1

Kỹ thuật lượng giá dáng đi chức năng - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

  •  Lượng giá dáng đi chức năng là kỹ thuật đánh giá cử động của con người khi đi lại thông qua việc phân tích cử động phối hợp của thân mình và chi thể, đồng thời đánh giá khả năng giữ thăng bằng trong không gian.
  •  Là phương pháp lượng giá có giá trị cao trong chẩn đoán và tiên lượng bệnh đồng thời cũng là kỹ thuật tập luyện đem lại hiệu quả trong quá trình điều trị.
  •  Thang điểm lượng giá gồm 10 mục, là những tư thế đi khác nhau. Căn cứ theo khả năng giữ thăng bằng của người bệnh khi thực hiện động tác đó, người lượng giá sẽ cho điểm từng tiêu chí theo thang điểm từ 0 đến 3. Tổng điểm tối đa là 30, thể hiện khả năng di chuyển và giữ thăng bằng tốt trong khi đi.

II. CHỈ ĐỊNH

Người bệnh bị khiếm khuyết về vận động dẫn đến khó khăn trong việc đi lại gây ra do các bệnh lý thần kinh:

  •  Tai biến mạch máu não.
  •  Chấn thương sọ não.
  •  Bệnh Parkinson.
  •  Tổn thương tủy sống.
  •  Xơ cứng rải rác.
  •  Xơ cột bên teo cơ.
  •  Bệnh Alzheimer.
  •  Viêm não - màng não.
  •  Sau các phẫu thuật thần kinh sọ não khác.
  •  Các bệnh lý tổn thương n o khác.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Người bệnh đang giai đoạn cấp tính có nguy cơ ng cao.
  •  Rối loạn nhận thức mức độ nặng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Bác sĩ phục hồi chức năng, kỹ thuật viên vận động trị liệu, người đ được đào tạo về phân tích dáng đi.

2. Phương tiện, dụng cụ

  •  Đường kẻ dài 6m, rộng 30,48 cm theo mô tả như hình trên
  •  Đồng hồ bấm giây.
  •  Hai hộp giấy có chiều cao 11,43 cm.
  •  Thang điểm lượng giá chức năng dáng đi.

3. Người bệnh

  • Đi giầy hoặc dép xăng đan.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Hướng dẫn người bệnh thực hiện 10 động tác đi như sau:

1. Đi bình thường

- Hướng dẫn: đi với tốc độ bình thường đến hết 6 m.

- Cho điểm:

  •  3 điểm = Bình thường: đi 6 m trong thời gian < 5.5 giây, không cần trợ giúp với tốc độ ổn định, không mất thăng bằng, bước chân bình thường, bước ra ngoài chiều rộng lối đi 30,48 cm không vượt quá 15,24 cm.
  •  2 điểm = Rối loạn mức độ nhẹ: đi 6m trong thời gian từ 5.5 - 7 giây, cần sự trợ giúp với tốc độ chậm hơn, độ lệch giữa các bước chân ít , bước ra ngoài chiều rộng lối đi 30,48 cm trong khoảng 15,24 - 25,4 cm.
  •  1 điểm = Rối loạn mức độ trung bình: đi với tốc độ chậm trên 7 giây, mất thăng bằng, bước chân không bình thường, mất thăng bằng, bước ra ngoài chiều rộng lối đi 30,48cm trong khoảng 25,4 - 38,1 cm.
  •  0 điểm = Rối loạn mức độ nặng: không thể đi hết 6 m mà không có sự trợ giúp, mất thăng bằng, bước ra ngoài chiều rộng lối đi 30,48 cm hơn 38,1 cm hoặc phải vịn vào tường.

2. Đi với tốc độ thay đổi

- Hướng dẫn: bắt đầu đi với tốc độ bình thường (1,5 m). Khi tôi nói: “Đi”, bước với tốc độ nhanh nhất có thể (1,5 m). Khi tôi nói: “Chậm lại”, bước đi với tốc độ chậm nhất có thể (1,5 m). Sau đó trở về tốc độ bình thường.

- Cho điểm:

  •  3 điểm = Bình thường: có thể đi đúng tốc độ mà không mất thăng bằng. Cho thấy sự khác biệt rõ ràng trong khi thay đổi tốc độ từ bình thường sang nhanh và chậm lại. Bước ra ngoài chiều rộng lối đi 30,48 cm không vượt quá 15,24 cm.
  •  2 điểm = Rối loạn mức độ nhẹ: có thể thay đổi tốc độ nhưng có độ lệch giữa các bước chân, bước ra ngoài chiều rộng lối đi 30,48 cm trong khoảng 15,24 - 25,4 cm. Hoặc không có sự di lệch bước chân nhưng tốc độ thay đổi không rõ ràng, hặc phải dùng dụng cụ trợ giúp.
  •  1 điểm = Rối loạn mức độ trung bình: có thể thay đổi tốc độ không nhiều hoặc thay đổi đúng tốc độ nhưng có sự di lệch bước chân ra ngoài chiều rộng lối đi 30,48 cm trong khoảng 25,4 - 38,1 cm. Hoặc thay đổi tốc độ nhưng mất thăng bằng rồi sau đó lại có thể đi tiếp.
  •  0 điểm = Rối loạn mức độ nặng: không thể thay đổi tốc độ, bước ra ngoài chiều rộng lối đi 30,48 cm hơn 38,1 cm hoặc mất thăng bằng hoặc phải vịn vào tường.

3. Đi với tư thế xoay đầu luân phiên

- Hướng dẫn: bắt đầu đi với tốc độ bình thường, đi thẳng sau 3 bước xoay đầu sang bên phải mà vẫn tiếp tục đi thẳng. Sau 3 bước tiếp tục đi thẳng với đầu xoay sang trái. Tiếp tục luân phiên bước đi mỗi 3 bước với đầu xoay sang phải và trái cho đến khi mỗi tư thế được lặp lại 2 lần.

- Cho điểm:

  •  3 điểm = Bình thường: có thể xoay đầu một cách nhịp nhàng mà không có sự thay đổi trong dáng đi. Bước ra ngoài chiều rộng lối đi 30,48 cm không vượt quá 15,24 cm.
  •  2 điểm = Rối loạn mức độ nhẹ: thực hiện xoay đầu sang 2 bên với sự thay đổi ít trong dáng đi, bước ra ngoài chiều rộng lối đi 30,48 cm trong khoảng 15,24 - 25,4 cm. Hoặc cần có sự trợ giúp.
  •  1 điểm = Rối loạn mức độ trung bình: thực hiện xoay đầu sang 2 bên với sự thay đổi rõ rệt trong dáng đi, tốc độ chậm, nhưng có thể tiếp tục đi, bước ra ngoài chiều rộng lối đi 30,48 cm trong khoảng 25,4 - 38,1 cm.
  •  0 điểm = Rối loạn mức độ nặng: thực hiện xoay đầu với sự gián đoạn trong khi bước đi, tốc độ chậm, mất thằng bằng, phải vịn tường, bước ra ngoài chiều rộng lối đi 30,48 cm hơn 38,1 cm.

4. Đi với tư thế đầu ngẩng lên, cúi xuống luân phiên

- Hướng dẫn: bắt đầu đi với tốc độ bình thường, đi thẳng sau 3 bước ngẩng đầu lên mà vẫn tiếp tục đi thẳng. Sau 3 bước tiếp tục đi thẳng với đầu cúi xuống. Tiếp tục luân phiên bước đi, mỗi 3 bước với đầu ngẩng lên và cúi xuống cho đến khi mỗi tư thế được lặp lại 2 lần.

- Cho điểm:

  •  3 điểm = Bình thường: có thể thay đổi tư thế đầu một cách nhịp nhàng mà không có sự thay đổi trong dáng đi. Bước ra ngoài chiều rộng lối đi 30,48 cm khôngvượt quá 15,24 cm.
  •   2 điểm = Rối loạn mức độ nhẹ: thực hiện thay đổi tư thế đầu với sự thay đổi ít trong dáng đi, bước ra ngoài chiều rộng lối đi 30,48cm trong khoảng 15,24 - 25,4 cm. Hoặc cần có sự trợ giúp.
  •  1 điểm = Rối loạn mức độ trung bình: thực hiện thay đổi tư thế đầu với sự thay đổi rõ rệt trong dáng đi, tốc độ chậm, nhưng có thể tiếp tục đi, bước ra ngoài chiều rộng lối đi 30,48 cm trong khoảng 25,4 - 38,1 cm.
  •  0 điểm = Rối loạn mức độ nặng: thực hiện xoay đầu với sự gián đoạn trong khi bước đi, tốc độ chậm, mất thằng bằng, phải vịn tường, bước ra ngoài chiều rộng lối đi 30,48 cm hơn 38,1 cm.

5.Đi bình thường rồi dừng lại đột ngột và quay người

- Hướng dẫn: bắt đầu đi với tốc độ bình thường, khi tôi nói: “Dừng lại và quay người”, quay người nhanh nhất có thể và đi theo hướng ngược lại.

- Cho điểm:

  •  3 điểm = Bình thường: quay người lại an toàn trong thời gian 3 giây, và dừng lại nhanh không mất thăng bằng.
  •  2 điểm = Rối loạn mức độ nhẹ: quay người lại an toàn trong thời gian > 3 giây và dừng lại không mất thăng bằng, hoặc quay người lại an toàn trong thời gian 3 giây nhưng mất thăng bằng một chút, sau đó bước đi chậm và ngắn để lấy lại thăng bằng.
  •  1 điểm = Rối loạn mức độ trung bình: quay người lại chậm, cần có sự hướng dẫn bằng lời nói, hoặc cần di chuyển bằng bước nhỏ để giữ thăng bằng trong khi dừng lại và quay người.
  •  0 điểm = Rối loạn mức độ nặng: không thể quay người lại an toàn, cần trợ giúpđể dừng lại và quay người.

6. Bước qua vật cản

- Hướng dẫn: bắt đầu đi với tốc độ bình thường. Khi nhìn thấy hộp đồ, bước qua mà không đi vòng qua rồi đi tiếp.

- Cho điểm:

  •  3 điểm = Bình thường: có thể bước qua 2 hộp đồ chồng lên nhau (tổng chiều cao 22, 86 cm) mà không có sự thay đổi tốc độ và mất thăng bằng.
  •  2 điểm = Rối loạn mức độ nhẹ: có thể bước qua 1 hộp đồ (chiều cao 11,43 cm) mà không có sự thay đổi tốc độ và mất thăng bằng.
  •  1 điểm = Rối loạn mức độ trung bình: có thể bước qua 1 hộp đồ (chiều cao 11,43 cm) nhưng phải đi với tốc độ chậm và bước từ từ qua hộp. Cần có sự hướng dẫn bằng lời nói.
  •  0 điểm = Rối loạn mức độ nặng: không thể thực hiện nếu không có sự trợ giúp.

7.Đi trên một đường thẳng

- Hướng dẫn: hai tay vòng qua ôm trước ngực, đi trên đường thẳng 3,6 m với mũi chân sau nối với gót chân của bàn chân trước. Số bước chân tối đa thông thường là 10 bước.

- Cho điểm:

  •  3 điểm = Bình thường: có thể di chuyển 10 bước như trên mà không mất thăng bằng.
  •  2 điểm = Rối loạn mức độ nhẹ: có thể di chuyển từ 7 - 9 bước.
  •  1 điểm = Rối loạn mức độ trung bình: có thể di chuyển 4 - 7 bước.
  •  0 điểm = Rối loạn mức độ nặng: di chuyển ít hơn 4 bước hoặc không thể thực hiện nếu không có sự trợ giúp.

8.Nhắm mắt khi đi

- Hướng dẫn: nhắm mắt đi hết qu ng đường 6m.

- Cho điểm:

  •  3 điểm = Bình thường: đi hết qu ng đường 6 m mà không cần trợ giúp trong khoảng thời gian < 7 giây, không mất thăng bằng, dáng đi bình thường, bước ra ngoài chiều rộng lối đi 30,48 cm không vượt quá 15,24 cm.
  •  2 điểm = Rối loạn mức độ nhẹ: đi 6m trong thời gian từ 7 - 9 giây, cần sự trợ giúp với tốc độ chậm hơn, độ lệch giữa các bước chân ít , bước ra ngoài chiều rộng lối đi 30,48cm trong khoảng 15,24 - 25,4 cm.
  •  1 điểm = Rối loạn mức độ trung bình: đi với tốc độ chậm trên 9 giây, mất thăng bằng, bước chân không bình thường, mất thăng bằng, bước ra ngoài chiều rộng lối đi 30,48 cm trong khoảng 25,4 - 38,1 cm.
  •  0 điểm = Rối loạn mức độ nặng: không thể đi hết 6 m mà không có sự trợ giúp, mất thăng bằng nhiều, bước ra ngoài chiều rộng lối đi 30,48cm hơn 38,1 cm hoặc không thực hiện được.

9. Đi lùi

- Hướng dẫn: đi lùi cho đến khi được yêu cầu dừng lại.

- Cho điểm:

  •  3 điểm = Bình thường: đi hết qu ng đường 6 m mà không cần trợ giúp, không mất thăng bằng, dáng đi bình thường, bước ra ngoài chiều rộng lối đi 30,48 cm không vượt quá 15,24 cm.
  •  2 điểm = Rối loạn mức độ nhẹ: đi 6 m cần sự trợ giúp với tốc độ chậm hơn, độ lệch giữa các bước chân ít , bước ra ngoài chiều rộng lối đi 30,48cm trong khoảng 15,24- 25,4 cm.
  •  1 điểm = Rối loạn mức độ trung bình: đi với tốc độ chậm hơn, mất thăng bằng, bước chân không bình thường, mất thăng bằng, bước ra ngoài chiều rộng lối đi 30,48cm trong khoảng 25,4 - 38,1 cm.
  •  0 điểm = Rối loạn mức độ nặng: không thể đi hết 6 m mà không có sự trợ giúp, mất thăng bằng nhiều, bước ra ngoài chiều rộng lối đi 30,48cm hơn 38,1 cm hoặc không thực hiện được.

10.Đi cầu thang

- Hướng dẫn: đi cầu thang giống như ở nhà (nếu cần có thể vịn tay). Khi lên trên cùng (10 bậc) quay người lại và bước xuống.

- Cho điểm:

  •  3 điểm = Bình thường: di chuyển chân luân phiên, không cần vịn tay.
  •  2 điểm = Rối loạn mức độ nhẹ: di chuyển chân luân phiên, cần vịn tay.
  •  1 điểm = Rối loạn mức độ trung bình: hai chân ở một bậc, cần vịn tay.
  •  0 điểm = Rối loạn mức độ nặng: không thể đi một cách an toàn.

* Thời gian 30 - 60 phút.

VI. THEO DÕI

  •  Khi tiến hành đánh giá, theo dõi khả năng giữ thăng bằng của người bệnh.
  •  Tiến hành lượng giá lần đầu tiên khi người bệnh nhập viện và trước khi xuất viện.
  • Theo dõi sự thay đổi về tốc độ trong khi đi và khả năng giữ thăng bằng của người bệnh.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

  • Ng trong khi đi lại, do vậy yêu cầu kỹ thuật viên luôn giám sát bên cạnh người bệnh.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Kỹ thuật lượng giá chức năng vận động bàn tay bằng Nine Hole Peg test - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật lượng giá chức năng vận động chi trên bằng thang điểm Wolf function test - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật lượng giá chức năng vận động chi trên bằng thang điểm ARAT (Action Research Arm Test) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật lượng giá chức năng vận động của bàn tay bằng Box and Block test - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật phục hồi chức năng bằng xe lăn đạp chân (Xe lăn profhand) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Cần sa ảnh hưởng đến chức năng cương dương như thế nào?
Cần sa ảnh hưởng đến chức năng cương dương như thế nào?

Nhiều nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa cần sa và sức khỏe tình dục.

Âm đạo: Cấu tạo, chức năng và các bệnh lý thường gặp
Âm đạo: Cấu tạo, chức năng và các bệnh lý thường gặp

Tìm hiểu về giải phẫu, chức năng và các vấn đề thường gặp của âm đạo

Cải thiện chức năng tình dục ở nam giới bằng cách nào?
Cải thiện chức năng tình dục ở nam giới bằng cách nào?

Cải thiện chức năng tình dục là mối quan tâm của không ít nam giới.

Liều lượng thuốc giảm đau, hạ sốt Acetaminophen cho trẻ theo cân nặng
Liều lượng thuốc giảm đau, hạ sốt Acetaminophen cho trẻ theo cân nặng

Acetaminophen là một trong những loại thuốc khó kê liều lượng nhất, vì nó được bán dưới nhiều hình thức. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn lấy đúng liều lượng cho con.

Rối loạn chức năng cực khoái là gì?
Rối loạn chức năng cực khoái là gì?

Nếu bạn bị rối loạn chức năng cực khoái thì nên cân nhắc tiến hành trị liệu

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Thực phẩm chức năng omega-3 có an toàn khi tôi đang cố gắng thụ thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  909 lượt xem

- Thưa bác sĩ, nếu không ăn cá, tôi có thể uống thực phẩm chức năng omega-3 khi muốn có thai không? Và thực phẩm chức năng omega-3 có an toàn khi tôi đang cố gắng thụ thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Có thể bổ sung thuốc bổ dạng giọt cho bé trai hơn 7 tháng tuổi nặng 8kg không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  635 lượt xem

Em sinh bé trai nặng 2,8kg. Giờ bé hơn 7 tháng và nặng 8kg. Cháu biếng ăn và biếng bú mà chỉ ham lật. Giờ cháu đã chớm biết bò và chưa mọc răng ạ. Em muốn bổ sung thuốc bổ cho bé dạng nhỏ giọt và không có vitamin A được không ạ? Vitamin A cháu đã được uống theo chương trình mở rộng của quốc gia rồi.

Đường kính lưỡng đỉnh và cân nặng nhỏ hơn tuổi thai?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1657 lượt xem

Em đi khám, bs kết luận là thai khoảng 34 tuần, đường kính lưỡng đỉnh và cân nặng 2.220g của bé nhỏ hơn tuổi thai. Có thể là tuổi thai của em tính chưa chính xác. Nhưng nếu như vậy, có phải là thai nhi phát triển không bằng tuổi thai thật và bé bị thiếu dưỡng chất phải không ạ?

Độ tuổi bắt đầu hành kinh có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1029 lượt xem

Thưa bác sĩ, có kinh nguyệt sớm quá hoặc muộn quá có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây