1

Sự thay đổi tóc và móng tay trong thai kỳ

Bạn có thể cảm thấy tóc mình dày hơn khi mang thai. Nhưng thực chất bạn không hề mọc thêm tóc (và sợi tóc cũng không dày hơn) – mà tóc bạn chỉ rụng chậm hơn so với thông thường.
Sự thay đổi tóc và móng tay trong thai kỳ Sự thay đổi tóc và móng tay trong thai kỳ

Việc tóc trở nên dày hơn khi mang thai có phổ biến không?

Đây là những gì đang diễn ra: Thông thường, 85-95% tóc trên đầu bạn đang phát triển và 5-15% ở trong giai đoạn nghỉ ngơi. Sau giai đoạn nghỉ ngơi, tóc này sẽ rụng một cách tự nhiên (thường trong khi bạn đang đánh răng hoặc gội đầu) và được thay thế bởi những sợi tóc mới. Trung bình, một người phụ nữ rụng khoảng 100 sợi tóc một ngày.

Trong thời kỳ mang thai, lượng estrogen cao hơn kéo dài giai đoạn tăng trưởng, dẫn đến tóc rụng ít hơn và các lọn tóc dày hơn. Một số phụ nữ cũng nhận thấy rằng tóc của họ trở nên bóng hơn trong thời kỳ mang thai hoặc thay đổi cấu trúc tóc (ví dụ tóc xoăn trở nên thẳng).

toc

Mái tóc sau khi sinh của bạn sẽ không được như vậy. Sau khi sinh, chu kỳ tăng trưởng/nghỉ ngơi quay trở lại mô hình trước đó, vì vậy bạn có thể nhận thấy có nhiều tóc rụng hơn. Không phải tất cả phụ nữ mang thai đều nhận thấy sự thay đổi đáng kinh ngạc về tóc trước và sau khi sinh. Trong số những người có thay đổi, sự thay đổi có xu hướng rõ ràng hơn ở phụ nữ có mái tóc dài hơn.

Có thêm lông mặt hoặc lông cơ thể có phải là điều bình thường?

Thật không may, lông mặt và cơ thể của bạn có thể phát triển nhanh hơn khi bạn đang mang thai, có thể là do sự gia tăng hormone có tên là androgens. Để loại bỏ lông, bạn có thể nhổ, wax hoặc cạo một cách an toàn. Tránh các hóa chất như thuốc tẩy hoặc thuốc làm rụng lông, có thể được hấp thu vào máu.

Các kỹ thuật loại bỏ vĩnh viễn, chẳng hạn như laser và điện phân (electrolysis), được cho là an toàn, nhưng các hormone gây ra sắc tố dư thừa trong thời kỳ mang thai (dẫn đến chứng nám da hoặc đen da) cũng có thể làm da sẫm màu sau các quy trình thẩm mỹ này - Nanette Silverberg, giám đốc khoa da liễu nhi khoa và thanh niên tại Trung tâm Y tế St. Luke's-Roosevelt và Beth Israel tại New York, cho biết. Bên cạnh đó, trong khi được coi là an toàn, laser và điện phân có thể gây đau đớn và bạn có thể đã khó chịu rất nhiều trong thời gian mang thai.

Trong bất kỳ trường hợp nào, hầu hết các lông không mong muốn này sẽ biến mất sau 3-6 tháng sau khi sinh con.

Móng mọc nhanh hơn có bình thường không?

Có, mặc dù bạn có thể không nhận thấy sự khác biệt. Một số phụ nữ mang thai cũng có móng tay cứng hơn, nhưng một số khác thì thấy rằng móng tay của họ mềm hơn hoặc giòn hơn. Những thay đổi này là tạm thời và móng tay của bạn sẽ trở lại bình thường sau khi sinh.

Nếu bạn nạp tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, móng tay của bạn sẽ có hình dáng đẹp từ ba đến sáu tháng sau khi bé chào đời. (Móng chân của bạn có thể mất chín tháng đến một năm). Trong thời gian chờ đợi, bạn có thể bảo vệ móng tay bằng cách đeo găng tay cao su khi rửa bát hoặc lau dọn, và bằng cách sử dụng chất dưỡng ẩm trên tay, đặc biệt là ở vùng da quanh móng và trên móng tay, đặc biệt nếu chúng dễ gãy.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: mong toc thai ky
Tin liên quan
Viêm đường tiết niệu trong quá trình mang thai
Viêm đường tiết niệu trong quá trình mang thai

Mang bầu và cách đối mặt với vấn đề nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Nhiễm khuẩn âm đạo trong khi mang thai
Nhiễm khuẩn âm đạo trong khi mang thai

Viêm âm đạo do vi khuẩn trong thời gian mang thai.

Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis trong thai kỳ
Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis trong thai kỳ

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, trong số hơn 4 triệu ca sinh ở Hoa Kỳ mỗi năm, có khoảng từ 400 đến 4.000 trẻ sơ sinh được sinh ra với chứng toxoplasmosis (được gọi là chứng toxoplasmosis bẩm sinh)

Mắc bệnh Chlamydia trong khi mang thai
Mắc bệnh Chlamydia trong khi mang thai

Phụ nữ mắc bệnh Chlamydia trong thời kỳ mang bầu có tỷ lệ nhiễm trùng túi ối cao hơn, sinh non hoặc vỡ ối sớm.

Mắc bệnh thủy đậu trong khi mang thai
Mắc bệnh thủy đậu trong khi mang thai

Hội chứng thủy đậu bẩm sinh được đặc trưng bởi khuyết tật bẩm sinh, hầu hết là da sẹo, chân tay bị dị dạng, đầu nhỏ bất thường, các vấn đề thần kinh (như khuyết tật về trí tuệ) và các vấn đề về thị giác

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3226 lượt xem

Bác sĩ ơi, nhà em ở vùng miền núi, thường xuyên dùng bếp củi để nấu ăn. Vừa rồi em nghe thấy thông tin là hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai là không tốt. Em lại đang mang thai nữa, không hiểu thông tin đó có đúng không bác sĩ?

Đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1252 lượt xem

- Bác sĩ ơi, em làm giáo viên, phải đứng rất nhiều. Bác sĩ cho em hỏi, đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không ạ?

Có nên sắp xếp đồ đạc trong nhà khi đang mang thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  843 lượt xem

- Bác sĩ ơi, em có "bệnh" nghiện sắp xếp đồ. Hiện tại em đang mang thai, thì thường xuyên sắp xếp đồ đạc trong nhà có an toàn không ạ?

Thai nhi bị nấc cụt trong tử cung có bình thường không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1645 lượt xem

- Bác sĩ ơi, em bé nhà tôi thường xuyên bị nấc cụt trong tử cung. Hiện tượng này có bình thường không, thưa bác sĩ?

Có nên dùng miếng đệm sưởi ấm các cơ đau trong thai kỳ?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  701 lượt xem

- Bác sĩ ơi, dùng miếng đệm sưởi ấm các cơ đau có an toàn cho thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây