấu trúc xung quanh. Sau đó, thận được lấy ra qua một đường rạch ở bụng dưới. Phẫu thuật nội soi không cần phải rạch cơ thành bụng và không cần cắt xương sườn.

Sau khi kết thúc ca phẫu thuật, bạn sẽ được theo dõi trong vài giờ trong phòng hồi sức.

Sau đó, bạn cần nằm viện từ 1 đến 2 ngày nếu phẫu thuật nội soi hoặc 4 đến 5 ngày nếu mổ mở.

Sau phẫu thuật

Đặt ống thông tiểu

Trong ca phẫu thuật, bạn sẽ được đặt ống thông tiểu để dẫn nước tiểu ra khỏi bàng quang. Ống thông tiểu sẽ được để để trong niệu đạo khoảng một ngày rồi rút ra.

Khi nào có thể đi lại và cử động?

Khi cảm thấy đỡ mệt và đau, thường là sau phẫu thuật 1 ngày, bạn có thể đi lại và vận động nhẹ nhàng. Việc vận động giúp khôi phục chức năng bình thường của ruột.

Khi nào có thể ăn uống bình thường?

Bạn sẽ được truyền nước và chất dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch trong 1 hoặc 2 ngày sau phẫu thuật. Khi ruột bắt đầu hoạt động bình thường, bạn sẽ có thể bắt đầu ăn uống.

Phòng ngừa biến chứng

Để tránh nhiễm trùng phổi, nhân viên y tế sẽ hướng dẫn bạn các bài tập hít thở sâu. Nếu cần thiết, bạn sẽ được cho sử dụng hô hấp kế trong thời gian nằm viện để hỗ trợ hô hấp tối ưu.

Giảm đau

Đau đớn là điều bình thường sau các ca phẫu thuật. Tùy vào phương pháp phẫu thuật mà bạn sẽ thấy đau nhiều hoặc ít. Bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau để bạn sử dụng khi nằm viện và khi về nhà.

Ngoài đau, bạn có thể sẽ còn gặp các hiện tượng khác sau ca phẫu thuật như:

  • Ngứa ở vết mổ
  • Đầy bụng
  • Táo bón

Tái khám

Có thể phải mất vài tuần bạn mới cảm thấy bình thường trở lại sau khi phẫu thuật cắt thận. Trong thời gian này, bạn cần tái khám định kỳ theo lịch hẹn để theo dõi hoạt động của quả thận còn lại, quá trình hồi phục và tình trạng sức khỏe tổng thể.

Thông thường, bạn sẽ phải tái khám sau 1 tuần và một lần nữa sau 1 tháng. Tùy vào độ tuổi và sức khỏe tổng thể mà bạn sẽ tiếp tục phải tái khám sau 6 tháng và 1 năm hoặc lâu hơn.

Quá trình phục hồi ngay sau khi hiến thận

Thời gian phục hồi phụ thuộc vào các yếu tố như loại phẫu thuật, tuổi tác và tình trạng sức khỏe tổng thể.

Trước khi hiến thận, bạn sẽ phải trải qua một quá trình kiểm tra sức khỏe kỹ lưỡng. Trong quá trình này, bác sĩ sẽ đánh giá cả các yếu tố nguy cơ. Nếu bạn có nguy cơ gặp phải các vấn đề nghiêm trọng sau ca phẫu thuật thì có thể sẽ không phù hợp hiến thận.

Nếu cắt thận bằng phương pháp mổ mở, bạn có thể cần nghỉ ngơi tại nhà từ 6 đến 8 tuần sau phẫu thuật. Phẫu thuật nội soi cần ít thời gian nghỉ hơn, thường là khoảng 2 đến 3 tuần.

Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và uống nhiều nước sẽ giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi và cải thiện sức khỏe tổng thể. Không hút thuốc và uống rượu bia trong ít nhất vài tuần sau phẫu thuật vì những điều này sẽ gây cản trở quá trình hồi phục.

Khi cảm thấy đủ sức khỏe, bạn có thể sinh hoạt bình thường trở lại. Tuy nhiên, tránh nâng đồ nặng trong ít nhất 6 tuần và tránh các hoạt động có thể làm tổn thương quả thận còn lại như các môn thể thao va đập, chẳng hạn như bóng đá và karate.

Theo thời gian, quả thận còn lại sẽ tăng kích thước và hoạt động để bù cho quả thận bị mất. Nhờ đó nên người hiến thận vẫn có thể sống bình thường sau khi mất đi một quả thận. Bạn có thể tập thể dục, quan hệ tình dục và thực hiện các hoạt động thường ngày khác sau khi hồi phục.

Thay đổi thói quen sống sau hiến thận

Vì chỉ còn một quả thận nên phải hết sức chú ý bảo vệ thận. Sau khi hiến thận, bạn nên tránh hoặc hạn chế các môn thể thao va đập như bóng đá, tập võ ngay cả khi có trang bị bảo hộ.

Tránh các chất có thể gây hại cho thận như thuốc lá, rượu bia. Thận trọng khi sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) vì lạm dụng các loại thuốc này có thể gây tổn thương thận.

Hãy làm xét nghiệm máu và nước tiểu kiểm tra chức năng thận định kỳ ít nhất một lần mỗi năm.

Ảnh hưởng về lâu dài của việc hiến thận

Theo Tổ chức Thận Quốc gia Hoa Kỳ, hiến thận sẽ không làm giảm tuổi thọ. (1)

Nguy cơ suy thận sau hiến thận là rất thấp. Bạn có thể giảm nguy cơ suy thận bằng cách thực hiện lối sống lành mạnh và chú ý bảo vệ thận.

Trong trường hợp bị suy thận mạn giai đoạn cuối, bạn sẽ được ưu tiên ghép thận.

Không có bằng chứng nào chứng minh hiến thận làm tăng nguy cơ cao huyết áp. (2) Tuy nhiên, một số người hiến thận bị cao huyết áp, đặc biệt là khi có các yếu tố nguy cơ như tuổi cao hoặc béo phì.

Tóm tắt bài viết

Ghép thận là một giải pháp cho những người bị suy thận mạn giai đoạn cuối. Thận ghép có thể được lấy từ người còn sống, người này có thể là người thân của người bệnh hoặc một người không cùng huyết thống.

Có hai phương pháp phẫu thuật cắt thận là mổ mở và nội soi, hiện nay hầu hết các ca phẫu thuật đều được thực hiện phương pháp nội soi. Quá trình phục hồi sau phẫu thuật có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Đôi khi cần nhiều thời gian hơn để phục hồi hoàn toàn.

Sau khi hiến một quả thận, bạn vẫn có thể sống khỏe mạnh, bình thường nhưng phải chú ý bảo vệ quả thận duy nhất. Tái khám định kỳ, duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống cân bằng và tránh các hoạt động và chất có thể gây tổn thương thận là những điều cần thiết để phòng ngừa bệnh thận.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: lưu ý
Tin liên quan
Siêu âm tuyến tiền liệt giúp phát hiện những bệnh nào?
Siêu âm tuyến tiền liệt giúp phát hiện những bệnh nào?

Siêu âm tuyến tiền liệt cung cấp hình ảnh đen trắng về tuyến tiền liệt, nhờ đó giúp bác sĩ đánh giá tình trạng của tuyến tiền liệt.

Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện những vấn đề nào?
Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện những vấn đề nào?

Xét nghiệm nước tiểu là xét nghiệm giúp phát hiện hoặc theo dõi các vấn đề sức khỏe biểu hiện qua nước tiểu.

Xét Nghiệm Máu Có Phát Hiện Được Ung Thư Thận Không?
Xét Nghiệm Máu Có Phát Hiện Được Ung Thư Thận Không?

Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư thận không? Trên thực tế, những bất thường trong kết quả xét nghiệm máu định kỳ có thể là dấu hiệu đầu tiên cho thấy thận đang có vấn đề. Tuy nhiên, không thể chẩn đoán ung thư thận dựa trên kết quả xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu chỉ cung cấp thông tin về mức độ hoạt động của thận.

Những điều cần biết về phẫu thuật cắt thận
Những điều cần biết về phẫu thuật cắt thận

Phẫu thuật cắt thận có nghĩa là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần thận. Thận là cặp cơ quan nhỏ hình hạt đậu nằm ở hai bên cột sống, bên dưới khung xương sườn. Cặp cơ quan này có chức năng là lọc nước dư thừa và các chất thải từ máu. Ngoài ra, thận còn sản xuất một số loại hormone.

Đau thận là do những nguyên nhân nào?
Đau thận là do những nguyên nhân nào?

Đau thận thường có biểu hiện là đau âm ỉ ở lưng dưới (khu vực giữa phần dưới của khung xương sườn và hông). Cơn đau có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên. Đau thận còn có thể đi kèm các triệu chứng khác và thường cần phải điều trị khẩn cấp.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây