Mất ngủ ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

Mất ngủ là vấn đề mà hầu hết mọi người đều đã từng gặp phải ít nhất một lần. Mất ngủ có thể là do nhiều nguyên nhân gây ra như lo lắng, căng thẳng, công việc, thói quen sống, chế độ ăn uống, lệch múi giờ, bệnh tật, thuốc men…
Mất ngủ ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào? Mất ngủ ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

Đa phần thì mất ngủ xảy ra không thường xuyên nhưng có đôi khi, tình trạng mất ngủ tiếp diễn trong suốt một thời gian dài.

Mất ngủ được chia thành nhiều loại:

  • Mất ngủ mạn tính: tình trạng mất ngủ kéo dài từ một tháng trở lên
  • Mất ngủ cấp tính: chỉ xảy ra một đêm, một vài ngày hoặc vài tuần
  • Mất ngủ do vấn đề về sức khỏe
  • Khó bắt đầu giấc ngủ
  • Khó duy trì giấc ngủ

Nghiên cứu cho thấy 85 đến 90% trường hợp mất ngủ mạn tính là do vấn đề về sức khỏe. (1) Nguy cơ mất ngủ tăng theo tuổi tác. Đôi khi mất ngủ là do yếu tố về lối sống hoặc công việc. Trong những trường hợp này, tình trạng mất ngủ chỉ là tạm thời và sẽ tự hết khi nguyên nhân được giải quyết.

Nếu mất ngủ là do một bệnh lý gây ra thì trước tiên cần phải điều trị bệnh lý đó để cải thiện giấc ngủ.

Điều trị chứng mất ngủ là điều rất quan trọng vì nếu tiếp diễn trong thời gian dài, tình trạng này sẽ dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Các tác hại của chứng mất ngủ

Mất ngủ mạn tính gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), chứng mất ngủ có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về thể chất cũng như tinh thần. (2)

Vấn đề về thể chất

Mất ngủ có thể làm tăng nguy cơ:

  • Đột quỵ
  • Bệnh hen suyễn
  • Co giật
  • Suy yếu hệ miễn dịch
  • Nhạy cảm với cơn đau
  • Bệnh lý viêm
  • Béo phì
  • Bệnh tiểu đường
  • Cao huyết áp
  • Bệnh tim mạch

Vấn đề về tinh thần

Gồm có:

  • Trầm cảm
  • Lo âu
  • Lú lẫn
  • Chán nản, giảm động lực

Giảm chức năng não bộ

Mất ngủ có thể làm giảm:

  • hiệu suất làm việc và học tập
  • trí nhớ
  • sự tỉnh táo
  • khả năng tập trung
  • khả năng tư duy
  • ham muốn tình dục

Mất ngủ sẽ gây buồn ngủ và mệt mỏi vào ban ngày. Thiếu ngủ sẽ gây ra cảm giác chán nản, bồn chồn, lo âu hoặc cáu kỉnh. Thiếu ngủ không chỉ làm giảm hiệu suất làm việc hoặc học tập mà còn làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn.

Giảm tuổi thọ

Mất ngủ có thể làm giảm tuổi thọ. Một phân tích gồm 16 nghiên cứu với hơn 1 triệu người tham gia và 112.566 trường hợp tử vong đã chỉ ra mối liên hệ giữa thời gian ngủ và nguy cơ tử vong. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người ngủ ít có nguy cơ tử vong cao hơn 12% so với những người ngủ 7 đến 8 giờ mỗi đêm. (3)

Một nghiên cứu gần đây đã tìm hiểu về mối liên hệ giữa chứng mất ngủ mạn tính và nguy cơ tử vong trong vòng 38 năm. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người mắc chứng mất ngủ mạn tính có nguy cơ tử vong cao hơn 97%. (4)

Nguyên nhân gây mất ngủ

Mất ngủ được chia thành mất ngủ nguyên phát và mất ngủ thứ phát. Mất ngủ nguyên phát có nghĩa là mất ngủ không có nguyên nhân và mất ngủ thứ phát là mất ngủ do một bệnh lý, thuốc hoặc nguyên nhân khác.

Mất ngủ mạn tính thường có nguyên nhân, chẳng hạn như:

  • Căng thẳng
  • Lịch trình ngủ thất thường
  • Thói quen ăn quá muộn vào buổi tối
  • Bệnh tật
  • Thuốc

Một số vấn đề sức khỏe và thuốc có thể gây mất ngủ gồm có:

  • Bệnh tâm thần như trầm cảm và rối loạn lo âu
  • Các loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm cân hoặc thuốc trị cao huyết áp
  • Các bệnh như ung thư, bệnh tim mạch, hen suyễn, trào ngược dạ dày – thực quản
  • Các bệnh gây đau mạn tính như viêm khớp
  • Các rối loạn giấc ngủ khác như ngưng thở khi ngủ và hội chứng chân không yên

Các yếu tố về lối sống gây mất ngủ

Đôi khi, mất ngủ là do các yếu tố về lối sống hoặc công việc như:

  • Lịch trình ngủ không đều
  • Ngủ vào ban ngày
  • Làm việc xoay ca hoặc ca đêm
  • Ít vận động
  • Sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính và điện thoại trước khi đi ngủ
  • Môi trường ngủ có quá nhiều tiếng ồn hoặc ánh sáng
  • Mới trải qua một sự kiện gây ảnh hưởng đến tâm lý, ví dụ như người thân qua đời
  • Áp lực công việc
  • Chịu sự căng thẳng
  • Háo hứng về một điều sắp diễn ra
  • Lệch múi giờ

Mất ngủ cũng có thể là do sử dụng các chất dưới đây:

  • Caffeine
  • Nicotin
  • Đồ uống có cồn
  • Thuốc lá

Điều trị mất ngủ

Có nhiều cách để điều trị chứng mất ngủ. Trước tiên, bạn hãy thử thay đổi lối sống thay vì sử dụng thuốc ngủ. Mặc dù thuốc ngủ có tác dụng nhanh chóng nhưng tác dụng chỉ là tạm thời và lạm dụng thuốc ngủ sẽ gây hại cho sức khỏe. Một số nghiên cứu còn cho thấy sử dụng thuốc ngủ trong thời gian dài làm tăng nguy cơ tử vong.

Thay đổi lối sống

  • Đi ngủ và thức dậy cùng một giờ mỗi ngày.
  • Thực hiện các hoạt động thư giãn trước khi đi ngủ như nghe nhạc, tắm nước ấm, đọc sách hoặc thiền.
  • Tạo môi trường ngủ thoải mái.
  • Tránh uống rượu và caffeine vào buổi tối.
  • Ngừng ăn uống và hoạt động thể chất nặng ít nhất 2 tiếng trước giờ ngủ.
  • Ra khỏi giường nếu không ngủ được. Hãy làm một việc khác cho đến khi cảm thấy buồn ngủ mới quay trở lại giường.
  • Không ngủ vào buổi chiều.

Bổ sung melatonin

Melatonin là một loại hormone được tạo ra tự nhiên trong cơ thể, có vai trò báo cho cơ thể biết đã đến giờ đi ngủ. Bổ sung melatonin có thể làm tăng cảm giác buồn ngủ và giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Tuy nhiên cần lưu ý, bổ sung quá nhiều melatonin có thể làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ và gây đau đầu, buồn nôn và khó chịu.

Người lớn có thể uống từ 1 đến 5mg melatonin khoảng 1 giờ trước khi đi ngủ.

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng melatonin, đặc biệt là khi dùng cho trẻ em.

Bạn có thể kết hợp bổ sung melatonin với các thay đổi lối sống nêu trên.

Dùng thuốc

Nếu đã thử thay đổi lối sống mà tình trạng mất ngủ không cải thiện thì bạn nên đi khám. Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây mất ngủ và đưa ra phương pháp điều trị, có thể là dùng thuốc ngủ.

Một số loại thuốc thường được dùng để điều trị chứng mất ngủ gồm có:

  • doxepin
  • estazolam
  • zolpidem
  • zaleplon
  • ramelteon
  • eszopiclone

Những loại thuốc này không giải quyết được nguyên nhân gốc rễ gây mất ngủ và có thể gây ra tác dụng phụ như:

  • Chóng mặt
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Buồn ngủ vào ban ngày
  • Phản ứng dị ứng nghiêm trọng
  • Giảm trí nhớ

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Tập thể dục trước khi đi ngủ có ảnh hưởng đến giấc ngủ không?
Tập thể dục trước khi đi ngủ có ảnh hưởng đến giấc ngủ không?

Tập thể dục thường xuyên mang lại rất nhiều lợi ích, ví dụ như cải thiện giấc ngủ, thư giãn tinh thần, giảm lo âu, căng thẳng và điều hòa đồng hồ sinh học. Tập thể dục sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể và khi thân nhiệt giảm, bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ.

Hormone cortisol ảnh hưởng như thế nào đến giấc ngủ?
Hormone cortisol ảnh hưởng như thế nào đến giấc ngủ?

Giấc ngủ có tác động rất lớn đến sức khỏe. Trên thực tế, tất cả chúng ta đều cần ngủ để tồn tại. Có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến giấc ngủ và một trong số đó là cortisol, loại hormone mà cơ thể tiết ra khi bị căng thẳng (stress). Hormone này có ảnh hưởng lớn đến nhịp sinh học và chu kỳ ngủ thức của cơ thể con người.

Những hormone nào ảnh hưởng đến giấc ngủ?
Những hormone nào ảnh hưởng đến giấc ngủ?

Sự thay đổi nội tiết tố (hormone) có thể gây ra nhiều vấn đề, trong đó có mất ngủ. Do đó, mất ngủ là vấn đề phổ biến trong thời gian mang thai và mãn kinh. Vấn đề về giấc ngủ trong những khoảng thời gian này chủ yếu là do sự thay đổi nồng độ hormone estrogen và testosterone. Nhưng ngoài ra, các hormone khác trong cơ thể như melatonin cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Mất ngủ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe tim mạch?
Mất ngủ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe tim mạch?

Khi nhắc đến tác hại của mất ngủ, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay đến tình trạng buồn ngủ và uể oải vào ban ngày. Đó là những tác hại xảy ra đầu tiên và có thể nhìn thấy rõ nhất nhưng mất ngủ không chỉ gây ra những vấn đề như vậy. Theo thời gian, tình trạng mất ngủ kéo dài còn gây ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng trong cơ thể, bao gồm cả tim và mạch máu. Mất ngủ có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch.

Màu sơn phòng ngủ có ảnh hưởng đến giấc ngủ không?
Màu sơn phòng ngủ có ảnh hưởng đến giấc ngủ không?

Hầu hết mọi người đều tắt đèn khi đi ngủ để tránh bị chói mắt. Việc tiếp xúc với ánh sáng trước khi đi ngủ còn ức chế sự sản xuất melatonin – hormone điều phối nhịp sinh học và giúp chúng ta chìm vào giấc ngủ. Tuy nhiên, có nghiên cứu cho thấy rằng một số màu ánh sáng nhất định, chẳng hạn như màu xanh đậm, có thể tạo cảm giác buồn ngủ và giúp chúng ra đi vào giấc ngủ dễ hơn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây