Phẫu thuật nội soi mổ hẹp thực quản - Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG
- Teo thực quản là bệnh lý gián đoạn thực quản ở trẻ sơ sinh. Đây là bệnh lý hiếm gặp, sau mổ thường gây hẹp thực quản với tỷ lệ 10-20 %.
- Cần tiến hành phẫu thuật sớm để tránh tình trạng viêm phổi.
II. CHỈ ĐỊNH
- Đối với các người bệnh được chẩn đoán dựa vào chụp Xquang thực quản: thấy hình ảnh thực quản hẹp.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Các người bệnh đang trong tình trạng sốc do nhiễm khuẩn.
- Các người bệnh có bệnh lý tim mạch nặng (cân nhắc mổ nếu điều kiện cho phép).
- Các người bệnh có tình trạng đông máu không ổn định.
- Các người bệnh không thông khí an toàn trong mổ.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sĩ mổ chính
- Bác sĩ phụ mổ
- Y tá phụ mổ
- Bác sĩ gây mê
- Y tá phụ mê
2. Phương tiện
- Dàn máy nội soi
- Dụng cụ phẫu thuật bao gồm:1 troca 5 mm, 2 troca 3mm, camera 5mm, 1 panh kẹp ruột 3mm, 1 panh phẫu tích, 1 ống hút nội soi 3mm, 1 kìm kẹp kim nội soi 3mm, 1 móc đốt điện 3mm, 1 bộ dẫn lưu màng phổi.
3. Người bệnh
- Người bệnh được hồi sức, chống sốc, dùng kháng sinh trước mổ
- Làm các xét nghiệm trước mổ: đông máu cơ bản, HIV, HBsAg, công thức máu, cấy máu ( nếu cần), siêu âm tim.
4. Hồ sơ bệnh án
- Các yêu cầu của BYT
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH (trong đó cần cụ thể thời gian tiến hành)
1. Kiểm tra hồ sơ
- Hồ sơ bệnh án hoàn thành theo mẫu của BYT.
2. Kiểm tra người bệnh
- Người bệnh được kiểm tra đánh giá toàn trạng trước mổ, bên phẫu thuật phải được đánh dấu, giải thích tình trạng và cách thức phẫu thuật cho người bệnh và gia đình người bệnh.
- Khám và đánh giá tình trạng gây mê về hô hấp
3. Thực hiện kỹ thuật
- Người bệnh được gây mê và thông khí 2 phổi thông thường, đặt tĩnh mạch trung tâm và động mạch để theo dõi và hồi sức trong mổ.
- Bước 1: kê tư thế người bệnh : nghiêng 160o sang bên đối diện, dàn nội soi ở phía lưng bênh nhân, phẫu thuật viên đứng bên đối diện với dàn nội soi.
- Bước 2: đặt 1 troca 5 mm vào khoang màng phổi , bơm khí tùy theo cân nặng người bệnh và tình trạng hô hấp trong mổ.
- Bước 3: đặt thêm 2 troca 3 mm, cắt khâu tĩnh mạch Agygos nếu cần, dùng dụng cụ 3 mm bóc tách đoạn thực quản hẹp, cắt đoạn thực quản hẹp, chuẩn bị 2 đầu thực quản; nối thực quản tận-tận 1 lớp mũi rời với chỉ PDS 6.0.
- Bước 4: kiểm tra lại miệng nối, nếu căng cần phẫu tích thêm thực quản đầu trên và dưới hoặc mở cơ thành thực quản làm dài thực quản.
- Bước 5: nở phổi và đặt dẫn lưu màng phổi (nếu cần).
VI. THEO DÕI
- Chụp thực quản sau 4 ngày đánh giá tình trạng lưu thông thực quản hoặc rò thực quản.
- Theo dõi lượng dịch và khí hàng ngày
- Theo dõi tình trạng phổi nở
- Rút dẫn lưu khi phổi nở tốt và dẫn lưu không ra thêm dịch và khí
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Trong mổ
- Rách phổi: khâu lại phổi bằng chỉ PDS 5.0
- Chảy máu: đốt điện hoặc khâu cầm máu
- Sau mổ:
- Nếu có rò thực quản cần đặt dẫn lưu để hút liên tục, chụp lại thực quản sau 3-5 ngày để đánh giá lại, nếu còn rò cần mổ khâu lại chỗ rò hoặc dẫn lưu thực quản cổ và mở thông dạ dày nuôi dưỡng.
- Chảy máu: cần mổ lại kiểm tra để cầm máu
- Tràn khí nhiều: mổ lại khâu chỗ rò khí
- Tắc dẫn lưu: thông dẫn lưu, đặt lại dẫn lưu nếu cần
- Các ghi chú nếu cần
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017
50 quy trình kỹ thuật gây mê hồi sức
500 quy trình kỹ thuật gây mê hồi sức
Mở thông niệu quản ra da được thực hiện sau khi phẫu thuật cắt bỏ bàng quang hoặc khi bàng quang không còn hoạt động. Trong ca phẫu thuật mở thông niệu quản ra da, bác sĩ tạo ra một lỗ trên bụng của bệnh nhân, sau đó sử dụng một đoạn ruột để dẫn nước tiểu ra bên ngoài cơ thể qua lỗ này.
Trào ngược bàng quang - niệu quản (vesicoureteral reflux) là tình trạng nước tiểu chảy ngược từ bàng quang lên niệu quản thay vì chảy từ bàng quang xuống niệu đạo rồi ra ngoài. Mặc dù tình trạng này có thể tự cải thiện theo thời gian nhưng đôi khi cần can thiệp điều trị bằng phẫu thuật.
Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.
"Calo nạp vào” và “calo đốt cháy” là hai khái niệm quan trọng trong giảm cân.
Các amidan có nhiệm vụ lọc vi trùng trong cổ họng, nhưng khi virut hoặc vi khuẩn quá mạnh có thể làm amidan sưng lên. Khó nuốt và bỏ ăn thường là dấu hiệu đầu tiên của chứng viêm amidan mà các bậc cha mẹ nhận thấy ở trẻ nhỏ.
- 1 trả lời
- 816 lượt xem
- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?
- 1 trả lời
- 747 lượt xem
Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 744 lượt xem
Các bác sĩ cho em hỏi là mình phẫu thuật nới dây hãm dương vật được 8 ngày rồi hàng ngày em thường xuyên rửa vết thương bằng nước muốn sinh lý & cồn đỏ BETADENE từ 10 đến 12 và bôi Gentamicin 0,3% ngày 3 đến 4 lần nhưng vết thương vẫn chậm khô liệu có phải do em vệ sinh nhiều quá và bôi Gentamicin 0,3% nhiều không, mong các bác sĩ giải đáp giúp ạ
- 0 trả lời
- 371 lượt xem
Nâng mũi được 1 thắng nhưng đầu mũi còn to, cứng
- 1 trả lời
- 946 lượt xem
Chào bác sĩ, chân em bị á sừng hơn 10 năm rồi. Mùa đông thì khô hanh, nứt nẻ. Mùa hè da mềm hơn tí nhưng tại vì tắm nhiều, dùng nhiều nước nên bệnh cũng không khả quan hơn là mấy. Em để ý những lần em ăn thịt gà vào thì ngay đêm hôm đó, hoặc ngày hôm sau em bị ngứa chân kinh khủng. Vậy có phải em bị dị ứng với thịt gà không ạ? Và phải làm sao ạ?