Mãn kinh ảnh hưởng thế nào đến hội chứng buồng trứng đa nang?

Khi đến tuổi mãn kinh, các triệu chứng của hội chứng buồng trứng đa nang vẫn tồn tại song song với các triệu chứng tiền mãn kinh. Vậy mãn kinh có ảnh hưởng gì đến bệnh lý này hay không?
Mãn kinh ảnh hưởng thế nào đến hội chứng buồng trứng đa nang? Mãn kinh ảnh hưởng thế nào đến hội chứng buồng trứng đa nang?

Nội dung chính của bài viết:

  • Những phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang thường có lượng hormone nam cao hơn bình thường và một trong số đó là hormone testosterone.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang còn khiến cho cơ thể phản ứng với insulin kém hơn và dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang và mãn kinh đều có ảnh hưởng đến mức progesterone trong máu nhưng theo những cách khác nhau. Đó là lý do tại sao mãn kinh không điều trị được hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Hiện nay chưa có cách chữa trị khỏi hội chứng buồng trứng đa nang và các triệu chứng sẽ vẫn tiếp diễn cho đến tận sau khi mãn kinh.
  • Những phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang có thể bắt đầu mãn kinh muộn hơn so với bình thường.
  • Chú ý các yếu tố về lối sống như chế độ ăn uống và tập thể dục có thể giúp loại bỏ hoặc cải thiện một số triệu chứng của hội chứng buồng trứng đa nang cũng như là triệu chứng tiền mãn kinh.

Mãn kinh và hội chứng buồng trứng đa nang

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là vấn đề xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố (hormone) bất thường trong cơ thể phụ nữ. Mặc dù khi bước vào thời kỳ mãn kinh, nồng độ nội tiết tố sẽ có sự dao động nhưng mãn kinh không chữa được hội chứng buồng trứng đa nang. Khi đến tuổi mãn kinh, các triệu chứng của hội chứng buồng trứng đa nang vẫn tồn tại song song với các triệu chứng tiền mãn kinh. Vậy mãn kinh có ảnh hưởng gì đến bệnh lý này hay không?

Dưới đây là một số điều mà phụ nữ cần biết về hội chứng buồng trứng đa nang và thời kỳ mãn kinh.

Những hormone bị ảnh hưởng bởi hội chứng buồng trứng đa nang và mãn kinh

Những phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang thường có lượng hormone nam cao hơn bình thường và một trong số đó là hormone testosterone. Hội chứng buồng trứng đa nang còn khiến cho cơ thể phản ứng với insulin kém hơn và dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao. Lượng đường trong máu cao sẽ lại kích thích cơ thể tăng sản sinh hormone nam và khiến cho các triệu chứng của hội chứng buồng trứng đa nang trở nên trầm trọng hơn.

Ở những người mắc hội chứng buồng trứng đa nang, nồng độ hormone progesterone lại ở mức thấp. Progesterone là một loại hormone giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và duy trì thai kỳ.

Từ một vài năm trước khi chính thức mãn kinh (giai đoạn tiền mãn kinh), cơ thể sẽ bắt đầu sản xuất ít estrogen và progesterone hơn. Sự suy giảm nồng độ nội tiết tố nữ cuối cùng sẽ khiến buồng trứng ngừng rụng trứng. Một phụ nữ được xác định là chính thức mãn kinh khi mất kinh nguyệt trong vòng một năm.

Hội chứng buồng trứng đa nang và mãn kinh đều có ảnh hưởng đến mức progesterone trong máu nhưng theo những cách khác nhau. Đó là lý do tại sao mãn kinh không điều trị được hội chứng buồng trứng đa nang.

Các triệu chứng tiền mãn kinh và hội chứng buồng trứng đa nang

Các triệu chứng của hội chứng buồng trứng đa nang vẫn tiếp tục xuất hiện trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Giai đoạn tiền mãn kinh thường đi kèm với các triệu chứng như bốc hỏa, đổ mồ hôi về đêm và kinh nguyệt không đều. Trong giai đoạn này, nồng độ hormone bắt đầu thay đổi để chuẩn bị cho mãn kinh. Giai đoạn tiền mãn kinh có thể kéo dài trong vài năm và khi không có kinh nguyệt trong 12 tháng liên tiếp thì có nghĩa là đã mãn kinh.

Tìm hiểu thêm: Sự khác biệt giữa tiền mãn kinh và mãn kinh

Giai đoạn tiền mãn kinh thường bắt đầu ở cuối độ tuổi 40 hoặc đầu 50. Độ tuổi mãn kinh trung bình là 51. Những phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang thường mãn kinh muộn hơn khoảng hai năm so với những phụ nữ có buồng trứng bình thường.

Bệnh lý này không tự biến mất khi mãn kinh nên các triệu chứng sẽ vẫn tiếp diễn. Hội chứng buồng trứng đa nang có nhiều triệu chứng tương tự như các dấu hiệu tiền mãn kinh. Điều đó sẽ gây khó khăn cho việc phát hiện bệnh trong giai đoạn này.

Một số triệu chứng thường gặp của tiền mãn kinh và hội chứng buồng trứng đa nang gồm có:

Triệu chứng PCOS Tiền mãn kinh
Nổi mụn trứng cá  

Khô âm đạo và giảm ham muốn tình dục

 

Kinh nguyệt không đều và mất kinh nguyệt

Đau đầu

 

Bốc hỏa và đổ mồ hôi về đêm

 

Khó thụ thai

Thay đổi tâm trạng

Đau rát khi quan hệ tình dục

 

Đau vùng chậu

 

Khó ngủ

Rụng tóc, mỏng tóc, đặc biệt là ở tuổi trung niên

Mọc lông ở những vị trí không mong muốn

Tiểu không tự chủ

 

Nhiễm trùng âm đạo và đường tiết niệu

 

Khô âm đạo và teo âm đạo

 
Tăng cân và khó giảm cân

Biến chứng tiềm ẩn của hội chứng buồng trứng đa nang

Hội chứng buồng trứng đa nang gây nên nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, ví dụ như làm tăng nguy cơ:

Nguy cơ xảy ra các vấn đề này sẽ còn tăng cao hơn nếu có cả các yếu tố khác như:

  • Tuổi cao
  • Đang trong giai đoạn tiền mãn kinh hoặc mãn kinh
  • Thừa cân, béo phì

Mặc dù chưa được kết luận chính thức nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở một số phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang, nguy cơ biến chứng sẽ giảm đi sau mãn kinh.

Kiểm soát hội chứng buồng trứng đa nang trong giai đoạn tiền mãn kinh

Các biện pháp kiểm soát triệu chứng hội chứng buồng trứng đa nang cũng có thể giúp giảm một số vấn đề xảy ra trong giai đoạn tiền mãn kinh.

Giảm cân và kiểm soát cân nặng

Thừa cân sẽ làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và kháng insulin. Kháng insulin có thể dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2. Nếu thừa cân thì cần có biện pháp giảm cân và duy trì cân nặng, từ đó giảm nguy cơ mắc những bệnh này. Một số biện pháp giúp giảm cân gồm có:

  • Ăn bằng bát nhỏ hơn và giảm khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Loại bỏ hoặc hạn chế các loại thực phẩm chứa carbohydrate (carb) không lành mạnh như bánh ngọt, đồ nướng, đồ ăn vặt và đồ uống có đường.
  • Chọn những loại thực phẩm chứa carb phức tạp như ngũ cốc nguyên hạt, cơm và các loại đậu.
  • Ăn nhiều trái cây và rau xanh.
  • Duy trì thói quen tập thể dục mỗi ngày, ban đầu có thể chỉ cần đi bộ và sau đó tăng dần cường độ tập luyện lên.
  • Tăng cường vận động mỗi ngày, ví dụ như leo thang bộ thay vì đi thang máy, đi bộ thay vì đi xe nếu I chuyển khoảng cách gần…
  • Đầu tư mua thiết bị tập thể dục tại nhà, chẳng hạn như xe đạp tập thể dục tại chỗ hoặc máy chạy bộ.

Khi bị thừa nhiều cân hay béo phì thì nên đi khám ​​bác sĩ để được tư vấn những cách hiệu quả, khoa học để giảm được số cân nặng tối đa mà không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Không nên ăn kiêng quá khắc nghiệt để giảm cân nhanh chóng mà thay vào đó chỉ nên giảm từ 0.5 – 1kg mỗi tuần và kết hợp cả chế độ ăn kiêng với tập thể dục để duy trì hiệu quả giảm cân lâu dài.

Cải thiện giấc ngủ

Các triệu chứng của hội chứng buồng trứng đa nang và mãn kinh đều có thể gây khó ngủ, mất ngủ. Dưới đây là một số cách để có thể đi vào giấc ngủ nhanh hơn và ngủ sâu giấc hơn:

  • Cố gắng đi ngủ vào cùng một khung giờ mỗi tối và thức dậy vào cùng một giờ mỗi sáng
  • Tắt hết các nguồn sáng trong phòng. Nếu đồng hồ báo thức phát ra ánh sáng thì xoay vào trong tường hoặc để úp xuống..
  • Không dùng các thiết bị điện tử trong 1 – 2 tiếng trước khi đi ngủ vì điều này có thể ảnh hưởng đến hoạt động của melatonin - hormone điều hòa giấc ngủ..
  • Dọn dẹp phòng ngủ gọn gàng để tạo cảm giác thư giãn, thoải mái
  • Thay chăn gối và ga trải giường thường xuyên.
  • Không ăn no quá gần giờ đi ngủ.
  • Không uống các loại đồ uống chứa caffeine sau buổi trưa
  • Tập thể dục mỗi ngày nhưng không tập trong vòng vài tiếng trước khi đi ngủ
  • Thực hiện một số hoạt động thư giãn trước khi đi ngủ như đọc sách, ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc ngồi thiền.

Cải thiện triệu chứng bốc hỏa

Để giảm bớt các cơn bốc hỏa và hiện tượng đổ mồ hôi về đêm thì nên:

  • Mặc quần áo thành nhiều lớp để có thể dễ dàng cởi ra khi cảm thấy nóng
  • Mặc quần áo bằng chất liệu vải nhẹ, thoáng khí cả vào ban ngày và ban đêm.
  • Hạn chế tiêu thụ caffeine, rượu và thực phẩm cay
  • Làm mát không gian xung quanh
  • Giữ phòng ngủ ở nhiệt độ thấp
  • Giảm tối đa chăn đệm trên giường

Uống thuốc

Hầu hết các triệu chứng tiền mãn kinh đều có thể được kiểm soát bằng cách thay đổi thói quen, lối sống. Nhưng nếu các triệu chứng nghiêm trọng thì nên đi khám bác sĩ để được kê các loại thuốc điều trị.

Trong một số trường hợp, liệu pháp hormone thay thế là giải pháp cần thiết nhưng không phải ai cũng phù hợp điều trị bằng phương pháp này. Có một số loại thuốc để giảm triệu chứng mọc lông không mong muốn trên cơ thể. Gel bôi trơn có thể giúp giảm triệu chứng khô âm đạo và đau rát khi quan hệ tình dục.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Mãn kinh ảnh hưởng thế nào đến các triệu chứng và sự phát triển u xơ tử cung?
Mãn kinh ảnh hưởng thế nào đến các triệu chứng và sự phát triển u xơ tử cung?

U xơ tử cung là một vấn đề thường xảy ra chủ yếu ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nhưng cũng có thể hình thành trong thời kỳ mãn kinh.

Mãn kinh ảnh hưởng thế nào đến hội chứng bàng quang tăng hoạt?
Mãn kinh ảnh hưởng thế nào đến hội chứng bàng quang tăng hoạt?

Những thay đổi trong thời kỳ mãn kinh sẽ làm tăng nguy cơ bị bàng quang tăng hoạt.

Mãn kinh ảnh hưởng như thế nào đến bệnh trứng cá đỏ (rosacea)??
Mãn kinh ảnh hưởng như thế nào đến bệnh trứng cá đỏ (rosacea)??

Bệnh trứng cá đỏ (rosacea) là một bệnh về da mạn tính có triệu chứng là da ửng đỏ, nóng bừng mặt, nổi các sẩn nhỏ chứa mủ và giãn mạch máu. Các triệu chứng này thường xảy ra ở mặt, cổ hoặc phần trên của ngực. Bốc hỏa – một triệu chứng phổ biến của thời kỳ mãn kinh – cũng có thể khiến các khu vực này có cảm giác nóng và đỏ lên. Các cơn bốc hỏa không chỉ gây đổ mồ hôi và khó chịu mà còn có thể khiến cho các triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ bùng phát. Vì lý do này nên nếu bạn bị bệnh trứng cá đỏ và đang trong thời kỳ mãn kinh thì sẽ phải điều trị đồng thời cả hai tình trạng.

Tiền mãn kinh ảnh hưởng như thế nào đến chứng đau nửa đầu?
Tiền mãn kinh ảnh hưởng như thế nào đến chứng đau nửa đầu?

Sự thay đổi nội tiết tố, bao gồm cả những thay đổi xảy ra trong giai đoạn tiền mãn kinh, có thể khiến cho các cơn đau nửa đầu tái phát.

Mãn kinh ảnh hưởng như thế nào đến chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)?
Mãn kinh ảnh hưởng như thế nào đến chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)?

Nhiều người nghĩ rằng chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (attention-deficit/hyperactivity disorder – ADHD) chỉ xảy ra ở trẻ em nhưng trên thực tế, chứng rối loạn này cũng có thể xảy ra ở cả người lớn. Triệu chứng ADHD ở người lớn có thể thay đổi theo thời gian. Ở một số phụ nữ bị ADHD, các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn khi bước vào thời kỳ mãn kinh.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây