1

Bệnh Parkinson ảnh hưởng như thế nào đến giấc ngủ?

Bệnh Parkinson và một số loại thuốc điều trị bệnh có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Những người mắc bệnh Parkinson có nguy cơ bị các rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, ngưng thở khi ngủ hoặc rối loạn hành vi giấc ngủ REM. Các phương pháp điều trị vấn đề về giấc ngủ gồm có dùng thuốc và liệu pháp hành vi.
Bệnh Parkinson ảnh hưởng như thế nào đến giấc ngủ? Bệnh Parkinson ảnh hưởng như thế nào đến giấc ngủ?

Bệnh Parkinson là một bệnh lý thần kinh gây ảnh hưởng đến khả năng vận động và các triệu chứng khác, chẳng hạn như rối loạn giấc ngủ và thay đổi ở da.

Tổ chức Parkinson ước tính hơn 75% số người mắc bệnh Parkinson gặp phải vấn đề về giấc ngủ. Các loại rối loạn giấc ngủ phổ biến ở những người mắc bệnh Parkinson gồm có:

  • Mất ngủ
  • Ngưng thở lúc ngủ
  • Rối loạn hành vi giấc ngủ REM
  • Giấc mơ sống động (có thể là một dạng rối loạn giấc ngủ REM nhẹ hoặc cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng suy giảm vận động và nhận thức ở bệnh nhân Parkinson)
  • Hội chứng chân không yên
  • Buồn ngủ vào ban ngày

Đôi khi, các vấn đề về giấc ngủ là do những thay đổi mà bệnh Parkinson gây ra trong não. Nguyên nhân cũng có thể là do các triệu chứng của bệnh Parkinson, các loại thuốc điều trị hoặc các bệnh tâm thần đồng mắc.

Các rối loạn giấc ngủ ở người mắc bệnh Parkinson

Một số loại rối loạn giấc ngủ phổ biến ở người mắc bệnh Parkinson là:

  • Mất ngủ: tình trạng không thể đi vào giấc ngủ hoặc không thể duy trì giấc ngủ sâu. Đây là loại rối loạn giấc ngủ phổ biến nhất ở dân số nói chung. Ước tính có khoảng 1/3 dân số bị mất ngủ. Những người mắc bệnh Parkinson có nguy cơ bị mất ngủ cao hơn so với những người không mắc bệnh. Tình trạng mất ngủ có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi bệnh Parkinson tiến triển nặng.
  • Ngưng thở khi ngủ: Khoảng 40% người mắc bệnh Parkinson bị chứng ngưng thở khi ngủ. Đầy là tình trạng ngừng thở trong thời gian ngắn và lặp đi lặp lại nhiều lần trong khi ngủ. Điều này gây gián đoạn giấc ngủ. Chứng ngưng thở khi ngủ còn gây ra các triệu chứng khác như ngáy, đau đầu và buồn ngủ vào ban ngày. Nếu không được điều trị, chứng ngưng thở khi ngủ có thể dẫn đến vấn đề nghiêm trọng.
  • Rối loạn hành vi giấc ngủ REM: giấc ngủ REM hay giấc ngủ chuyển động mắt nhanh là một phần trong chu kỳ giấc ngủ. Đây là khoảng thời gian diễn ra các giấc mơ. Thông thường, cơ thể không chuyển động và chỉ có mắt chuyển động trong giấc ngủ REM, nhưng ở những người mắc chứng rối loạn hành vi giấc ngủ REM, các cơ khác trong cơ thể vẫn hoạt động và dẫn đến cử động trong lúc ngủ. Khoảng một nửa số người mắc bệnh Parkinson bị rối loạn hành vi giấc ngủ REM.

Tại sao bệnh Parkinson gây rối loạn giấc ngủ?

Bệnh Parkinson gây ra những thay đổi trong não và ảnh hưởng đến hoạt động của một số chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể.

Đôi khi, các vấn đề về giấc ngủ xảy ra trước khi các triệu chứng khác của bệnh Parkinson xuất hiện và thậm chí từ trước khi bệnh Parkinson khởi phát. Ví dụ, rối loạn hành vi giấc ngủ REM thường bắt đầu xảy ra từ 5 đến 10 năm trước khi bệnh Parkinson được chẩn đoán.

Các triệu chứng của bệnh Parkinson như cứng khớp và run cũng có thể góp phần gây cản trở giấc ngủ.

Ngoài ra, một số loại thuốc điều trị bệnh Parkinson có ảnh hưởng đến giấc ngủ. Một số khiến cho người bệnh khó đi vào giấc ngủ hoặc làm gián đoạn giấc ngủ trong khi một số lại gây buồn ngủ, khiến cho người bệnh ngủ nhiều vào ban ngày và kết quả là khó ngủ vào ban đêm.

Bệnh Parkinson còn có liên quan đến một số bệnh tâm thần và rối loạn tâm trạng. Nhiều người mắc bệnh Parkinson còn bị các vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm hoặc rối loạn lo âu. Những vấn đề này đều có ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Điều trị rối loạn giấc ngủ ở người mắc bệnh Parkinson

Có nhiều giải pháp điều trị rối loạn giấc ngủ cho người mắc bệnh Parkinson. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào loại rối loạn giấc ngủ và mức độ nghiêm trọng.

Các phương pháp điều trị gồm có:

  • Liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT): CBT là một phương pháp điều trị chứng mất ngủ, đặc biệt là ở những người bị trầm cảm hoặc rối loạn lo âu. CBT giúp xác định và giải quyết những suy nghĩ và hành vi gây cản trở giấc ngủ.
  • Các biện pháp giúp thư giãn tinh thần và giảm căng thẳng như thiền có hướng dẫn, hít thở sâu và liệu pháp phản hồi sinh học (biofeedback) có thể giúp dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.
  • Liệu pháp ánh sáng: sử dụng ánh sáng mạnh để điều trị chứng mất ngủ và trầm cảm. Đây là một phương pháp điều trị an toàn và không xâm lấn được chứng minh là có hiệu quả đối với người mắc bệnh Parkinson.
  • Hạn chế ngủ: ban đầu, bạn cần giảm thời gian ngủ. Mục đích là khiến cho bạn mệt mỏi và dễ ngủ hơn. Điều này giúp thiết lập lại lịch trình ngủ. Sau một thời gian, bạn có thể tăng dần thời gian ngủ cho đến khi có thể ngủ đủ giấc.
  • Chỉ sử dụng giường để ngủ. Không làm bất cứ việc gì khác trên giường.
  • Thanh chắn giường: những người mắc chứng rối loạn hành vi giấc ngủ REM có thể cần lắp thanh chắn giường để tránh bị ngã khỏi giường trong khi ngủ.
  • Thở áp lực dương liên tục (CPAP): một phương pháp điều trị chứng ngưng thở khi ngủ. Máy CPAP liên tục đưa luồng khí vào miệng để giữ cho đường thở mở rộng, nhờ đó giúp người bệnh thở bình thường vào ban đêm.
  • Melatonin: bổ sung melatonin có thể giúp điều trị chứng mất ngủ và rối loạn hành vi giấc ngủ REM.
  • Thuốc an thần: các loại thuốc an thần, chẳng hạn như Zolpidem, là một giải pháp điều trị chứng mất ngủ. Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể gây lệ thuộc và thường chỉ được sử dụng khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Không nên dùng thuốc an thần trong thời gian dài.
  • Clonazepam: điều trị rối loạn hành vi giấc ngủ REM.

Tóm tắt bài viết

Bệnh Parkinson gây ra những thay đổi trong não. Điều này có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và dẫn đến các rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, ngưng thở khi ngủ và rối loạn hành vi giấc ngủ REM.

Ngoài ra, các triệu chứng của bệnh Parkinson, các loại thuốc điều trị và các bệnh tâm thần đồng mắc như trầm cảm và lo âu cũng có thể gây ra vấn đề về giấc ngủ.

Có nhiều giải pháp điều trị rối loạn giấc ngủ cho người mắc bệnh Parkinson, gồm có liệu pháp nhận thức - hành vi, liệu pháp ánh sáng, liệu pháp thư giãn, thiết bị hỗ trợ và dùng thuốc. Việc điều trị phụ thuộc vào loại rối loạn giấc ngủ cụ thể và mức độ nghiêm trọng.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Tập thể dục trước khi đi ngủ có ảnh hưởng đến giấc ngủ không?
Tập thể dục trước khi đi ngủ có ảnh hưởng đến giấc ngủ không?

Tập thể dục thường xuyên mang lại rất nhiều lợi ích, ví dụ như cải thiện giấc ngủ, thư giãn tinh thần, giảm lo âu, căng thẳng và điều hòa đồng hồ sinh học. Tập thể dục sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể và khi thân nhiệt giảm, bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ.

Hormone cortisol ảnh hưởng như thế nào đến giấc ngủ?
Hormone cortisol ảnh hưởng như thế nào đến giấc ngủ?

Giấc ngủ có tác động rất lớn đến sức khỏe. Trên thực tế, tất cả chúng ta đều cần ngủ để tồn tại. Có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến giấc ngủ và một trong số đó là cortisol, loại hormone mà cơ thể tiết ra khi bị căng thẳng (stress). Hormone này có ảnh hưởng lớn đến nhịp sinh học và chu kỳ ngủ thức của cơ thể con người.

Những hormone nào ảnh hưởng đến giấc ngủ?
Những hormone nào ảnh hưởng đến giấc ngủ?

Sự thay đổi nội tiết tố (hormone) có thể gây ra nhiều vấn đề, trong đó có mất ngủ. Do đó, mất ngủ là vấn đề phổ biến trong thời gian mang thai và mãn kinh. Vấn đề về giấc ngủ trong những khoảng thời gian này chủ yếu là do sự thay đổi nồng độ hormone estrogen và testosterone. Nhưng ngoài ra, các hormone khác trong cơ thể như melatonin cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Màu sơn phòng ngủ có ảnh hưởng đến giấc ngủ không?
Màu sơn phòng ngủ có ảnh hưởng đến giấc ngủ không?

Hầu hết mọi người đều tắt đèn khi đi ngủ để tránh bị chói mắt. Việc tiếp xúc với ánh sáng trước khi đi ngủ còn ức chế sự sản xuất melatonin – hormone điều phối nhịp sinh học và giúp chúng ta chìm vào giấc ngủ. Tuy nhiên, có nghiên cứu cho thấy rằng một số màu ánh sáng nhất định, chẳng hạn như màu xanh đậm, có thể tạo cảm giác buồn ngủ và giúp chúng ra đi vào giấc ngủ dễ hơn.

Các cách giúp bạn chìm vào giấc ngủ nhanh hơn
Các cách giúp bạn chìm vào giấc ngủ nhanh hơn

Bạn thường xuyên phải trằn trọc nhiều giờ trên giường mà không thể đi vào giấc ngủ? Nếu vậy, hãy thử áp dụng các cách dưới đây. Một số trong cách có thể giúp bạn chìm vào giấc ngủ chỉ trong vòng vài phút.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây