1

Phục hồi chức năng hô hấp và chăm sóc giảm nhẹ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - Bộ y tế 2018

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - Bộ y tế 2018

5.1. ĐẠI CƯƠNG

5.1.1. Định nghĩa

Theo Hội Lồng ngực Hoa Kỳ/Hiệp Hội Hô hấp châu Âu 2013 “PHCN hô hấp là một can thiệp toàn diện dựa trên sự lượng giá cẩn thận người bệnh tiếp theo sau là chương trình điều trị phù hợp với từng người bệnh bao gồm tập vận động, giáo dục sức khỏe và thay đổi thái độ hành vi, được thiết kế nhằm cải thiện tình trạng thể chất và tâm lý của người bệnh hô hấp mạn tính và khuyến khích tuân thủ điều trị lâu dài”.

5.1.2. Mục tiêu

Giảm triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống và gia tăng các hoạt động thể chất và xã hội trong đời sống hàng ngày. Chương trình PHCN hô hấp đã được chứng minh mang lại nhiều lợi ích. (Bảng 5.1)

 

Bảng 5.1. Những lợi ích của chương trình PHCN hô hấp

Cải thiện khó thở, tình trạng sức khỏe và khả năng vận động ở bệnh nhân ổn định. Bằng chứng loại A
Giảm nhập viện trong số bệnh nhân vừa ra khỏi đợt cấp < 4 tuần. Bằng chứng loại B
Giáo dục sức khỏe đơn thuần không đem lại hiệu quả. Bằng chứng loại C
Tự quản lý bệnh kèm trao đổi với nhân viên y tế cải thiện tình trạng sức khỏe, giảm nhập viện. Bằng chứng loại B

 

5.1.3. Chỉ định và chống chỉ định

- Chỉ định: chương trình PHCN hô hấp nên thực hiện ở tất cả những bệnh nhân BPTNMT ngay cả ở giai đoạn sớm. Đặc biệt, PHCN hô hấp cần thực hiện đối với các trường hợp sau dù đã được dùng thuốc tối ưu:

  •  Khó thở và các triệu chứng hô hấp mạn tính.
  •  Chất lượng cuộc sống kém, giảm tình trạng sức khỏe chung.
  •  Khó khăn khi thực hiện các sinh hoạt hàng ngày.
  •  Lo âu, trầm cảm.
  •  Suy dinh dưỡng.
  •  Tăng sử dụng dịch vụ y tế (đợt cấp và nhập viện nhiều, thăm khám nhiều lần...).
  •  Rối loạn trao đổi khí bao gồm hạ oxy máu.

- Chống chỉ định

  •  Có các vấn đề về chỉnh hình hoặc thần kinh có thể làm hạn chế khả năng đi lại hoặc phối hợp trong lúc tập vận động.
  •  Độ khó thở mMRC > 4.
  •  Có các bệnh phối hợp như bệnh tâm thần, bệnh tim mạch không ổn định.

5.2. CÁC THÀNH PHẦN CỦA CHƯƠNG TRÌNH PHCN HÔ HẤP

Chương trình PHCN hô hấp toàn diện bao gồm lượng giá bệnh nhân, tập vận động, tập cơ hô hấp, giáo dục sức khỏe và tự quản lý bệnh.

5.2.1. Lượng giá bệnh nhân

- Lượng giá: trước khi tham gia chương trình PHCN hô hấp:

  •  Đo CNTK và phân nhóm ABCD theo GOLD.
  •  Đánh giá bệnh đồng mắc: tim mạch, cơ xương khớp, tâm thần kinh.
  •  Đánh giá khả năng gắng sức bằng các nghiệm pháp đi bộ.
  •  SpO2 giảm > 4% sau gắng sức là có nguy cơ thiếu oxy máu khi gắng sức.
  •  Đánh giá sức cơ của các cơ hô hấp và cơ tứ đầu đùi.
  •  Đánh giá dinh dưỡng (cân nặng, khối nạc, % mỡ...).
  •  Đánh giá lo âu, trầm cảm...

5.2.2. Tập vận động

- Là thành phần chủ yếu và bắt buộc của chương trình PHCN hô hấp và là cách tốt nhất để cải thiện hoạt động cơ xương ở bệnh nhân BPTNMT.

- Phương thức tập luyện bao gồm tập sức bền (endurance), tập sức cơ (strenght), các bài tập căng giãn, tập cơ hô hấp.

+ Tập sức bền: tập chi dưới nhằm làm khỏe các cơ giúp đi lại và cải thiện hoạt động tim phổi. Tập chi trên giúp giảm bớt khó thở và giảm bớt nhu cầu thông khí trong các hoạt động dùng tay.

  • Cách tập: tập chi dưới: dùng thảm lăn (khởi đầu từ 800m/giờ, tăng dần cho đến 5 km/giờ hoặc xe đạp lực kế (khởi đầu bằng 30 vòng/phút) hoặc đi bộ trên mặt phẳng.
  • Tập chi trên: dùng máy tập tay cơ công kế (arm cycle ergometer), nâng tạ tự do hoặc bằng đàn hồi.

+ Tập sức cơ: lập đi lập lại nhiều lần cùng một động tác làm gia tăng khối cơ và sức cơ tại chỗ, nên vận động nhịp nhàng, tốc độ kiểm soát từ chậm đến trung bình, kết hợp với hít vào khi giãn cơ và thở ra khi co cơ. Các cơ nên tập: cơ tứ đầu đùi, cơ tam đầu, cơ nhị đầu, cơ Delta, cơ ngực lớn...

  • Cách tập: chi dưới: đạp xe, nâng chân, băng đàn hồi, bước bậc thang, bài tập ngồi đứng...; chi trên: máy tập (khởi đầu 50 vòng/phút không kháng lực), nâng tạ tự do (khởi đầu: 1/4 kg – 1 kg), băng đàn hồi, ném bóng... Lập lại 8 – 12 lần/động tác x 1 – 3 đợt/buổi tập x 2 - 3 ngày/tuần.
  • Các bài tập căng giãn: cải thiện các bất thường về tư thế và dáng đứng có ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp như cứng cột sống, lệch cột sống, nhô vai, lệch vai....; bao gồm cả chi trên lẫn chi dưới như bắp tay, bắp chân, khoeo chân, cổ, vai...

+ Tập cơ hô hấp: tập vận động cơ hô hấp có thể được thêm vào bài tập vận động, giúp tăng cường hoạt động của cơ hô hấp và giảm bớt khó thở trong sinh hoạt hàng ngày. Tập cơ hô hấp chỉ định cho những bệnh nhân có bằng chứng hoặc nghi ngờ yếu cơ hô hấp. Dụng cụ tập cơ hô hấp là dụng cụ nhỏ gọn, giúp người bệnh tăng khả năng hít vào. Số lần tập trung bình: 30 lần/15 phút.

- Cường độ tập luyện: cần phù hợp với độ nặng của bệnh, mức độ hạn chế do triệu chứng bệnh, bệnh lý đi kèm và sự năng động của từng người bệnh. Thường sử dụng các điểm triệu chứng để điều chỉnh và duy trì mức độ vận động như

+ Thang điểm Borg. Điểm Borg 4 – 6 là mục tiêu thích hợp khi luyện tập.

+ Nhịp tim trong lúc tập sao cho xấp xỉ 75% nhịp tim tối đa (NTTĐ) theo công thức:

  • NTTĐ = 220 – tuổi.

- Các biện pháp hỗ trợ: để việc tập vận động có thể đạt hiệu quả tối ưu:

  •  Thuốc giãn phế quản trước khi tập vận động giúp cải thiện khả năng gắng sức.
  •  Thở oxy: đối với bệnh nhân giảm bão hòa oxy khi gắng sức, oxy giúp tăng khả năng gắng sức và giảm khó thở. Đối với bệnh nhân không hạ oxy máu khi gắng sức, oxy giúp gia tăng hiệu quả tập sức bền. Đối với bệnh nhân đang thở oxy dài hạn tại nhà nên tăng lưu lượng oxy khi vận động.
  •  Dụng cụ hỗ trợ đi lại: một số bệnh nhân nên sử dụng các dụng cụ như gậy, khung đẩy có bánh xe (wheeled walking aid) với tư thế chồm người ra phía trước với điểm tựa ở hai tay giúp giảm bớt khó thở và tăng khả năng gắng sức.

5.2.3. Giáo dục sức khỏe - kỹ năng tự xử trí bệnh

Nội dung: các chủ đề giáo dục sức khỏe được liệt kê ở bảng 5.2.

Bảng 5.2. Các nội dung giáo dục sức khỏe

Giáo dục kiến thức

  •  Sinh lý hô hấp và sinh lý bệnh học của BPTNMT.
  •  Đối phó với bệnh phổi mạn tính và các chuẩn bị cuối đời.
  •  Du lịch, giải trí, tình dục.
  •  Dinh dưỡng đúng cách.
  •  Bảo toàn năng lượng và các cách đơn giản hóa công việc.

Giáo dục kỹ năng

  •  Các phương pháp làm sạch phế quản.
  •  Ích lợi của vận động và duy trì các tập luyện thể chất.
  •  Các phương pháp tập thở.
  •  Sử dụng thuốc đúng cách, bao gồm cả oxy.

Giáo dục hành vi

  •  Phòng ngừa và chẩn đoán sớm đợt cấp BPTNMT.
  •  Kiểm soát lo âu và sợ hãi, bao gồm cả phương pháp thư giãn và xử trí stress.
  •  Cai thuốc lá.

− Các phương pháp tập thở: bao gồm thở chúm môi, thở ra chủ động, các tư thế đối phó khó thở và cách phối hợp giữa tập thở và các hoạt động thường ngày.

− Các kỹ thuật làm sạch phế quản: bao gồm ho hữu hiệu, kỹ thuật thở ra mạnh (forced expiratory technique - FET, dẫn lưu tư thế và vỗ rung.

- Kỹ năng tự quản lý bệnh: người bệnh được khuyến khích tham gia chủ động và hướng đến cuộc sống lành mạnh, tích cực với chất lượng cuộc sống cao. Hướng dẫn bệnh nhân biết sử dụng bảng kế hoạch điều trị cá nhân hóa được xây dựng trước đó để đối phó với các diễn biến sớm của đợt cấp. Cần xây dựng mối giao tiếp cởi mở, thân thiện và quan tâm, chú ý đến tâm tư tình cảm và nhu cầu thật sự của người bệnh, phát hiện những vấn đề về tâm lý thường gặp như lo âu, trầm cảm, mất tự tin, ngại giao tiếp.

5.3. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH PHCN HÔ HẤP

5.3.1. PHCN hô hấp giai đoạn ổn định

PHCN hô hấp có thể tổ chức ngoại trú, nội trú hoặc tại nhà. PHCN hô hấp ngoại trú được áp dụng rộng rãi nhất, hiệu quả, an toàn, và tiện lợi, bao gồm > 20 buổi tập hay kéo dài 6 – 8 tuần với > 3 buổi tập mỗi tuần hoặc 2 buổi tại cơ sở y tế và 1 buổi tập tại nhà có giám sát. Mỗi buổi tập khoảng 20 - 30 phút; nếu bệnh nhân mệt có thể bố trí những khoảng nghỉ ngắn xen kẽ trong buổi tập. Một ví dụ thiết kế chương trình PHCN hô hấp kéo dài 8 tuần được trình bày trong phụ lục 8. PHCN hô hấp nội trú áp dụng cho hỗ trợ nhóm, thiếu sự phối hợp của các nhân viên y tế từ nhiều lĩnh vực, dụng cụ tập luyện không đồng nhất...

5.3.2. PHCN hô hấp sau đợt cấp

PHCN hô hấp có thể khởi đầu sớm ngay trong đợt cấp khi bệnh nhân còn đang nằm viện. Khởi đầu PHCN hô hấp sớm < 3 tuần sau đợt cấp giúp cải thiện khả năng gắng sức, giảm triệu chứng, tăng CLCS, giảm tử vong và giảm tỉ lệ tái nhập viện.

  •  Nếu bệnh nhân nặng, hôn mê, nằm ở khoa hồi sức/săn sóc đặc biệt: chỉ tập vận động thụ động, cử động khớp, kéo dãn cơ, kích thích điện cơ – thần kinh.
  •  Nếu bệnh nhân tỉnh táo: Tập di chuyển trên giường  ngồi cạnh giường  ngồi ghế  đứng  bước đi trong phòng...

5.4. CHĂM SÓC GIẢM NHẸ Ở BỆNH NHÂN BPTNMT GIAI ĐOẠN CUỐI ĐỜI

5.4.1. Hỗ trợ dinh dưỡng

- Đánh giá dinh dưỡng

  •  Dựa vào cân nặng hoặc BMI: suy dinh dưỡng khi BMI < 21 kg/m2, hoặc sụt  cân ngoài ý muốn > 1% cân nặng trong 6 tháng gần đây, hoặc sụt cân ngoài ý muốn > 5% cân nặng trong 1 tháng gần đây.
  •  Dựa vào chỉ số khối không mỡ FFMI (Fat free mass index): khối không mỡ bao gồm các cơ quan, cơ, xương và nước, có thể được ước tính bằng đo bề dày nếp gấp da, đo kháng trở điện sinh học (bio – electric impedance). FFMI được tính bởi công thức FFM / chiều cao2; gọi là gầy đét khi FFMI < 16kg/m2 ở nam và < 15kg/m2ở nữ.

- Điều chỉnh suy dinh dưỡng

  •  Chế độ ăn: tính toán nhu cầu năng lượng cơ bản (nam 24 kcal/kg/24h, nữ 22kcal/kg/24h), có hiệu chỉnh các hệ số hoạt động, mức độ tắc nghẽn, phân bố khẩu phần theo tỉ lệ đạm 1g/kg/ngày; béo 20 – 30 % và carbohydrat: 40 – 50 % tổng năng lượng hàng ngày. Nên dùng khẩu phần giàu chất béo ở những bệnh nhân BPTNMT có tăng thán khí trong máu với paCO2 > 50mmHg.
  •  Dùng thuốc: dùng steroids đồng hóa kết hợp với tập vận động, uống hoặc tiêm bắp, từ 2 - 6 tháng có thể giúp tăng khối không mỡ mà không tăng khối mỡ.

5.4.2. Hỗ trợ tâm lý

- BPTNMT thường kèm theo tăng nguy cơ lo âu, trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác, nhưng thường không được nhận biết và điều trị đúng mức. Các bệnh lý tâm thần kinh có sẵn cũng thường làm cho các rối loạn tâm lý nặng nề hơn.

- Tầm soát

  • Đánh giá tình trạng tâm lý xã hội bằng các bảng câu hỏi tầm soát (Hospital Anxiety and Depression Questionnaire hay Beck Depression Inventory) và nhận biết các trạng thái tâm lý đa dạng của bệnh nhân như lo lắng, sợ hãi, giận dữ, tội lỗi, bất chấp, oán giận, buồn phiền, sầu khổ, vô dụng, tự cô lập, thất vọng...

- Xử trí

  • Những bệnh nhân rối loạn tâm lý trung bình và nặng nên được điều trị chuyên khoa. Các bệnh nhân còn lại nên được tư vấn hỗ trợ, hướng dẫn các kỹ năng đối phó với stress: tập thư giãn, thả lỏng cơ, yoga...

5.4.3. Điều trị giảm nhẹ khó thở

- Khó thở kháng trị với điều trị thông thường khá thường gặp, chiếm tỉ lệ 50% ở giai đoạn nặng, nhất là những năm cuối đời, ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống và khiến cho người bệnh hầu như tàn phế. Ngoài các thuốc giãn phế quản kinh điển, điều trị giảm nhẹ hoặc xoa dịu khó thở bao gồm cả biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc.

- Oxy liệu pháp

  • Thở oxy liên tục ở bệnh nhân BPTNMT nặng có hạ oxy máu lúc nghỉ giúp giảm khó thở, giảm tử vong và cải thiện chất lượng cuộc sống; không có bằng chứng thở oxy giảm khó thở ở bệnh nhân BPTNMT nặng không có hạ oxy máu.

- Thở máy không xâm nhập

  • Thở máy không xâm nhập áp lực dương tại nhà được chỉ định cho bệnh nhân tăng CO2 máu mạn tính (paCO2 > 52 mmHg) có thể giúp cải thiện thời gian sống còn.

- Dẫn xuất thuốc phiện

  • Thường dùng Morphin dạng viên uống phóng thích chậm liều trung bình 20mg/ngày, điều chỉnh liều mỗi tuần trong 4 – 6 tuần đầu (Bảng 5.3), lưu ý dạng Morphin phun khí dung không có hiệu quả.

Bảng 5.3. Phác đồ điều trị khó thở bằng Morphin ở bệnh nhân BPTNMT giai đoạn cuối đời

Phác đồ Liều dùng
Khởi đầu Khởi đầu với Morphin uống 0,5mg 2 lần/ngày x 2 ngày, sau đó tăng lên 0,5mg uống mỗi 4 giờ đến hết tuần 1.
Tăng liều

 + Nếu dung nạp, tăng liều lên 1mg uống mỗi 4 giờ trong tuần 2; sau đó tăng thêm 1mg/ tuần cho đến khi đạt liều thấp nhất có hiệu quả giảm khó thở.

+ Khi liều ổn định đã đạt được (vd: không thay đổi liều đáng kể trong 2 tuần và giảm khó thở), thay bằng Morphin dạng phóng thích chậm với liều tương đương.

Tác dụng phụ

 + Nếu bị nhiều tác dụng phụ của Morphin (nôn ói, lú lẫn..), có thể thay thế bằng Hydromorphin uống với liều tương đương (1mg Hydromorphin = 5mg Morphin).

+ Cho thuốc chống táo bón và thuốc làm mềm phân để tránh táo bón do morphin.

 

- Các biện pháp không dùng thuốc

Các biện pháp có hiệu quả giảm khó thở bao gồm vỗ rung thành ngực, thở chúm môi...

 

 

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Hướng dẫn chẩn đoán và đánh giá bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - Bộ y tế 2018
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - Bộ y tế 2018

Quản lý và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định - Bộ y tế 2018
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - Bộ y tế 2018

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - Bộ y tế 2018
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - Bộ y tế 2018

Bệnh đồng mắc với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - Bộ y tế 2018
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - Bộ y tế 2018

Thở máy không xâm nhập ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - Bộ y tế 2018
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - Bộ y tế 2018

Tin liên quan
Vitamin D có thể làm giảm các triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Vitamin D có thể làm giảm các triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Theo các chuyên gia, vitamin D có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh phổi ở những người bị thiếu hụt loại vitamin này.

Mối liên hệ giữa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và suy thận mạn
Mối liên hệ giữa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và suy thận mạn

Các nghiên cứu đã phát hiện rằng những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có nguy cơ bị suy thận mạn cao hơn so với người không bị COPD.

Âm đạo: Cấu tạo, chức năng và các bệnh lý thường gặp
Âm đạo: Cấu tạo, chức năng và các bệnh lý thường gặp

Tìm hiểu về giải phẫu, chức năng và các vấn đề thường gặp của âm đạo

Cải thiện chức năng tình dục ở nam giới bằng cách nào?
Cải thiện chức năng tình dục ở nam giới bằng cách nào?

Cải thiện chức năng tình dục là mối quan tâm của không ít nam giới.

Rối loạn chức năng tình dục là gì?
Rối loạn chức năng tình dục là gì?

Việc thi thoảng không có hứng thú đối với “chuyện ấy” là điều bình thường và không được coi là rối loạn nhưng khi tình trạng xảy ra thường xuyên và ảnh hưởng đáng kể đến đời sống tình dục thì sẽ được coi là rối loạn.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1111 lượt xem

Tôi có nghe nói, người nào mắc bệnh mạn tính sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tôi đang chuẩn bị lên kế hoạch có em bé nên điều này làm tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ có thể cho tôi biết những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Làm gì để khắc phục tình trạng biếng bú, sôi bụng, phân lỏng của bé gần 3 tháng tăng cân chậm?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  774 lượt xem

Bé trai nhà em sinh non ở tuần thứ 36, bé nặng 2,6kg. Đến nay bé đã được gần 3 tháng nhưng chỉ nặng 5,2kg. Em cho bé bú mẹ hoàn toàn. Tháng đầu tiên bé tăng 1kg, tháng thứ 2 là 1,2kg nhưng tháng thứ 3 chỉ tăng 400g. 15 ngày nay bé nhà em ị 4-5 lần/ngày, sôi bụng, phân lỏng có nhầy và bọt. Mẹ không ăn gì lạ. Và bé bú cũng chỉ được 10p là nhả ti, ép bú thêm là khóc. Bé nhà em phân bị như vậy có nhỏ rota được không ạ? Em bổ sung men vi sinh cho bé có được không và làm gì để khắc phục tình trạng này của bé ạ?

Tập luyện quá nhiều hoặc quá mạnh có làm suy giảm khả năng sinh sản không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  966 lượt xem

Bác sĩ ơi, liệu tập luyện cường độ cao có ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của nữ giới và nam giới không ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé, cảm ơn bác sĩ!

Thực phẩm chức năng omega-3 có an toàn khi tôi đang cố gắng thụ thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  916 lượt xem

- Thưa bác sĩ, nếu không ăn cá, tôi có thể uống thực phẩm chức năng omega-3 khi muốn có thai không? Và thực phẩm chức năng omega-3 có an toàn khi tôi đang cố gắng thụ thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bị bệnh da liễu mạn tính có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1164 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây