1

Nên bổ sung những chất nào sau khi thay khớp gối?

Sau khi phẫu thuật thay khớp gối, bổ sung một số chất dinh dưỡng có thể giúp bạn hồi phục nhanh hơn và duy trì sức khỏe khớp về lâu dài.
Nên bổ sung những chất nào sau khi thay khớp gối? Nên bổ sung những chất nào sau khi thay khớp gối?

Tốt nhất nên cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể thông qua thực phẩm tự nhiên. Nhưng nếu chế độ ăn uống không đáp ứng đủ nhu cầu dưỡng chất thì có thể dùng thực phẩm chức năng để bổ sung.

Một số loại thực phẩm chức năng có thể giúp tăng tốc độ hồi phục sau phẫu thuật và cải thiện sức khỏe xương nhưng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào.

Thực phẩm chức năng có thể gây tác dụng phụ và tương tác với các loại thuốc mà bạn đang dùng.

Dưới đây là những loại vitamin và thực phẩm chức năng có lợi cho quá trình phục hồi sau phẫu thuật thay khớp gối.

Tránh vitamin K

Ngay sau khi phẫu thuật và trong thời gian dùng thuốc chống đông máu, tốt nhất bạn nên tránh ăn thực phẩm giàu vitamin K.

Vitamin K thúc đẩy quá trình đông máu. Mặc dù điều này giúp ngăn chảy máu nhưng không nên tiêu thụ quá nhiều vitamin K sau phẫu thuật. Sau khi phẫu thuật thay khớp gối, bạn vốn đã có nguy cơ cao hình thành cục máu đông, bao gồm cả huyết khối tĩnh mạch sâu. Tiêu thụ nhiều vitamin K sẽ càng làm tăng nguy cơ này.

Vitamin K còn làm giảm hiệu quả của thuốc chống đông máu.

Vitamin K có trong các loại thực phẩm như:

  • Rau xanh, nhất là rau họ cải
  • Đậu nành
  • Gan bò
  • Đậu Hà Lan
  • Mận khô
  • Quả kiwi
  • Dầu đậu nành và dầu hạt cải
  • Quả bơ
  • Phô mai

Bổ sung vitamin C và kẽm để tăng cường miễn dịch

Sau ca phẫu thuật thay khớp gối, bạn nên tăng cường bổ sung vitamin C và kẽm. Hai chất này giúp duy trì chức năng của hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp vết thương lành nhanh hơn.

Có một số bằng chứng cho thấy vitamin C có thể ngăn ngừa tình trạng viêm và tổn thương ở khớp gối tự nhiên cũng như khớp gối nhân tạo. (1) Bổ sung đủ vitamin có thể giúp giảm nguy cơ phải thay nốt khớp gối còn lại.

Bổ sung vitamin D để tăng cường sức khỏe xương

Vitamin D đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe xương. Vitamin D thúc đẩy sự hấp thu canxi và nhờ đó giúp tăng mật độ xương. Có rất ít loại thực phẩm chứa vitamin D tự nhiên nhưng làn da tự tạo ra vitamin D khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Một cách nữa để tăng lượng vitamin D là dùng viên uống vitamin D.

Nếu xét nghiệm máu cho thấy tình trạng thiếu hụt vitamin D thì dùng thực phẩm chức năng là giải pháp tốt nhất để tăng nồng độ vitamin D, đặc biệt là khi bạn không tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời hàng ngày.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng vitamin D có thể giúp ngăn sự tiến triển của bệnh thoái hóa khớp ở khớp gối tự nhiên. Trong khi đó, tổng quan nghiên cứu vào năm 2019 lại không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào xác nhận điều này. Tuy nhiên, tổng quan nghiên cứu này đã kết luận rằng cơ thể có đủ vitamin D sẽ làm giảm các biến chứng như nhiễm trùng khớp sau phẫu thuật thay khớp gối. (2)

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu kết luận rằng bổ sung vitamin D có thể giúp giảm đau khớp ở những người bị thiếu hụt vitamin D.

Bổ sung vitamin E để tăng tốc độ lành vết mổ

Vitamin E, đặc biệt là dầu vitamin E được cho là có thể hỗ trợ quá trình lành vết thương và giảm hình thành sẹo.

Mặc dù cần nghiên cứu thêm để xác nhận điều này nhưng một số bác sĩ khuyến nghị nên bôi dầu vitamin E lên vết mổ ba lần mỗi ngày sau khi tháo chỉ để vết mổ nhanh lành.

Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng vitamin E. Không uống vitamin E trước khi phẫu thuật vì điều này sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu, đặc biệt là khi bạn còn đang dùng thuốc chống đông máu như warfarin.

Bổ sung sắt để ngăn ngừa thiếu máu và chảy máu

Bác sĩ có thể sẽ đề nghị uống bổ sung sắt sau phẫu thuật nhằm bù lại lượng chất sắt đã bị mất trong quá trình phẫu thuật. Thông thường, bạn sẽ phải uống sắt trong khoảng 4 - 8 tuần.

Sắt hỗ trợ quá trình đông máu và giúp ngăn ngừa thiếu máu.

Tuy nhiên, uống bổ sung sắt có thể gây táo bón.

Thảo dược

Một số loại thảo dược có thể giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn sau ca phẫu thuật thay khớp gối gồm có: (3)

  • Trà xanh
  • Lô hội
  • Curcumin (hợp chất trong củ nghệ)
  • Cúc vạn thọ (marigold)
  • Cúc la mã (chamomile)
  • Khuynh diệp (eucalyptus)
  • Jojoba

Nhiều loại thảo dược trong số này có tác dụng giảm viêm, giảm sưng, chống nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình lành vết thương.

Các loại thực phẩm chức năng khác

Các loại thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ quá trình hồi phục, giảm nguy cơ nhiễm trùng và thúc đẩy tái tạo mô gồm có:

  • Axit béo omega-3
  • Một số axit amin như L-lysine hoặc L-arginine
  • MSM (methylsulfonylmethane)

Có bằng chứng cho thấy những chất này có thể giúp giảm đau ở đầu gối, bao gồm cả cơn đau sau khi phẫu thuật thay khớp gối.

Có nhất thiết phải dùng thực phẩm chức năng sau khi thay khớp gối không?

Nếu bạn có chế độ ăn uống cân bằng, đủ chất thì không cần phải dùng thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, nhu cầu của cơ thể đối với một số loại vitamin và khoáng chất sẽ tăng lên và chế độ ăn uống có thể sẽ không đáp ứng đủ. Lúc này, việc dùng thực phẩm chức năng để bổ sung để điều cần thiết.

Luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào, kể cả thực phẩm chức năng có nguồn gốc tự nhiên vì thực phẩm chức năng có thể gây tác dụng phụ hoặc tương tác với thuốc đang dùng.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Những vấn đề có thể xảy ra sau khi thay khớp gối nhân tạo
Những vấn đề có thể xảy ra sau khi thay khớp gối nhân tạo

Đương nhiên sẽ phải mất một thời gian để làm quen với khớp gối mới. Điều quan trọng là phải hiểu được những gì có thể xảy ra trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật và việc thay khớp gối có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống hàng ngày.

Những điều cần biết về phẫu thuật thay khớp háng toàn phần
Những điều cần biết về phẫu thuật thay khớp háng toàn phần

Trong ca phẫu thuật thay khớp háng, bác sĩ sẽ loại bỏ các phần bị hỏng hoặc mòn ở khớp háng và sau đó thay bằng bộ phận nhân tạo. Phẫu thuật thay khớp háng thường được thực hiện trong những trường hợp thoái hóa khớp nghiêm trọng. Phẫu thuật thay khớp háng sẽ giúp giảm đau và phục hồi chức năng khớp.

Những điều cần biết về thay khớp háng hai bên?
Những điều cần biết về thay khớp háng hai bên?

Thay khớp háng là một quy trình phẫu thuật trong đó bác sĩ loại bỏ các phần bị hỏng của khớp háng và sau đó thay thế bằng bộ phận nhân tạo.

Các giải pháp thay thế cho phẫu thuật thay khớp gối
Các giải pháp thay thế cho phẫu thuật thay khớp gối

Phẫu thuật thay khớp thường không phải là lựa chọn đầu tiên để điều trị viêm khớp gối. Phẫu thuật thay khớp chỉ được chỉ định trong những trường hợp viêm khớp gối quá nghiêm trọng. Hầu hết các trường hợp viêm khớp gối đều có thể điều trị bằng các phương pháp không xâm lấn hoặc xâm lấn tối thiểu.

Khi nào cần thay khớp gối toàn phần?
Khi nào cần thay khớp gối toàn phần?

Thoái hóa khớp gối là dạng thoái hóa khớp gối phổ biến nhất. Tình trạng này gây đau đớn và gây cản trở việc đi lại, sinh hoạt hàng ngày. Các triệu chứng thoái hóa khớp gối thường tăng nặng sau khi phải đứng lâu, bê đồ nặng hoặc đi lại nhiều. Trong những trường hợp nghiêm trọng, ngay cả các hoạt động cơ bản hàng ngày cũng gây đau đớn. Khi bệnh thoái hóa khớp gối gây đau đầu gối dữ dội và ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động, người bệnh có thể sẽ phải phẫu thuật thay khớp gối.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây