Phẫu thuật rò niệu đạo - âm đạo - Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG
Rò niệu đạo âm đạo bẩm sinh là một di tật rất hiếm gặp và là một phần trong các bất thường của xoang niệu dục. Biểu hiện lâm sàng người bệnh đái tia nước tiểu yếu và nước tiểu rò một phần vào âm đạo.
II. CHỈ ĐỊNH:
- Rò niệu đạo âm đạo bẩm sinh.
- Rò niệu đạo âm đạo do các nguyên nhân mắc phải
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
Khi đang nhiễm khuẩn đường niệu dục.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: một phẫu thuật viên chính, hai bác sỹ phụ mổ.
2. Người bệnh:
- Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
- Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính.
- Điều trị ổn định các bệnh nội khoa như cao huyết áp, đái đường,... trước khi can thiệp phẫu thuật (trừ trường hợp mổ cấp cứu). Truyền máu nếu người bệnh có thiếu máu nhiều.
- Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.
- Dùng kháng sinh dự phòng trước mổ.
3. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 120phút
4. Phương tiện: bộ phẫu thuật đại phẫu
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế người bệnh: Người bệnh đặt ở tư thế sản khoa
2. Vô cảm:
3. Kỹ thuật:
- Sát trùng vùng bụng dưới rốn, âm đạo và tầng sinh môn
- Bộc lộ âm đạo và lỗ rò niệu đạo âm đạo
- Khâu vén mép môi bé ra da
- Đặt ống thông niệu đạo
- Đặt valve thành sau âm đạo
- Phẫu tích đường rò
- Tiêm dung dịch lidocain + huyết thanh mặn 0,9% + adrenaline1:200,000 vào lớp dưới niêm mạc thành âm đạo.
- Rạch vòng quanh chu vi lỗ rò ở thành âm đạo
- Tách rời thành âm đạo khỏi lỗ rò và thành niệu đạo.
- Cắt đường rò đóng kín lỗ rò ở thành niệu đạo bằng chỉ tiêu chậm 4.0
- Đóng lại thành âm đạo
- Đặt mèche tẩm bétadine âm đạo
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Theo dõi:
Nhiễm trùng vết mổ: vết mổ tấy đỏ, có mưng mủ, tụ máu tầng sinh môn. Đái khó: sau rút sonde tiểu người bệnh đái khó hoặc không đái được.
2. Xử trí tai biến:
- Nhiễm trùng: thay băng, đặt gặc tẩm bétadine âm đạo
- Đái khó, bí đái: đặt lại ống thông niệu đạo, lưu ống thông 3 ngày.
Quyết định số 5731/QĐ-BYT ngày 21/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tài liệu hướng dẫn Quy trình kỹ thuật Ngoại khoa Chuyên khoa Phẫu thuật Tiết niệu
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017
Mở thông niệu quản ra da được thực hiện sau khi phẫu thuật cắt bỏ bàng quang hoặc khi bàng quang không còn hoạt động. Trong ca phẫu thuật mở thông niệu quản ra da, bác sĩ tạo ra một lỗ trên bụng của bệnh nhân, sau đó sử dụng một đoạn ruột để dẫn nước tiểu ra bên ngoài cơ thể qua lỗ này.
Trào ngược bàng quang - niệu quản (vesicoureteral reflux) là tình trạng nước tiểu chảy ngược từ bàng quang lên niệu quản thay vì chảy từ bàng quang xuống niệu đạo rồi ra ngoài. Mặc dù tình trạng này có thể tự cải thiện theo thời gian nhưng đôi khi cần can thiệp điều trị bằng phẫu thuật.
Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.
Các amidan có nhiệm vụ lọc vi trùng trong cổ họng, nhưng khi virut hoặc vi khuẩn quá mạnh có thể làm amidan sưng lên. Khó nuốt và bỏ ăn thường là dấu hiệu đầu tiên của chứng viêm amidan mà các bậc cha mẹ nhận thấy ở trẻ nhỏ.
Phẫu thuật cắt dạ dày là phương pháp được sử dụng để điều trị các vấn đề về dạ dày. Một số kỹ thuật cắt dạ dày còn được sử dụng để giảm cân.
- 1 trả lời
- 844 lượt xem
- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?
- 1 trả lời
- 769 lượt xem
Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 777 lượt xem
Các bác sĩ cho em hỏi là mình phẫu thuật nới dây hãm dương vật được 8 ngày rồi hàng ngày em thường xuyên rửa vết thương bằng nước muốn sinh lý & cồn đỏ BETADENE từ 10 đến 12 và bôi Gentamicin 0,3% ngày 3 đến 4 lần nhưng vết thương vẫn chậm khô liệu có phải do em vệ sinh nhiều quá và bôi Gentamicin 0,3% nhiều không, mong các bác sĩ giải đáp giúp ạ
- 0 trả lời
- 413 lượt xem
Nâng mũi được 1 thắng nhưng đầu mũi còn to, cứng
- 1 trả lời
- 963 lượt xem
- Thưa bác sĩ, cơ hội thụ thai sẽ được bao nhiêu sau thủ thuật đảo ngược triệt sản ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!