1

Phát ban trong thai kỳ

Phát ban trong thai kỳ là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Khắc phục phát ban trong thai kỳ bằng cách nào? Hãy cùng suckhoe123.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Phát ban trong thai kỳ Phát ban trong thai kỳ

Nguyên nhân gây ra phát ban trong thai kỳ?

Hầu hết các trường hợp phát ban trong thai kỳ không liên quan gì đến thai kỳ của bạn và thay vào đó là do các tình trạng khác, như viêm da tiếp xúc, dị ứng hoặc nhiễm trùng da. Những phát ban này trong thời kỳ mang thai gây khó chịu nhưng hiếm khi nguy hiểm, thường không gây ra bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào cho bạn hoặc con.

Nhưng một vài vấn đề khi mang thai sẽ gây ra phát ban và một trường hợp rất hiếm được gọi là bệnh pemphigoid thai nghén có thể ảnh hưởng đến em bé của bạn. Các vấn đề khác nhau có thể có các triệu chứng rất giống nhau, vì vậy đừng cố tự chẩn đoán. Hãy thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây khó chịu.

Dưới đây là danh sách liệt kê một số vấn đề có thể gây phát ban trong thai kỳ:

Phát ban cơ địa thai kỳ (AEP)

AEP là một thuật ngữ chung bao gồm 3 tình trạng:

  • Viêm da cơ địa (chàm)
  • Sẩn ngứa nang lông khi mang thai
  • Sẩn ngứa khi mang thai

AEP chiếm khoảng một nửa các tình trạng về da được chẩn đoán trong thai kỳ, thường bắt đầu vào cuối tam cá nguyệt thứ hai hoặc đầu tam cá nguyệt thứ ba.

AEP xuất hiện như nào và có cảm giác ra sao? Một đợt bùng phát AEP có thể rất ngứa và thường xuất hiện trên cánh tay, chân hoặc thân. Chàm thường có đặc điểm là da bị đỏ, có mày, vảy hoặc bong tróc. Sẩn ngứa nang lông trông giống như những vết xước nhỏ, như mụn trứng cá và chứng sẩn ngứa trong thời kỳ mang thai có thể trông giống như những vết cắn nhỏ.

AEP được điều trị như thế nào? AEP có thể được điều trị bằng thuốc bôi và thuốc kháng histamine. Một số phụ nữ cũng cần uống steroid.

AEP có thể ảnh hưởng đến thai kỳ của bạn như nào? AEP dường như không gây nguy hiểm cho bạn hoặc con. Nó thường biến mất ngay sau khi sinh, mặc dù có thể kéo dài đến ba tháng sau khi sinh. Bị một lần có nghĩa là bạn sẽ có nguy cơ lớn hơn bị tái lại trong các lần mang thai tiếp theo.

Mày đay sẩn ngứa trong thai kỳ

Dưới 1% phụ nữ phát triển tình trạng mày đay sẩn ngứa trong thai kỳ (PUPPP), một tình trạng hiếm gặp đặc trưng bởi những nốt ngứa, mẩn đỏ, các mảng ban rộng lan khắp bụng. Đây còn được gọi là tình trạng phát ban đa dạng của thai kỳ.

PUPPP thường bắt đầu trong tam cá nguyệt thứ ba, mặc dù nó có thể bắt đầu sớm hơn hoặc thậm chí trong hai tuần đầu sau khi sinh. Nó phổ biến hơn ở phụ nữ mang song thai và những người mang con đầu lòng. Không ai biết rõ nguyên nhân gây PUPPP.

PUPP xuất hiện như nào và có cảm giác ra sao? Phát ban PUPPP có thể gây ngứa dữ dội và thường xuất hiện đầu tiên trên bụng hoặc xung quanh bất kỳ vết rạn da nào bạn có. Nó có thể lan đến đùi, mông, lưng và hiếm hơn là cánh tay và chân của bạn. PUPPP thường không ảnh hưởng đến cổ, mặt, tay, hoặc chân bạn.

Cách điều trị PUPPP: Bác sĩ bạn có thể sẽ kê toa một loại thuốc mỡ bôi tại chỗ để giảm bớt và bác sĩ cũng có thể đề nghị dùng thuốc kháng histamine. Trong trường hợp nặng, bạn có thể cần uống một liệu trình steroid.

PUPPP có thể ảnh hưởng đến thai kỳ như nào? PUPPP không nguy hiểm cho bạn và con bạn. Nó thường biến mất trong vòng vài ngày sau khi sinh, mặc dù đôi khi nó vẫn tồn tại trong vài tuần. Nó có thể sẽ không trở lại trong thai kỳ sau này.

Pemphigoid thai kỳ

Pemphigoid thai kỳ là một tình trạng tự miễn dịch hiếm gặp, ảnh hưởng đến dưới 1 trong 20.000 phụ nữ có thai. Pemphigoid thai kỳ thường bắt đầu trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba với phát ban như hình tổ ong, nhưng nó có thể bắt đầu bất cứ lúc nào, bao gồm cả sau khi sinh một hoặc 2 tuần.

Phát ban này còn được gọi là bệnh herpes ở phụ nữ có thai do vẻ bề ngoài của nó - nhưng nó không liên quan đến virut gây bệnh herpes.

Pemphigoid thai kỳ xuất hiện như nào và cảm giác ra sao? Pemphigoid thai kỳ thường bắt đầu như một cơn phát ban gây ngứa ngáy, ban đầu giống như hình tổ ong sau đó dần dần trở thành những vết thương lớn, to hơn, phồng rộp. Các đợt bùng phát thường bắt đầu ở trong vùng bụng hoặc xung quanh rốn và cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên người như cánh tay và chân của bạn, bao gồm cả lòng bàn tay và lòng bàn chân.

Cách điều trị: Tình trạng này thường được điều trị bằng steroid đường uống

Pemphigoid thai kỳ ảnh hưởng như nào thế quá trình mang thai của bạn? Hầu hết phụ nữ bị Pemphigoid thai kỳ đều sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh, nhưng tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ bé bị sinh non hoặc nhỏ hơn so với tuổi thai.

Pemphigoid thai kỳ có thể đến và đi trong suốt thai kỳ và nó thường bùng phát trong thời kỳ hậu sản. Có thể mất vài tuần hoặc vài tháng mới giảm dần sau khi sinh.

Nếu phát triển tình trạng này, bạn sẽ được theo dõi chặt chẽ vì nguy cơ biến chứng khi mang thai. Trong một vài trường hợp, trẻ sơ sinh cũng phát triển phát ban này, mặc dù thường nhẹ và biến mất trong vài tuần.

Chứng bệnh này cũng thường tái phát trong các lần mang thai sau và có xu hướng nghiêm trọng hơn. Có một số báo cáo rằng, thuốc ngừa thai đường uống kích hoạt tình trạng tái phát ở một số phụ nữ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: phat ban thai ky
Tin liên quan
Viêm đường tiết niệu trong quá trình mang thai
Viêm đường tiết niệu trong quá trình mang thai

Mang bầu và cách đối mặt với vấn đề nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Nhiễm khuẩn âm đạo trong khi mang thai
Nhiễm khuẩn âm đạo trong khi mang thai

Viêm âm đạo do vi khuẩn trong thời gian mang thai.

Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis trong thai kỳ
Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis trong thai kỳ

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, trong số hơn 4 triệu ca sinh ở Hoa Kỳ mỗi năm, có khoảng từ 400 đến 4.000 trẻ sơ sinh được sinh ra với chứng toxoplasmosis (được gọi là chứng toxoplasmosis bẩm sinh)

Mắc bệnh Chlamydia trong khi mang thai
Mắc bệnh Chlamydia trong khi mang thai

Phụ nữ mắc bệnh Chlamydia trong thời kỳ mang bầu có tỷ lệ nhiễm trùng túi ối cao hơn, sinh non hoặc vỡ ối sớm.

Mắc bệnh thủy đậu trong khi mang thai
Mắc bệnh thủy đậu trong khi mang thai

Hội chứng thủy đậu bẩm sinh được đặc trưng bởi khuyết tật bẩm sinh, hầu hết là da sẹo, chân tay bị dị dạng, đầu nhỏ bất thường, các vấn đề thần kinh (như khuyết tật về trí tuệ) và các vấn đề về thị giác

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3706 lượt xem

Bác sĩ ơi, nhà em ở vùng miền núi, thường xuyên dùng bếp củi để nấu ăn. Vừa rồi em nghe thấy thông tin là hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai là không tốt. Em lại đang mang thai nữa, không hiểu thông tin đó có đúng không bác sĩ?

Đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1430 lượt xem

- Bác sĩ ơi, em làm giáo viên, phải đứng rất nhiều. Bác sĩ cho em hỏi, đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không ạ?

Có nên sắp xếp đồ đạc trong nhà khi đang mang thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  975 lượt xem

- Bác sĩ ơi, em có "bệnh" nghiện sắp xếp đồ. Hiện tại em đang mang thai, thì thường xuyên sắp xếp đồ đạc trong nhà có an toàn không ạ?

Thai nhi bị nấc cụt trong tử cung có bình thường không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1814 lượt xem

- Bác sĩ ơi, em bé nhà tôi thường xuyên bị nấc cụt trong tử cung. Hiện tượng này có bình thường không, thưa bác sĩ?

Có nên dùng miếng đệm sưởi ấm các cơ đau trong thai kỳ?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  845 lượt xem

- Bác sĩ ơi, dùng miếng đệm sưởi ấm các cơ đau có an toàn cho thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây