1

Người bị tiểu đường có được ăn lê không?

Giống như nhiều loại trái cây khác, người bị tiểu đường có thể ăn lê. Thậm chí, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng lợi ích dinh dưỡng của loại quả này giúp kiểm soát tình trạng bệnh. Lê có chỉ số đường huyết thấp nên sẽ không làm cho lượng đường trong máu tăng quá nhanh sau khi ăn.
Người bị tiểu đường có được ăn lê không? Người bị tiểu đường có được ăn lê không?

Có một quan niệm sai lầm rằng những người mắc bệnh tiểu đường không được ăn trái cây vì trái cây có chứa đường mà ăn đường sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Tuy nhiên, đường trong trái cây là đường tự nhiên, khác với đường kính hay đường bổ sung trong các loại thực phẩm chế biến sẵn. Hơn nữa, trái cây có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng có lợi góp phần tạo nên chế độ ăn uống lành mạnh.

Ăn trái cây mang lại nhiều lợi ích cho người mắc bệnh tiểu đường, miễn là chú ý đến khẩu phần ăn, tổng lượng carbohydrate (carb) tiêu thụ và chỉ số đường huyết của thực phẩm.

Giống như nhiều loại trái cây khác, người bị tiểu đường có thể ăn lê. Thậm chí, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng lợi ích dinh dưỡng của loại quả này giúp kiểm soát tình trạng bệnh. Lê có chỉ số đường huyết thấp nên sẽ không làm cho lượng đường trong máu tăng quá nhanh sau khi ăn.

Lợi ích của quả lê

Lê là một loại quả thân thiện với người bệnh tiểu đường, miễn là ăn vừa phải và ăn cùng với các loại thực phẩm bổ dưỡng khác. Khác với các loại đồ ăn vặt kém lành mạnh, ăn lê giúp thỏa mãn cảm giác thèm ngọt mà vẫn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Lợi ích chung của quả lê

Lê là một loại quả có vị ngọt, mọng nước, giàu vitamin và chất dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng trong quả lê mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

  • Chống viêm
  • Chống tăng đường huyết
  • Hỗ trợ tiêu hóa

Hiện nay có rất nhiều loại lê khác nhau như lê ta, lê Hàn Quốc, lê Nam Phi, lê Nhật Bản…

Giá trị dinh dưỡng của quả lê

Một quả lê cỡ vừa chứa: (1)

  • 101 calo
  • 27 gram carbohydrate
  • 5,5 gram chất xơ (71% là chất xơ không hòa tan và 29% là chất xơ hòa tan)
  • 7,65 gram vitamin C
  • 206 miligram (mg) kali

Lê còn chứa chất chống oxy hóa, fructose và sorbitol.

Một lượng chất dinh dưỡng đáng kể của quả lê tập trung ở lớp vỏ. Gọt vỏ lê sẽ làm giảm tới 25% lượng axit phonologic và axit ascorbic.

Lợi ích của lê đối với bệnh tiểu đường

Có rất nhiều nghiên cứu về lợi ích của quả lê đối với sức khỏe, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Một nghiên cứu đã đánh giá hàng nghìn người có nguy cơ bị tiểu đường type 2 và phát hiện ra rằng ăn thực phẩm giàu anthocyanin như quả lê giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh. (2)

Để có được lợi ích tối đa thì nên ăn lê nguyên quả thay vì uống nước ép hay sử dụng các sản phẩm khác làm từ quả lê. Một nghiên cứu cho thấy rằng ăn trái cây nguyên quả giúp làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường type 2 hiệu quả hơn so với uống nước ép.

Nghiên cứu về tác động của một số loại quả đối với những người có nguy cơ mắc tiểu đường type 2 cho thấy rằng ăn táo và lê giúp làm giảm 18% nguy cơ mắc bệnh.

Ăn lê kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh còn giúp kiểm soát bệnh tiểu đường giai đoạn đầu.

Một nghiên cứu cho thấy giống lê Bartlett và Starkrimson giúp ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 khi ăn cả quả. Nghiên cứu này còn chỉ ra rằng thường xuyên ăn trái cây tươi giúp giảm nhu cầu hoặc liều dùng thuốc điều trị tiểu đường ở giai đoạn tiền tiểu đường và giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường.

Xương rồng lê gai

Mặc dù có tên là “lê” nhưng xương rồng lê gai không thuộc cùng họ với các loại lê thường thấy. Đây là một loại xương rồng. Uống nước ép xương rồng lê gai cũng có lợi cho người mắc bệnh tiểu đường.

Thậm chí, xương rồng lê gai còn được xếp vào nhóm “siêu thực phẩm”. Loài cây này có công dụng làm giảm lượng đường trong máu ở người mắc bệnh tiểu đường type 2 nhưng hiện chưa có nhiều nghiên cứu về lợi ích này.

Chỉ số đường huyết của quả lê

Chỉ số đường huyết (glycemic index - GI) giúp đánh giá mức độ làm tăng lượng đường trong máu của các loại thực phẩm chứa carbohydrate. Để duy trì lượng đường trong máu trong phạm vi bình thường, hãy chọn ăn các loại thực phẩm có GI thấp hoặc trung bình.

Chỉ số đường huyết của các loại thực phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, gồm có hàm lượng chất béo và chất xơ cũng như độ chín, phương pháp nấu và mức độ qua chế biến (đối với các loại thực phẩm chế biến sẵn).

Quả lê thuộc nhóm thực phẩm có GI thấp. Một quả lê cỡ vừa có GI là 30 và táo có GI là 36, cao hơn lê một chút. Một số loại trái cây có GI thấp nhất là dâu tây, mâm xôi và việt quất. Một chén các loại quả này có GI là khoảng 25.

Một số loại trái cây có GI trung bình là đào (56), chuối (52) và dưa hấu (72).

Chế độ ăn uống lành mạnh cho người bệnh tiểu đường

Trái cây chỉ là một phần trong chế độ ăn uống lành mạnh mà người bị tiểu đường cần duy trì. Người bệnh cần ăn cả các loại thực phẩm bổ dưỡng khác như protein nạc, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt.

Một chế độ ăn uống cân bằng kết hợp các nhóm thực phẩm này sẽ cung cấp đủ vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể

Kiểm soát khẩu phần ăn cũng rất quan trọng. Cần xác định kích thước khẩu phần ăn thích hợp trước khi ăn bất cứ loại thực phẩm nào.

Duy trì đường huyết ở mức khỏe mạnh là chìa khóa giúp kiểm soát hiệu quả bệnh tiểu đường. Vì vậy, hãy tránh xa các loại thực phẩm làm tăng đường huyết, ví dụ như thực phẩm qua chế biến nhiều và đồ ngọt.

Khi nào cần đi khám?

Người mắc bệnh tiểu đường phải cố gắng giữ ổn định mức đường huyết. Nên đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để trao đổi về chế độ ăn uống nếu thường xuyên bị tăng đường huyết đột ngột hoặc hạ đường huyết.

Tóm tắt bài viết

Lê là một loại quả hoàn toàn phù hợp với chế độ ăn uống lành mạnh của người bệnh tiểu đường. Các chất dinh dưỡng trong lê giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và kiểm soát tình trạng bệnh ở giai đoạn đầu.

Mặc dù lê có chỉ số đường huyết thấp nhưng cũng không nên ăn quá nhiều một lúc và nên kết hợp với các loại thực phẩm lành mạnh khác như protein nạc và rau củ để tránh làm tăng lượng đường trong máu. Tốt nhất nên ăn lê nguyên quả thay vì uống nước ép để có được các lợi ích của loại quả này một cách tối đa.

Xem thêm: 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn socola không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn socola không?

Không chỉ có hương vị hấp dẫn, socola còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là socola đen.

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn gạo lứt không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn gạo lứt không?

Gạo lứt có giá trị dinh dưỡng ấn tượng với hàm lượng chất xơ, chất chống oxy hóa cao cùng một số vitamin và khoáng chất. Nhưng loại gạo này có phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường hay không?

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn quả chà là không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn quả chà là không?

Chà là là loại quả có vị ngọt, bùi và thường được bán ở dạng sấy khô. Do có vị ngọt tự nhiên nên tác động của quả chà là đến lượng đường trong máu là mối lo ngại đối với những người mắc bệnh tiểu đường.

Người bị bệnh tiểu đường có được ăn nho khô không?
Người bị bệnh tiểu đường có được ăn nho khô không?

Nho khô là một món ăn vặt hấp dẫn đối với những người thích đồ ngọt. Tuy nhiên, nho khô có vị ngọt như vậy thì liệu người bị tiểu đường có ăn được hay không?

Người mắc bệnh tiểu đường có được ăn đồ ngọt không?
Người mắc bệnh tiểu đường có được ăn đồ ngọt không?

Thực phẩm có chứa carbohydrate làm tăng lượng đường trong máu. Do đó, những người có mức đường huyết cao hoặc mắc bệnh tiểu đường cần chú ý lượng carbohydrate trong mỗi bữa ăn để kiểm soát lượng đường trong máu.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây