1

Quy trình gây tê tủy sống phẫu thuật bong hay đứt dây chằng bên khớp gối

500 quy trình kỹ thuật gây mê hồi sức

I. ĐẠI CƯƠNG 

Gây tê tủy sống là kỹ thuật gây tê vùng được thực hiện bằng cách tiêm thuốc  tê vào khoang dưới nhện nhằm ức chế tạm thời dẫn truyền thần kinh qua tủy sống  nhằm đáp ứng yêu cầu vô cảm để phẫu thuật và giảm đau. 

II. CHỈ ĐỊNH 

  •  Vô cảm cho một số phẫu thuật 
  •  Giảm đau 

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH 

  •  Người bệnh từ chối 
  •  Dị ứng thuốc tê 
  •  Viêm nhiễm vùng chọc kim gây tê  
  •  Thiếu khối lượng tuần hoàn chưa bù đủ, sốc 
  •  Rối loạn đông máu nặng  
  •  Dừng các thuốc chống đông chưa đủ thời gian 
  •  Hẹp van hai lá khít, van động mạch chủ khít  
  •  Tăng áp lực nội sọ 

IV. CHUẨN BỊ 

1. Người thực hiện kỹ thuật: bác sĩ, điều dưỡng viên chuyên khoa gây mê hồi  sức. 

2. Phương tiện 

2.1. Phương tiện cấp cứu và theo dõi 

  •  Phương tiện hồi sức: nguồn oxy, bóng Ambu, mask, các phương tiện đặt nội khí quản, máy mê kèm thở, máy sốc điện, máy hút... 
  •  Thuốc hồi sức tuần hoàn: dịch truyền, thuốc: ephedrin, adrenalin...
  •  Thuốc chống co giật: họ barbituric, benzodiazepin, giãn cơ, intralipid 10-20%... 
  •  Phương tiện theo dõi thường quy: điện tim, huyết áp, bão hòa oxy, nhịp thở...

2.2. Phương tiện, dụng cụ gây tê và thuốc tê 

  •  Bơm kim tiêm các cỡ, găng tay, gạc vô trùng, pince, cồn sát trùng, khăn lỗ vô  trùng, kim gây tê tủy sống các cỡ... 
  •  Thuốc tê: bupivacain, levobupivacain, ropivacain... có thể phối hợp với thuốc họ morphin (morphin từ 100-300 mcg; fentanyl 25-50 mcg, sulfentanil 2,5-5 mcg...).  Liều dùng dựa vào trọng lượng, chiều cao và thể trạng của cơ thể người bệnh:  bupivacain liều từ 3-12mg; levobupivacain từ 5-12mg; ropivacain liều từ 5-20mg;  giảm liều đối với người > 60 tuổi, thiếu máu, có thai. 

3. Chuẩn bị người bệnh 

  •  Thăm khám trước mổ, giải thích cho người bệnh cùng hợp tác khi gây tê.
  •  Vệ sinh vùng gây tê. 
  •  Cho người bệnh an thần tối hôm trước mổ (nếu cần). 

4. Kiểm tra hồ sơ bệnh án 

  •  Theo qui định của Bộ y tế 

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 

1. Kiểm tra hồ sơ 

2. Kiểm tra người bệnh 

3. Thực hiện kỹ thuật 

3.1. Kỹ thuật gây tê tủy sống 

- Dự phòng hạ huyết áp: đặt đường truyền tĩnh mạch có hiệu quả và bù dịch từ 5- 10 ml/kg (đối với người lớn). 

- Tư thế: Thường có 2 tư thế: 

  • + Tư thế ngồi: người bệnh ngồi cong lưng, đầu cúi, cằm tì vào ngực, chân duỗi  trên mặt bàn mổ hoặc bàn chân đặt trên ghế.  
  • + Tư thế nằm: người bệnh nằm nghiêng cong lưng, hai đầu gối áp sát vào bụng  cằm tì vào ngực.  

- Người thực hiện: đội mũ, đeo khẩu trang, rửa tay, mặc áo, đi găng vô khuẩn.

- Sát trùng vùng chọc kim 3 lần bằng dung dịch sát trùng và phủ khăn lỗ vô trùng.

- Kỹ thuật gây tê tuỷ sống: đường giữa hoặc đường bên.  

  •  Đường giữa: chọc vào khe giữa 2 đốt sống, vị trí chọc sẽ phụ thuộc vào phẫu  thuật cao hay thấp, thông thường L2-L3 đến L4-L5. 
  •  Đường bên: chọc cách đường giữa 1-2cm, hướng kim vào đường giữa, lên trên,  ra trước.  
  •  Hướng mặt vát của kim gây tê song song với cột sống người bệnh.
  •  Chọc kim cho đến khi đạt được cảm giác mất sức cản do kim đi qua màng cứng.  + Kiểm tra nếu có dịch não tuỷ chảy ra, quay mũi vát của kim về phía đầu người  bệnh và bơm thuốc tê.  

VI. THEO DÕI 

  •  Các dấu hiệu sinh tồn: tri giác, nhịp tim, điện tim, huyết áp động mạch, độ bão  hòa oxy mao mạch. 
  •  Mức độ phong bế cảm giác và vận động 
  •  Các tác dụng không mong muốn của gây tê tủy sống. 
  •  Tiêu chuẩn chuyển người bệnh khỏi phòng Hồi tỉnh: không có rối loạn về huyết  động và hô hấp; phục hồi hoàn toàn vận động, mức phong bế cảm giác dưới T12  (dưới nếp bẹn).  

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ 

1. Tai biến do thuốc và xử trí  

a. Dị ứng, sốc phản vệ với thuốc tê: ít gặp với các thuốc tê thế hệ mới.

  • Xử trí: dừng sử dụng thuốc tê; sử dụng phác đồ chống sốc phản vệ theo Bộ y tế

b. Ngộ độc thuốc tê: do tiêm nhầm vào mạch máu. 

  • Xử trí: dừng sử dụng thuốc tê, chống co giật, cấp cứu hồi sức hô hấp, tuần hoàn,  truyền intralipid khi bị ngộ độc thuốc tê nhóm bupivacain và ropivacain.

2. Tai biến do kỹ thuật và xử trí 

  •  Hạ huyết áp, mạch chậm: điều trị bằng thuốc co mạch (ephedrin, adrenalin...)  atropin và bù dịch. 
  •  Đau đầu: nằm bất động, bù đủ dịch, sử dụng thuốc giảm đau, vá màng cứng bằng  máu tự thân (Blood Patch). 
  •  Buồn nôn và nôn: kiểm soát huyết áp, sử dụng thuốc chống nôn.
  •  Bí tiểu: chườm ấm, đặt ống thông bàng quang nếu cần. 
  •  Gây tê tủy sống toàn bộ: cấp cứu hồi sức hô hấp, tuần hoàn. 
  •  Các biến chứng khác: tụ máu quanh tủy, tổn thương tủy, hội chứng đuôi ngựa,  viêm màng não tủy. Cần hội chẩn và thăm dò thêm để xác định tổn thương.
  •  Gây tê thất bại phải chuyển phương pháp vô cảm

 

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Quy trình phẫu thuật bệnh lý vôi hóa dây chằng dọc sau cột sống cổ - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Cột sống - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Đặt bóng dạ dày Obalon – giảm cân không cần phẫu thuật
Đặt bóng dạ dày Obalon – giảm cân không cần phẫu thuật

Đặt bóng dạ dày Obalon là một phương pháp giảm cân không xâm lấn và giúp giảm cân hiệu quả cho những trường hợp béo phì nhẹ, đã thử các cách giảm cân khác nhưng không thành công và chưa từng phẫu thuật dạ dày trước đây.

Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Viêm Amidan và phẫu thuật cắt amidan ở trẻ
Viêm Amidan và phẫu thuật cắt amidan ở trẻ

Các amidan có nhiệm vụ lọc vi trùng trong cổ họng, nhưng khi virut hoặc vi khuẩn quá mạnh có thể làm amidan sưng lên. Khó nuốt và bỏ ăn thường là dấu hiệu đầu tiên của chứng viêm amidan mà các bậc cha mẹ nhận thấy ở trẻ nhỏ.

Giảm cholesterol cao: Tác dụng của chương trình thay đổi lối sống TLC
Giảm cholesterol cao: Tác dụng của chương trình thay đổi lối sống TLC

Có lẽ bạn đã được bác sĩ thông báo cần kiểm soát mức cholesterol. Nhưng liệu bạn có nhầm lẫn về những thức ăn tốt nên ăn và những món không nên ăn? Bạn có tự hỏi xem liệu mình đã vận động đủ chưa và liệu đã ở mức cân nặng phù hợp hay chưa.

Khi Nào Cần Phẫu Thuật Cắt Dạ Dày?
Khi Nào Cần Phẫu Thuật Cắt Dạ Dày?

Phẫu thuật cắt dạ dày là phương pháp được sử dụng để điều trị các vấn đề về dạ dày. Một số kỹ thuật cắt dạ dày còn được sử dụng để giảm cân.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Trẻ có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  701 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?

Phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong thai kỳ có an toàn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  620 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!

Phẫu thuật nới dây hãm được 8 ngày nhưng vết thương chậm khô
  •  1 năm trước
  •  1 trả lời
  •  578 lượt xem

Các bác sĩ cho em hỏi là mình phẫu thuật nới dây hãm dương vật được 8 ngày rồi hàng ngày em thường xuyên rửa vết thương bằng nước muốn sinh lý & cồn đỏ BETADENE từ 10 đến 12 và bôi Gentamicin 0,3% ngày 3 đến 4 lần nhưng vết thương vẫn chậm khô liệu có phải do em vệ sinh nhiều quá và bôi Gentamicin 0,3% nhiều không, mong các bác sĩ giải đáp giúp ạ

Căng thẳng stress có gây trở ngại cho quá trình thụ thai hay không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1235 lượt xem

- Bác sĩ ơi, căng thẳng stress có gây trở ngại cho quá trình thụ thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây