1

Nạo vét tổ chức hốc mắt - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật nạo vét tổ chức hốc mắt là phẫu thuật nhằm lấy hết tổ chức ung thư trong hốc mắt kể cả nhãn cầu.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Ung thư mi mắt lan vào hốc mắt.
  •  Ung thư hốc mắt.
  •  Ung thư từ nhãn cầu xâm lấn hốc mắt (ung thư nguyên bào võng mạc).

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Tình trạng toàn thân không cho phép phẫu thuật.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Bác sĩ chuyên khoa Mắt.

2. Phương tiện

  •  Bộ dụng cụ phẫu thuật hốc mắt.
  •  Dao điện, máy hút.
  •  Chuẩn bị máu để truyền.

3. Người bệnh

  •  Chụp phim Xquang, tốt nhất là chụp CT để xác định tổn thương u và tổn thương xương hốc mắt.
  •  Các xét nghiệm theo quy định.
  •  Chụp phổi, siêu âm gan nếu cần thiết.
  •  Ngưòi bệnh và người nhà được giải thích kỹ về bệnh, tiên lượng, phương pháp điều trị, thẩm mỹ sau phẫu thuật.

4. Hồ sơ bệnh án

  • Theo quy định của Bộ Y tế.

V. CÁC BƯỚC TIÊN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Vô cảm

  • Gây mê + gây tê hậu nhãn cầu.

3.2. Tiên hành phẫu thuật

  •  Dùng dao hoặc dao điện cắt bỏ 2 mi theo bờ hốc mắt nếu có chỉ định cắt bỏ mi.
  •  Dùng kéo cong đầu tù cắt bỏ tổ chức hốc mắt và nhãn cầu.
  •  Lấy hết màng xương hốc mắt.
  •  Cầm máu bằng dao điện.
  •  Đặt gelaspon cầm máu.
  •  Đặt bấc ép cầm máu.
  •  Rút bấc sau 48 giờ.
  •  Làm xét nghiệm mô bệnh học để chẩn đoán xác định.

VI. THEO DÕI

  •  Theo dõi toàn thân trong 24 giò: mạch, nhiệt độ, huyết áp.
  •  Theo dõi vết phẫu thuật.
  •  Kháng sinh toàn thân.

VII. XỬ TRÍ TAI BIÊN

1. Trong phẫu thuật

  •  Thủng thành xương hốc mắt: cần cẩn thận có thể thủng vào sọ não.
  •  Chảy máu: cầm máu bằng dao điện

2. Sau phẫu thuật

  • Chảy máu: cầm máu (Băng ép, có thể phải chuyển lên phòng phẫu thuật để kiểm tra và cầm máu lại). Dùng các thuốc như cầm máu (như transamin tĩnh mạch).
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Kỹ thuật phục hồi chức năng bằng xe lăn đạp chân (Xe lăn profhand) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật lượng giá dáng đi chức năng - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật thần kinh chức năng cắt rễ thần kinh chọn lọc - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật thần kinh chức năng điều trị đau do co cứng, do ung thư - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Cần sa ảnh hưởng đến chức năng cương dương như thế nào?
Cần sa ảnh hưởng đến chức năng cương dương như thế nào?

Nhiều nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa cần sa và sức khỏe tình dục.

Âm đạo: Cấu tạo, chức năng và các bệnh lý thường gặp
Âm đạo: Cấu tạo, chức năng và các bệnh lý thường gặp

Tìm hiểu về giải phẫu, chức năng và các vấn đề thường gặp của âm đạo

Cải thiện chức năng tình dục ở nam giới bằng cách nào?
Cải thiện chức năng tình dục ở nam giới bằng cách nào?

Cải thiện chức năng tình dục là mối quan tâm của không ít nam giới.

Rối loạn chức năng cực khoái là gì?
Rối loạn chức năng cực khoái là gì?

Nếu bạn bị rối loạn chức năng cực khoái thì nên cân nhắc tiến hành trị liệu

Tử cung: Vị trí, cấu tạo và chức năng
Tử cung: Vị trí, cấu tạo và chức năng

Tử cung là một cơ quan trong hệ sinh dục nữ, có hình dạng giống như quả lê lộn ngược và có thành dày. Chức năng chính của tử cung là bao bọc và nuôi dưỡng thai nhi cho đến khi sinh.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Thực phẩm chức năng omega-3 có an toàn khi tôi đang cố gắng thụ thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  916 lượt xem

- Thưa bác sĩ, nếu không ăn cá, tôi có thể uống thực phẩm chức năng omega-3 khi muốn có thai không? Và thực phẩm chức năng omega-3 có an toàn khi tôi đang cố gắng thụ thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Trẻ 2 tháng sôi bụng ục ục, ngày đi cầu gần chục lần thì có vấn đề gì về tiêu hóa không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  413 lượt xem

Em sinh bé lúc thai nhi mới được 31 tuần, bé nặng 1,4kg ạ. Hiện bé gần 2 tháng mới nặng 3kg. Gần đây có ngày bụng bé cứ sôi lên ục ục, ngày đi cầu gần chục lần. Mỗi lần đi có lúc ít, có lúc đi nhiều. Bé như vậy có vấn đề gì về tiêu hóa không ạ? Ngoài ra bé nhà em rất hay vặn mình, ban ngày thì trằn trọc khó ngủ, ban đêm có đỡ hơn. Bé không bị rụng tóc vành khăn. Bé vặn mình như vậy phải là do thiếu chất không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây