1

NGÔI MÔNG

Bài giảng sản phụ khoa Tập 2_ĐHYHN_Năm 2020

I. MỞ ĐẦU

1.1. Định nghĩa

  • Ngôi mông là một ngôi dọc mà cực đầu ở phía đáy tử cung, cực mông ở phía cổ tử cung và mông trình diện trước eo trên khi chuyển dạ.
  • Ngôi mông có khả năng đẻ đường dưới nhưng dễ mắc đầu hậu, vì vậy một số tác giả coi như là một ngôi đẻ khó.
  • Tỷ lệ ngôi mông chiếm khoảng 3-4%.

1.2. Phân loại

Người ta có thể chia làm 2 loại cơ bản.

- Ngôi mông hoàn toàn hay ngôi mông đủ: là ngôi thai gồm đủ cả mông vàchân thai nhi gập lại, nên giống như thai nhi ngồi xổm hay ngồi xếp bằng ởtrong buồng tử cung, là loại ngôi mông hay gặp (hình 6.3).

- Ngôi mông không hoàn toàn hay ngôi mông thiếu: là ngôi trình diện ởtrước eo trên hoặc chỉ có mông hoặc chân hoặc đầu gối.

  •  Ngôi mông thiếu kiểu mông: chỉ có mông trình diện trước eo trên, haichân duỗi thẳng vắt ngược lên phía đầu thai (hình 6.4).

  •  Ngôi mông thiếu kiểu đầu gối: hình dung như thai quỳ trong tử cung.
  •  Ngôi mông thiếu kiểu chân: khám thai lúc chuyển dạ, ta nắn thấy đầuthai ở đáy tử cung nhưng thăm trong qua lỗ cổ tử cung chỉ sờ thấy một hay haicả bàn chân thai nhi mà không thấy mông.

 Hai ngôi mông thiếu kiểu chân hay đầu gối trong quá trình đỡ đẻ sẽ chuyển thành ngôi mông đủ thứ phát.

- Mốc của ngôi mông: là mỏm xương cùng.

- Đường kính lọt của ngôi mông: là đường kính lượng ụ đùi: 9,5cm làđường kính nhỏ nhất trong các ngôi thai. Do đó, khi đẻ mông của ngôi mông rấtdễ đẻ, nhưng khi đẻ đầu dễ mắc đầu hậu.|

- Thế và kiểu thế:

+ Thế: mốc xương cùng của ngôi mông cùng phía với lưng, nên nắn bụnglấy lưng thai bên nào thì thế của ngôi mông ở bên đó.

+ Kiểu thế: ngôi mông có 4 kiểu thế lọt:

  •  Cùng chậu trái trước, viết tắt CgCTT.
  • Cùng chậu trái sau, viết tắt CgCTS.
  •  Cùng chậu phải trước, viết tắt CgCFT.
  • Cùng chậu phải sau, viết tắt CgCFS.

- Ngôi mông có hai kiểu sử:

  •  Cùng chậu trái ngang, viết tắt CgCTN.
  • Cùng chậu phải ngang, viết tắt CgCFN.

1.3. Nguyên nhân

Theo quy luật bình chỉnh của Pajot, hình thể thai nhi ở trong tử cung phảiphù hợp với hình dáng bên trong tử cung. Trong hai quy đầu của thai kỳ, đầuthai nhi to hơn mông nên đầu thai thường nằm phía đáy tử cung. Sang quý III,mông thai nhi phát triển nhanh và to hơnđầu, nên đầu thai thường quay xuốngphía cổ tử cung để mông thai nhi quay lên phía đáy tử cung phù hợp với bề rộngcủa đáy tử cung. Vì vậy, tỉ lệ đẻ ngôi mông ở thai non tháng cao hơn đủ thángtừ 1/30 - 1/60, có khi đến 1/100.

1.3.1. Do thai

  • Cực đầu to, não úng thuỷ.
  •  Thai thứ 2 của thai sinh đôi; thai suy dinh dưỡng.

1.3.2. Do phần phụ của thai

  •  Rau tiền đạo.
  •  Đa ối hay thiểu ối.
  •  Dây rau ngắn hay do dây rau quấn cổ.

1.3.3. Do mẹ

  •  Tử cung nhỏ khó bình chỉnh ở người đẻ con dạ nhiều lần.
  • Hình dáng trong lòng tử cung bất thường như tử cung dị dạng, tử cungđ ôi, tử cung hai sừng, hình trụ, hai tử cung, tử cung có nhân xơ, tử cung bị chènép từ bên ngoài bởi u nang buồng trứng.
  • Thai phụ có khung chậu hẹp.

II. TRIỆU CHỨNG VÀ CHẨN ĐOÁN KHI CÓ THAI

2.1. Lâm sàng

  • Hỏi: thai phụ có cảm giác thai đạp hay máy nhiều ở vùng dưới rốn, nhưngkhi thai cử động mạnh đầu thai hay thúc lên vùng hạ sườn phải.
  • Nhìn: thấy tử cung hình trứng hay hình trụ trục tử cung lệch về phía phải.
  • Nắn vùng hạ vị: không thấy cực tròn đều của đầu. Nắn chỉ thấy một khốikhông đồng đều chỗ rắn, chỗ mềm, nếu nhiều ối không có dấu hiệu bập bênhnhư trong ngôi chỏm. Từ đấy nắn tiếp lên phía đáy tử cung là một diện phẳngcủa lưngthai. Nếu là ngôi mông ở kiểu thế trước diện phẳng lưng nắn thấy rõ-59hơn ngôi mông kiểu thế sau. Ngược lại, nếu là kiểu thế sau bên đối diện với lưng lại có cảm giác thấy lổn nhổn của chi thai nhi. Nắn ở gần đáy tử cung hay ở một bên sừng tử cung có thể thấy một khối tròn đều chắc của đầu thai nhi. Cần tìmdấu hiệu “lúc lắc của đầu thai nhi” nếu có, có thể chắc chắn đấy là đầu thai nhi.Giữa lưng và đầu có thể thấy rãnh đáy.
  • Nghe: ở tim thai thường thấy ở cao trên rốn.
  • Thăm trong: vì chưa chuyển dạ cổ tử cung còn đóng kín. Thăm qua túicùng ta không có cảm giác có một khối tròn đều rắn, mà là một khối mềm vàthường ở cao gợi ý ngôi mông, đôi khi lại có cảm giác có kèm theo có khối nhỏ gợi ý ngôi mông đủ.

2.2. Chẩn đoán

2.2.1. Chẩn đoán lâm sàng

Các dấu hiệu phát hiện được qua chẩn đoán lâm sàng gợi cho ta nghĩ tớingôi mông. Muốn xác định cần dựa thêm vào các dấu hiệu cận lâm sàng.

2.2.2. Chẩn đoán cận lâm sàng

  • Siêu âm: là phương pháp cận lâm sàng có giá trị trong chẩn đoán cũngnhư tiên lượng có thể đánh giá vị trí của đầu, lưng, mông, đo được các đườngkính thai nhi (lưỡng đỉnh, đường kính ngang bụng, chiều dài xương đùi), ối, vịtrí rau bám. Xác định trọng lượng thai nhi, từ đó đưa ra hướng xử trí, tiên lượngchính xác hơn.
  •  Chụp X-quang: là phương pháp hiện nay ít dùng, chỉ áp dụng ở các cơ sởy tế chưa có máy siêu âm, nhưng có thể đánh giá tình trạng khung chậu, xácđịnh đầu thai nhi cúi tốt hoặc không tốt và có thể phát hiện một số bất thườngcủa hệ thống cơ xương.
  •  Scanner: có thể đo đường kính khung chậu, các đường kính của thai nhi.

2.2.3. Chẩn đoán xác định

Cân dựa vào các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng. Đặc biệt thời gian, chỉnên chẩn đoán xác định vào tháng cuối thai kỳ hay trước khi chuyển dạ, vì lúcnày thai không còn thời gian để quay.

III. CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ KHI CHUYỂN DẠ

3.1. Lâm sàng

1.1. Cơ năng

Thường không rõ có thể thấy thai đạp ở vùng rốn, đau tức vùng hạ sườn(thường bên phải vì đầu thai đè vào gan).

3.1.2. Thực thể

  •  Nhìn có thể thấy tử cung hình trụ.
  •  Nắn tử cung ở phía dưới không thấy cực đầu tròn đều, rắn, chỉ thấy mộtkhối không đều, chỗ rắn chỗ mềm to. Nhiều khi khó nắn rõ các phần thai nhi vìcó cơn co tử cung.
  •  Nghe: tim thai ở mức ngang rốn vì ngôi thai đã xuống.

3.1.3. Thăm trong

- Khi cổ tử cung đã mở, màng ối còn, tránh vỡ ối khi thăm khám; qua màngối có thể cảm thấy:

  • Nếu cảm thấy mông và một hay cả hai bàn chân thai nhi, nghĩ tới ngôi mông đủ.
  • Nếu khi thấy khối mông, có thể là ngôi mông thiếu.
  •  Nếu chỉ thấy có chân thai nhi, có thể là ngôi mông thiếu.

- Khi khám trong cần xác định xem có sa dây rau trong bọc ối hay không ?

- Thăm trong khi cổ tử cung đã mở và màng ối đã vỡ hoàn toàn dễ khám hơn.

+ Nếu nắn thấy xương cùng, lỗ hậu môn ở giữa hai mông, bộ phận sinh dục của thai và bàn chân thai ta dễ dàng chẩn đoán là ngôi mông đủ.

+ Nếu chỉ có cảm giác được xương cùng, lỗ hậu môn ở giữa hai mông thai nhi cần phân biệt: Ngôi mặt: vì có miệng ở giữa hai má.

+ Nếu cảm thấy có mông và bàn chân thai nhi cần chẩn đoán phân biệt với:

+ Ngôi chòm sa chi: phân biệt chân và bàn tay của thai nhi dựa cấu tạo giải phẫu như sau:

  •  Ngón tay cái: ngón tay cái nhỏ hơn và xa cách ngón còn lại, còn ngónchân cái to hơn và gần với các ngón còn lại. Các ngón tay dài xắp lại có hình Vngược và không có gót nên vuốt thẳng ra được.
  •  Xác định bàn chân: các ngón chân ngắn, năm ngón xếp liền nhau và gầnnhư thẳng hàng ngang nhau, bàn chân có thể gấp góc với cẳng chân vì có gót.

- Khi thăm trong cần xác định có sa dây rau trong bọc ối hay không ?

3.2. Cận lâm sàng

  • Chẩn đoán ngôi mông khi chuyển dạ vì cổ tử cung đã mở. Tuy nhiên đôi khi cũng cần có siêu âm hoặc X-quang để chẩn đoán xác định.

3.3. Chẩn đoán phân biệt

  • Ngôi chỏm: ngôi mông thiếu kiểu mông nhất là khi đi chưa võ. Khi khámngoài ở vùng hạ vị ở ngôi mông thiếu cũng có cảm giác nhỏ và rắn như đầu thainhi, nhưng thăm trong không thấy tóc, thóp sau và đường liền khớp dọc củangôi chỏm.
  •  Ngôi chỏm sa chân: có thể nhầm với ngôi mông đủ khi chỉ sờ thấy mộtchân. Vì đầu thai nhi dễ nhầm với mông thai nhi ở những thai ít tóc.
  •  Ngôi mặt: khi ngôi mặt mà ôi đã vỡ thì hai má thai nhi bị uốn khuôn nêndễ nhầm với hai mông, và mồm thai nhi dễ nhầm với hậu môn của ngôi mông.
  • Ngôi ngang: ngôi mông chếch mà đầu thai nhi ở hạ sườn phải ngôi thai nhi ở hố chậu trái nên khi thăm khám ngoài dễ nhầm với ngôi ngang.

3.4. Các yếu tố tiên lượng để ngôi mông

3.4.1. Yếu tố thai

  • Ngôi thai: ngôi mông thiếu kiểu mông tiên lượng tốt hơn ngôi mông đủ.
  • Ngôi mông đầu ngửa nguyên phát có thể phát hiện trên lâm sàng hoặcdựa vào X-quang mới có thể xác định được.
  • Ngôi mông có đầu to, bị não úng thuỷ.
  •  Ngôi mông thứ hai của thai sinh đôi.
  •  Trọng lượng thai nhi.

3.4.2. Yếu tố người mẹ

  • Tuổi và số lần đẻ.
  • Tiền sử sản khoa.
  •  Khung chậu giới hạn.
  • Tử cung có sẹo mổ cũ
  • Các bất thường ở tử cung, tử cung dị dạng (tử cung có vách ngăn, tử cunghai sừng, vách ngăn âm đạo, u xơ tử cung...).

3.4.3. Yếu tố phần phụ của thai

  •  Đầu ối.
  •  Sa dây rau.
  •  Rau tiền đạo.
  •  Nhiễm trùng ối.

3.4.4. Đánh giá các yếu tố đông trong chuyển dạ

  •  Tình trạng thai: dựa vào máy monitoring theo dõi tim thai và cơn co làtốt nhất.
  •  Cơn co tử cung: động lực cuộc chuyển dạ, trong ngôi mông cơn co tử cungđóng vaitrò quan trọng, nhấtlà giai đoạn sổ thai. Nếu cơn co không nhịp nhàngđều đặn sẽ thành đẻ khó.
  • Sự xoá mở cổ tử cung: dựa vào biểu đồ chuyển dạ.
  • Sự tiến triển của ngôi thai.có sẹo mổ cũ.

3.5. Cơ chế đẻ ngôi mông đủ: khác với ngôi đầu cuộc đẻ được diễn ra:

  • Đẻ mông - vai và đâu. Mỗi phần có cơ chế riêng với 4 kỳ: lọt, xuống vàquay,sổ các đường kính lọt củangôi tăng dần:lưỡng ụ ngồi 9cm, lưỡng mỏm vaithu nhỏ còn 9,5cm, lưỡng đỉnh 9,5cm phần khó nhất (sổ cuối cùng).

3.5.1. Đẻ mông

  •  Lọt: ngôi sẽ lọt theo đường kính lưỡng ụ đùi theo đường kính chéo củakhung chậu, không có hiện tượng thu nhỏ ngôi vì nó đã đủ nhỏ và lọt dễ dàng.Thường lọt đối xứng, khi đường kính lưỡng ụ đùi qua eo trên lọt dễ vàsớm với ngôi mông thiếu kiểu mông, chậm hơn trong ngôi mông hoàn toàn.
  • Xuống và quay: ngôi quay 45° để thành CgCTN hay CgCFVN quay vàxuống thường đồng thời. Đường kính lưỡng ụ đùi sẽ nằm theo đường kính trước sau của eo dưới, ngôi tỳ vào tầng sinh môn.
  • Sổ: khi mông sau xuống trước rồi mông trước và chân trước của ngôi thaisổ trước. Khi mông đã vượt qua bờ dưới khớp vệ thì cố định tại đó để chân sauvà mông sau sổ tiếp ra. Như vậy đã đẻ xong mông tiếp đến bụng thai sẽ sổ rangoài và đến giai đoạn đẻ vai.

3.5.2. Đẻ vai

  • Lọt: đầu muốn lọt được đâu phải cúi tốt tức cằm phải tỳ sát vào xươngức, nên cần có sự giúp đỡ của người nữ hộ sinh từ trên bụng. Đường kính hạchẩm thóp trước lọt theo đường kính chéo trái của khung chậu (tức đường kínhlưỡng đỉnh lọt theo đường kính chéo phải của khung chậu).
  •  Xuống và quay: đường kính của ngôi thai theo đường kính nào thì cũngxuống theo mặt phẳng đó của khung chậu. Sau khi xuống xong đầu sẽ quay 45°để cho hạ châm tì vào dưới khớp vệ và cố định tại đó để đầu thai nhi sổ tiếp theocách sổ đầu hậu.
  • Sổ: sổ đầu hậu bắt đầu sổ từ: hạ châm - cầm, hạ chẩm - mồm, hạ châmmũi, hạ châm - trán và cuối cùng mới đến hạ chẩm - thóp trước. Quá trình sửđầu hậu nhanh hông cần uốn khuôn nên để ngôi mông đầu thai nhi tròn.

3.6. Cơ chế để ngôi mông thiếu

Cũng tương tự như đẻ ngôi mông đủ, dưới, ảnh hưởng của cơn co tử cungvà sức rặn của sản phụ cơ chế đẻ ngôi mông thiếu có những diễn biến khácnhau như sau:

3.6.1. Đẻ mông

  • Ngôi mông thiếu nhỏ hơn ngôi mông đủ nên thì lọt dễ lọt hơn ngôi môngđủ. Sau đẻ mông đến đẻ vai, sổ bụng, chân thai vẫn thẳng và vắt lên trước vai,cùng với cột sống toàn thân thai nhi thành một khối giống hình trứng trục dọckhông uốn cong theo trục của tiểu khung, nên giaiđoạn này kéo dài và takhông được hạ chân thai nhi xuống.

3.6.2. Đẻ vai

  • Đường kính lưỡng mỏm vai cũng lọt xuống và quay như đường kính lưỡngụ đùi. Trong giai đoạn đẻ vai thường kéo dài do lưng thai không uốn cong theochiều cong của tiểu khung. Để vai ở ngôi mông thiếu do hai chân duỗi thẳng gấpngược lên vai làm thai không thể giơ tay lên đầu và cũng mất luôn khoảngtrống dưới cằm, nên làm cho đầu hậu không thể ngửa lên được, lúc này cũng làlúc cổ tử cung và âm đạo giãn tối đa để chuẩn bị cho sổ đầu hậu.

3.6.3. Đẻ đầu

  • Đầu hậu của ngôi mông thiếu thường cũi tốt. Dưới áp lực của cơn co tửcung, sức rặn của mẹ và sự hỗ trợ để đầu thai nhi cúi tốt của người phụ giúp chođầu hậu lọt xuống quay sổ ít khó khăn hơn để đầu hậu của ngôi mông đủ.

3.7. Một số trường hợp khó khăn trong cơ chế đẻ

  • Ngôi không lọt: thường gặp trong ngôi mông đủ, ngôi không lọt do kiểu thế.
  • Đẻ khó do giơ tay: thường do thầy thuốc gây nên (cho rặn quá sớm, kéothai, đẩy bụng không đúng lúc).
  • Đôi khi còn do bất tương xứng thai và khung chậu mà không biết trước.
  • Mắc đầu hậu: đây là nguyên nhân rất trầm trọng có thể gây sang chấn cho thai nhi, thậm chí chết thai.
  • Đầu không lọt được do kiểu thế, do bất tương xứng thai - khung chậu,đầu cúi không tốt, do lưng quay ra sau.
  • Hẹp eo giữa.
  • Do phần mềm: do cuộc đẻ nhanh, tầng sinh môn chưa được chuẩn bị tốt,có thể gây mắc đầu hậu gây tổn thương thai nếu can thiệp thô bạo.

IV. HƯỚNG XỬ TRÍ

4.1. Trong khi có thai

  • Khi đã chẩn đoán ngôi mông cần thăm khám và thực hiện các thăm dò cầnthiết đánh giá nguy cơ (siêu âm, X-quang, Scanner) và khám thai đúng kỹthuật quy định.
  • Ngoại xoay thai thành ngôi chỏm trước đây là có. Hiện nay là không.Nhiều tác giả không đồng ý ngoại xoay thai, vì có nhiều nguy hiểm cho thai.Nếu như được làm, nên làm tại cơ sở có khả năng phẫu thuật, theo dõi dưới siêuâm tuổi thai 35-36 tuần, không làm với tử cung dị dạng, tử cung có sẹo mổ cũ,rau tiền đạo, dây rau quấn cổ (được chẩn đoán bằng siêu âm), khung chậu hẹp,dẹt, méo...
  • Tai biến: rau bong non, gây thai chết, nguy hiểm tính mạng mẹ.
  •  Nếu không ngoại xoay thai thì làm gì ? cần thực hiện đầy đủ các yếu tốđánh giá tiên lượng thai để xem có khả năng đẻ đường dưới hay đẻ đường trên(xem phần các yếu tố tiên lượng để ngôi mông).
  •  Nếu có khả năng đẻ đường dưới thì chờ chuyển dạ để đánh giá thêm cácyếu tố động: cơn co tử cung, sự xoá mở cổ tử cung, ối và đầu ối, tình trạng củathai, độ lọt của ngôi thai và tình trạng người mẹ.
  •  Nếu không có khả năng đẻ đường dưới thì chờ chuyển dạ và chủ động mổlấy thai khi đủ điều kiện.

4.2. Khi chuyển dạ đỏ tự nhiên

- Những chỉ định mổ lấy thai khi bắt đầu chuyển dạ:

  •  Khung chậu bất thường, hẹp, lệch, dẹt.
  •  Tuổi mẹ: con so lớn tuổi.
  •  Thai to, đầu ngứa nguyên phát.
  •  Tiền sử sản khoa nặng nề, điều trị vô sinh, tử cung có sẹo mổ cũ, u tiênđạo (u xơ tử cung, u nang buồng trứng).

- Những chỉ định mổ tương đối trong chuyển dạ:

  •  Ngôi mông + con so + thai > 3000g hay ngôi mông + ối vỡ non.
  •  Ngôi mông + sa dây rau trong hay ngoài bọc ối.
  •  Ngôi mông + cổ tử cung tiến triển chậm.
  •  Ngôi mông + mẹ bị bệnh nội khoa (bệnh tim, cao huyết áp).
  •  Ngôi mông + suy thai.

4.3. Theo dõi đẻ đường dưới

4.3.1. Theo dõi cơn co, xoá mở cổ tử cung

  • Cân điều chỉnh cơn co tử cung nhịp nhàng, đều đặn, nếu cơn co rối loạnđiều chỉnh bằng thuốc. Khi cơn co không đủ hiệu lực cần truyền oxytocin tĩnhmạch. Hạn chế khám trong, giữ đầu ối không vỡ đến khi cổ tử cung mở hết. Khiối vỡ trong nước đi thường có phân su, nhưng đây không phải dấu hiệu của suythai, cần theo dõi tình trạng tim thai.
  • Theo dõi tình trạng người mẹ khi truyền oxytocin.

4.3.2. Đỡ đẻ trong ngôi mông theo phương pháp tự nhiên

- Hiện nay truyền oxytocin đặt ra trong tất cả các trường hợp để điều chỉnhcơn co tử cung tốt, hướng dẫn sản phụ rặn trong cơn co tử cung, không can thiệpnhiều đến thai.

- Sự có mặt của thầy thuốc sơ sinh là cần thiết.

- Chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp đỡ đẻ ngôi mông:

* Phương pháp Tschovianov: mục đích làm cho ngôi lọt xuống trong tiểukhung từ từ làm giãn nở tối đa cổ tử cung, âm đạo và tầng sinh môn tạo điềukiện thuận lợi chosố đầu. Người đỡ đẻ phải giữ cho ngôi không số ra ngoài trongmột thời gian nhất định (thực tế lâm sàng, đào tạo một cách cụ thể về động táccần làm).

+ Ngôi mông thiếu kiểu mông: do chân gấp lên và tạo thành một khối sẽ làm cho cổ tử cung, âm đạo và tầng sinh môn giãn nở tốt khi tiến hành thủ thuật này.

+ Thì sổ đầu cần sử dụng thuốc để cơn co mạnh, hướng dẫn sản phụ rặn mạnh và kết hợp ấn đầu phía trên khớp mu (có thể để người phụ hoặc người đã làm).

+ Hồi sức thai một cách có hệ thống bằng glucose và oxy vì theo các tác giả trong ngôi mông dễ suy thai (do thời gian có khi dài hơn, tác động vào thai khiđỡ, kéo, lấy đầu hậu... ảnh hưởng đến hô hấp).

  •  Đối với ngôi mông đủ: tránh đi lại nhiều, giữ cho đi không vỡ sớm. Khingôi đã thập thò ra âm hộ, người đỡ đẻ phải dùng một gạc lớn (sắng) ấn vào âmhộ mỗi khi có cơn co để cho mông khỏi sổ sớm, mông và thân thai nhi sẽ nong cổtử cung làm cổ tử cung mở hết, nong giãn âm đạo và tầng sinh môn giúp chođầu thai sổ sau dễ dàng, thời gian giữ từ 10-20 phút (chú ý nới dây rau khi bụngđã số). Theo dõi sát tim thai khi có dấu hiệu suy thai cần cho thai sổ ngay. Khichuẩn bị sổ đầu có thể tiêm 2 đơn vị oxytocin + 2 ống atropin 1/4mg (tĩnh mạch)và ấn trên xương mu giúp cho đầu cúi thêm, giúp đẻ nhanh.+
  • Đối với ngôi mông thiếu kiểu mông: cũng như trong ngôi mông hoàn toàn, cố giữ đầu ối. Khi mông sổ vì chân và mông đã nong âm đạo và tầng sinhmôn khá tốt, người đỡ đẻ ôm vào đùi thai nhi, hai ngón tay cái về phía sau đùi,các ngón khác về phía xương cùng hướng thai lên trên, giữ cho thân thai nhiluôn áp vào bụng và ngực, điều này làm cho khối ngực và chân thai làm giãn nởthêm phần mềm, hướng mông lên trên để đề phòng sa tay. Khi sổ đầu cũngdùng thuốc tăng co để giúp sổ đầu tốt hơn. Đầu có thể sổ theo phương phápBracht hay Mauriceau.

4.4. Các thủ thuật thường dùng trong đỡ ngôi mông

- Các thủ thuật đỡ đầu hậu:

* Thủ thuật Bracht: khi thân và hai tay đã sổ, người đỡ đẻ nắm giữ thaivới hai bàn tay bằng cách ấp các ngón tay cái vào mặt trước đùi nắm hai cổchân thai rồi bằng động tác phối hợp đưa thai ra trước, lên trên và lật ngửa thailên bụng mẹ. Không được lôi kéo gì vào thai nhi.

  •  Lấy đầu trên bằng Forceps: khi đầu bị giữ lại ở phần mềm sinh dục cóthể dùngforceps lấy ra dễ dàng bằng cách: thai được giữ ở chân và được nânglên cao bởi một người phụ, người đã chính đặt hai cành forceps theo kiểu chấmvệ, lúc đầu kéo hướng xuống dưới rồi vừa kéo vừa nâng dần.

* Thủ thuật Mauriceau: áp dụng khi mắc đầu hậu mà đầu chưa lọt thấp. Thủ thuật này dễ gây thương tổn đám rối cánh tay hay miệng thai nhi.

+ Mục đích:

  •  Làm cho đầu cúi tốt hơn.
  •  Kéo cho đầu xuống trong tiểu khung.
  •  Xoay cho đầu về chẩm vệ.
  •  Kéo và ngứa dần cho đầu sổ.

+ Cách làm: cho thai cưỡi lên cẳng tay người đỡ đẻ - đưa hai ngón tay trỏ vàgiữa vào miệng thai nhi đến tận đáy lưỡi ấn xuống cho cằm sát vào ngực giúpcho đầu thai cúi. Tay còn lại đặt trên lưng, sát vai dùng các ngón đẩy vào vùngchẩm để phối hợp cùng lúc với bàn tay bên trong làm cho đầu cúi. Sau đó dùngcác ngón tay ngoài ôm lấy 2 vai và khe ngón trỏ và giữa ôm lấy gáy thai và phốihợp với tay trong thực hiện các thao tác: kéo thai xuống, đưa đầu về chẩm vệ vàhướng thai ra trước lật lên phía bụng mẹ.

 

  • Cho sổ đầu bằng cách gấp đầu sát vào ngực thai và bụng ngược lên phía bụng mẹ

* Thủ thuật hạ tay (thủ thuật Loveset): là thủ thuật ít gây sang chấnnhất và hiệu quả nhất. Khi đỡ ngôi mông, lúc thai nhi đã sổ đến mỏm vai, ngườiđỡ đẻ cần cho ngón tay lên kiểm tra xem tay thai có bị dơ lên cao hay không.

  • Lúc này lưng thai đã quay ra trước. Người đỡ đẻ nắm giữ thai bằng haibàn tay, ngón cái ở vùng thắt lưng lòng bàn tay ở hai mông các ngón tay khác ởphía bụng. Quay thai 90° cho lưng thai quay sang phải để cánh tay trước củathai xuống dưới khớp vệ sẽ sổ, vai kia khi ấy trong tiểu khung sẽ chuyển xuốngdưới mỏm nhô.
  • Sau đó quay 180° theo hướng ngược lại để đưa tay sau ra trước, sẽ thấy khuỷu tay xuất hiện ở âm hộ. Tiếp đó thai sẽ được hạ xuống cố định chấm dưới khớp vệ cho đầu số.
  • Thủ thuật đại kéo thai trong ngôi mông: là thủ thuật qua đó người thầythuốc cho tay vào đường sinh dục kéo thai ra theo cơ chế đẻ nhằm mục đích lấythai ra sớm. Ngày nay rất ít được chỉ định do có nguy cơ rất lớn với thai và tửvong sau đẻ cao.68
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Cắt eo thận móng ngựa - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

NGÔI THÓP TRƯỚC
  •  1 năm trước

Bài giảng sản phụ khoa Tập 2_ĐHYHN_Năm 2020

NGÔI VAI
  •  1 năm trước

Bài giảng sản phụ khoa Tập 2_ĐHYHN_Năm 2020

NGÔI NGANG
  •  1 năm trước

Bài giảng sản phụ khoa Tập 2_ĐHYHN_Năm 2020

Kỹ thuật tạo vạt da "siêu mỏng" chẩm cổ lưng có nối mạch vi phẫu điều trị sẹo vùng cổ-mặt - Bộ y tế 2013
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Tin liên quan
Cách đối phó khi không có một ca sinh như mong muốn
Cách đối phó khi không có một ca sinh như mong muốn

Hầu hết mọi phụ nữ đều lý tưởng về trải nghiệm sinh đẻ của mình. Nhưng vì bạn thuộc tình trạng mang thai nguy cơ cao, nên có thể cần sinh mổ, kích sinh sớm hoặc một phương pháp can thiệp y khóa khác mà bạn không hề muốn.

8 tác dụng phụ không mong muốn của testosterone dạng bôi
8 tác dụng phụ không mong muốn của testosterone dạng bôi

Testosterone dạng bôi là loại thuốc kê đơn dùng trực tiếp ngoài da, được sử dụng để điều trị chứng suy sinh dục – tình trạng mà nồng độ testosterone trong cơ thể giảm xuống mức quá thấp.

Câu chuyện trầm cảm của bà bầu: Việc nghỉ ngơi trên giường đã kích hoạt nó!
Câu chuyện trầm cảm của bà bầu: Việc nghỉ ngơi trên giường đã kích hoạt nó!

“Tôi đã nhận thức được nguy cơ bị trầm cảm sau sinh, nhưng tôi không bao giờ nghĩ đến việc bị trầm cảm trong khi mang thai.”

Sự thay đổi tóc và móng tay trong thai kỳ
Sự thay đổi tóc và móng tay trong thai kỳ

Bạn có thể cảm thấy tóc mình dày hơn khi mang thai. Nhưng thực chất bạn không hề mọc thêm tóc (và sợi tóc cũng không dày hơn) – mà tóc bạn chỉ rụng chậm hơn so với thông thường.

Ngồi trên ghế massage rung khi mang thai có an toàn không?
Ngồi trên ghế massage rung khi mang thai có an toàn không?

Câu hỏi: Thưa bác sĩ, việc ngồi trên ghế massage rung trong khi đang mang thai có an toàn không? Cảm ơn bác sĩ!

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Làm nail (làm móng) khi đang mang thai có an toàn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  859 lượt xem

Tôi có nên đến salon để cắt hoặc sơn sửa móng trong khi đang mang thai không, thưa bác sĩ? Việc làm này có an toàn cho thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Sơn móng bột Acrylic khi mang thai có an toàn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1296 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi có thể sơn móng bột Acrylic trong khi đang mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Có nên ngồi trong bồn nước nóng khi đang mang thai không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  757 lượt xem

Bác sĩ ơi, tôi có nên ngồi trong bồn nước nóng trong khi đang mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Khi ngồi, lưng bé trai 9 tháng bị cong, các đốt sống lồi ra thì có phải bị gù lưng không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1819 lượt xem

Hiện bé trai nhà em đang được 9 tháng tuổi. Bé nặng 8kg ạ. Hiện giờ bé đã biết bò, bám để đứng lên và ngồi vững rồi. Khi bò, đứng hay nằm thì lưng bé khá thẳng. Tuy nhiên khi ngồi em thấy lưng bé bị cong. Sờ vào thì thấy các đốt sống bị lồi ra. Bé như vậy là có bị gù lưng không, thưa bác sĩ?

Ngôi thai đang ngược, liệu sắp tới có quay về... thuận?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  341 lượt xem

Mang thai 20 tuần, em đi khám, bác sĩ siêu âm bảo "ngôi thai ngược". Về nhà, dù em đã thay đổi nhiều tư thế nằm, nhưng bé vẫn đạp nhiều. Chỉ trừ lúc ngồi dựa lưng vào thành giường thì bé mới chịu im. Vậy nên, ban đêm hầu như 2 mẹ con đều khó ngủ. Em rất lo - Liệu những tháng tới, bé có tự quay đầu lại cho ngôi thuận, được không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây