1

Rò rỉ nước tiểu khi ho: Nguyên nhân và cách điều trị

Rò rỉ nước tiểu khi ho là một triệu chứng của chứng tiểu không tự chủ khi tăng áp lực. Tình trạng này xảy ra do đâu và điều trị bằng cách nào?
Rò rỉ nước tiểu khi ho: Nguyên nhân và cách điều trị Rò rỉ nước tiểu khi ho: Nguyên nhân và cách điều trị

Tiểu không tự chủ khi tăng áp lực là gì?

Tiểu không tự chủ khi tăng áp lực (stress urinary incontinence – SUI) là tình trạng nước tiểu rò rỉ khỏi bàng quang khi áp lực trong ổ bụng tăng lên. Tình trạng rò rỉ nước tiểu có thể xảy ra bất cứ khi nào áp lực trong ổ bụng tăng lên vượt quá mức áp lực cần thiết để giữ nước tiểu bên trong bàng quang. Các hoạt động làm tăng áp lực trong ổ bụng gồm có:

  • Ho
  • Hắt hơi
  • Cười
  • Cúi người
  • Bê vật nặng
  • Chạy nhảy

Tiểu không tự chủ khi tăng áp lực không giống với các loại tiểu không tự chủ khác, chẳng hạn như són tiểu cấp kỳ - tình trạng nước tiểu rò rỉ ra ngoài do các cơ trong bàng quang co bóp bất thường.

Nói chung, đa số người bị chứng tiểu không tự chủ khi đều chỉ bị rò rỉ một lượng lượng nước tiểu rất nhỏ. Nếu lượng nước tiểu lớn thì đó lại là một vấn đề khác. Tiểu không tự chủ khi tăng áp lực có nghĩa là một lực tác động lên bàng quang khiến cho nước tiểu bên trong rò rỉ ra ngoài. Tình trạng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày và chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân gây tiểu không tự chủ khi tăng áp lực

Tiểu không tự chủ khi tăng áp lực phổ biến ở phụ nữ hơn so với nam giới. Khoảng 13% phụ nữ trong độ tuổi từ 19 đến 44 bị chứng tiểu không tự chủ khi tăng áp lực trong khi tỷ lệ bị vấn đề này ở phụ nữ từ 45 đến 64 tuổi là 22%. (1)

Phụ nữ mang thai và đã sinh con có nguy cơ bị tiểu không tự chủ cao hơn vì cơ bàng quang và các cơ xung quanh bàng quang có thể bị suy yếu trong quá trình mang thai và sinh nở. Tỷ lệ mắc chứng tiểu không tự chủ khi tăng áp lực ở phụ nữ mang thai cao hơn 8% so với phụ nữ không mang thai. (2) Và những phụ nữ sinh thường có nguy cơ bị tiểu không tự chủ khi tăng áp lực cao hơn gấp đôi so với những phụ nữ sinh mổ.

Có nhiều yếu tố khác nhau có thể gây ra chứng tiểu không tự chủ khi tăng áp lực. Ở phụ nữ, nguyên nhân phổ biến nhất là do mang thai và sinh nở. Nam giới có thể gặp phải vấn đề này sau khi phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt. Béo phì cũng làm tăng nguy cơ tiểu không tự chủ.

Các yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ tiểu không tự chủ khi tăng áp lực gồm có:

  • Hút thuốc
  • Phẫu thuật ở vùng chậu
  • Táo bón mãn tính
  • Uống nhiều nước có ga
  • Có vấn đề sức khỏe
  • Đau vùng chậu mãn tính
  • Đau thắt lưng
  • Sa tạng vùng chậu

Điều trị tiểu không tự chủ khi tăng áp lực

Chứng tiểu không tự chủ khi tăng áp lực có thể kiểm soát được. Phương pháp điều trị đầu tiên mà bạn nên cân nhắc là vật lý trị liệu nhằm củng cố cơ sàn chậu. Đối với những phụ nữ đã sinh con, việc củng cố cơ sàn chậu sẽ giúp cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang.

Liệu pháp sàn chậu

Ở một số quốc gia, liệu pháp sàn chậu là một phần trong quá trình phục hồi chức năng sau sinh. Phụ nữ mang thai có thể chủ động trao đổi với bác sĩ về những cách để duy trì và củng cố cơ sàn chậu trong thời gian thai kỳ và sau khi sinh.

Nếu chưa biết đến phương pháp này trong thời gian mang thai thì có thể thực hiện sau khi sinh. Không bao giờ là quá muộn để tăng cường sức mạnh cho cơ sàn chậu. Bàng quang được hỗ trợ bởi một mạng lưới các cơ phức tạp và bất kể ở độ tuổi nào thì việc củng cố các cơ này cũng đều có lợi. Ở phụ nữ mắc chứng tiểu không tự chủ khi tăng áp lực, các cơ sàn chậu, đặc biệt là cơ nâng hậu môn (levator ani) thường bị suy yếu. Phương pháp vật lý trị liệu điều trị tiểu không tự chủ khi tăng áp lực chủ yếu tập trung vào việc phục hồi chức năng các cơ này nhằm cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang. Đầu tiên, người bệnh sẽ phải xác định các cơ sàn chậu. Đây chính là các cơ mà chúng ta sử dụng để nhịn tiểu. Khi đã xác định được cơ sàn chậu, hãy luân phiên siết cơ và thả lỏng nhiều lần. Thực hiện đều đặn vài lần mỗi ngày trong vài tuần đến vài tháng để có hiệu quả rõ rệt.

Các phương pháp điều trị khác

Các phương pháp khác để điều trị chứng tiểu không tự chủ khi tăng áp lực còn có sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như tạ âm đạo để tăng sức mạnh của các cơ hỗ trợ bàng quang và dùng thuốc để làm giảm triệu chứng tiểu không tự chủ.

Những trường hợp nghiêm trọng có thể phải điều trị bằng phẫu thuật. Một nghiên cứu cho thấy có tới 20% phụ nữ từng phải phẫu thuật để điều trị tiểu không tự chủ khi tăng áp lực hoặc sa cơ vùng chậu (hai tình trạng này thường đi đôi với nhau) trước tuổi 80. Số phụ nữ phải phẫu thuật để điều trị tiểu không tự chủ khi tăng áp lực ngày càng gia tăng.

Cách kiểm soát triệu chứng

Tiểu không tự chủ khi tăng áp lực là một tình trạng rất phổ biến và hoàn toàn có thể kiểm soát được. Nếu bạn bị tình trạng này thì có thể thử các cách sau đây để kiểm soát các triệu chứng:

  • Đi khám: Nhiều người chọn sống chung với tình trạng tiểu không tự chủ do ngại đi khám. Đây là một vấn đề rất phổ biến nên nếu gặp phải các triệu chứng thì đừng ngần ngại đi khám. Điều trị sớm sẽ giúp chấm dứt hoặc cải thiện vấn đề hoặc ít nhất là ngăn vấn đề nặng thêm.
  • Đi tiểu thường xuyên: Đi tiểu thường xuyên, đều đặn trong ngày, chẳng hạn như 2 đến 3 giờ một lần, có thể giúp rèn luyện bàng quang, tăng khả năng kiểm soát bàng quang và giảm tình trạng rò rỉ nước tiểu.
  • Tập thể hình: Nên kết hợp tập thể hình vào thói quen tập thể dục hàng tuần, nhất là các bài tập giúp tăng cường cơ cốt lõi (core). Nên tập cùng huấn luyện viên cá nhân để được hướng dẫn tập đúng kỹ thuật và điều chỉnh chương trình tập theo tình trạng sức khỏe.
  • Hạn chế cà phê: Cà phê có chứa caffeine – một chất có đặc tính lợi tiểu, có nghĩa là sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều hơn. Nếu không thể bỏ cà phê hoàn toàn thì ít nhất hãy cắt giảm lượng cà phê hoặc chỉ uống cà phê khi ở nhà và đi tiểu trước khi ra ngoài.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Các nguyên nhân gây tiểu ngập ngừng và cách điều trị
Các nguyên nhân gây tiểu ngập ngừng và cách điều trị

Tiểu ngập ngừng có thể là do nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu thường xuyên bị tiểu ngập ngừng thì nên đi khám sớm để xác định nguyên nhân và điều trị.

Tiểu rắt: Nguyên nhân và cách điều trị
Tiểu rắt: Nguyên nhân và cách điều trị

Tiểu rắt có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như nhiễm trùng đường tiết niệu, mang thai, phì đại tuyến tiền liệt, căng thẳng, hồi hộp hoặc bệnh tiểu đường.

Són tiểu khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị
Són tiểu khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị

Bàng quang nằm ngay phía trên xương chậu và được hỗ trợ bởi cơ sàn chậu. Bàng quang giãn ra để chứa nước tiểu. Cổ bàng quang có cơ vòng giúp giữ cho cơ quan này đóng chặt và ngăn nước tiểu chảy ra ngoài khi không đi tiểu. Cơ sàn chậu có thể bị suy yếu trong thời gian mang thai và sinh nở. Điều này sẽ làm giảm khả năng giữ nước tiểu của bàng quang.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây