1

Mãn kinh ảnh hưởng như thế nào đến bệnh trứng cá đỏ (rosacea)??

Bệnh trứng cá đỏ (rosacea) là một bệnh về da mạn tính có triệu chứng là da ửng đỏ, nóng bừng mặt, nổi các sẩn nhỏ chứa mủ và giãn mạch máu. Các triệu chứng này thường xảy ra ở mặt, cổ hoặc phần trên của ngực. Bốc hỏa – một triệu chứng phổ biến của thời kỳ mãn kinh – cũng có thể khiến các khu vực này có cảm giác nóng và đỏ lên. Các cơn bốc hỏa không chỉ gây đổ mồ hôi và khó chịu mà còn có thể khiến cho các triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ bùng phát. Vì lý do này nên nếu bạn bị bệnh trứng cá đỏ và đang trong thời kỳ mãn kinh thì sẽ phải điều trị đồng thời cả hai tình trạng.
Mãn kinh ảnh hưởng như thế nào đến bệnh trứng cá đỏ (rosacea)?? Mãn kinh ảnh hưởng như thế nào đến bệnh trứng cá đỏ (rosacea)??

Mãn kinh có gây bệnh trứng cá đỏ không?

Nguyên nhân gốc rễ gây ra bệnh trứng cá đỏ vẫn chưa được xác định nhưng các cơn bốc hỏa trong thời kỳ mãn kinh có thể khiến cho bệnh trứng cá đỏ bùng phát. Các triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ có thể vẫn tiếp diễn sau khi cơn bốc hỏa đã qua đi.

Các yếu tố đã được phát hiện là có thể góp phần gây ra bệnh trứng cá đỏ gồm có:

  • Sự gia tăng nồng độ cathelicidin (một loại protein)
  • Nhạy cảm quá mức với demodex (một loài ký sinh trùng sống gần nang lông)
  • Sự thay đổi trong các mạch máu dưới da
  • Hệ miễn dịch hoạt động quá mức
  • Di truyền

Bạn sẽ có nguy cơ bị bệnh trứng cá đỏ cao hơn nếu bạn:

  • là người da trắng
  • có tiền sử mụn bọc hoặc mụn nang
  • có tiền sử gia đình bị bệnh trứng cá đỏ

Triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh trứng cá đỏ thường là đỏ bừng mặt. Mảng đỏ thường xuất hiện ở quanh mũi. Theo thời gian, tình trạng viêm và triệu chứng có thể lan rộng đến những khu vực khác của mặt và cổ.

Bệnh trứng cá đỏ được chia thành 4 loại, mỗi loại có biểu hiện khác nhau:

  • Bệnh trứng cá đỏ thể giãn mạch: các mạch máu dưới da giãn ra và phình lên, gây ra các mảng đỏ và nổi rõ các mạch máu, thường đi kèm cảm giác nóng khi chạm tay lên da.
  • Bệnh trứng cá đỏ thể sẩn (hay mụn mủ): nổi các mảng sẩn nhỏ chứa mủ khắp mặt và cổ.
  • Bệnh trứng cá đỏ thể mũi to: Da mũi dày lên, lỗ chân lông và các tuyến bã nhờn ở trên và xung quanh mũi trở nên to ra.
  • Bệnh trứng cá đỏ biểu hiện ở mắt: Vùng da quanh mắt và/hoặc nhãn cầu trở nên đỏ, đi kèm cảm giác cay, nóng rát, cộm vướng và chảy nước mắt.

Một người có thể mắc phải hai hoặc nhiều thể bệnh trứng cá đỏ cùng lúc.

Ở những người có da ngăm, bệnh trứng cá đỏ đôi khi còn có triệu chứng là các sẩn hay mụn mủ màu vàng nâu quanh miệng và mắt.

Nhiều bệnh lý về da khác như viêm da hay zona thần kinh cũng có biểu hiện là ban đỏ, cảm giác nóng rát và nổi nốt trên da. Do đó, bạn nên đi khám bác sĩ da liễu khi thấy các biểu hiện bất thường để được chẩn đoán chính xác vấn đề và có phương pháp điều trị thích hợp.

Mãn kinh ảnh hưởng như thế nào đến bệnh trứng cá đỏ?

Hormone estrogen giúp duy trì cấu trúc làn da và hỗ trợ quá trình hydrat hóa da (quá trình cấp ẩm/nước cho da). Bằng cách kích thích sự sản sinh collagen, elastin và axit hyaluronic, estrogen giúp làn da luôn căng mọng và săn chắc.

Hormon progesterone có vai trò điều hòa sự sản xuất bã nhờn, nhờ đó giúp giữ ẩm và bảo vệ làn da.

Vào thời kỳ mãn kinh, nồng độ những hormone này sụt giảm và dẫn đến những thay đổi về da, chẳng hạn như da khô ráp, sần sùi, lỏng lẻo và dễ kích ứng. Theo các chuyên gia da liễu, điều này có thể khiến cho các triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ tăng nặng vào thời kỳ mãn kinh.

Điều trị bệnh trứng cá đỏ

Cho đến nay vẫn chưa có cách nào có thể chữa trị khỏi hoàn toàn bệnh trứng cá đỏ. Mục đích của việc điều trị là giảm tần suất tái phát, mức độ nghiêm trọng và thu hẹp phạm vi của triệu chứng.

Phương pháp điều trị phổ biến là dùng thuốc bôi hoặc thuốc đường uống kết hợp thói quen chăm sóc da thích hợp. Những trường hợp nghiêm trọng có thể phải điều trị bằng các thủ thuật như mài mòn da hay tái tạo bề mặt da bằng laser.

Thuốc

Các triệu chứng nhẹ có thể kiểm soát bằng thuốc đường uống hoặc thuốc bôi.

Các loại thuốc được dùng phổ biến để điều trị bệnh trứng cá đỏ gồm có:

  • Retinoid đường uống, chẳng hạn như isotretinoin để làm giảm sự sản xuất bã nhờn trong da
  • Thuốc bôi để giảm viêm,ví dụ nhhuw tretinoin và axit azelaic
  • Thuốc kháng sinh dạng bôi và uống để giảm viêm và đỏ, chẳng hạn như metronidazole, sulfacetamide, tetracycline, erythromycin và minocycline

Thủ thuật

Những trường hợp bệnh trứng cá đỏ nặng có thể cần phải điều trị bằng các thủ thuật như:

  • Mài mòn da (dermabrasion) để loại bỏ các lớp trên cùng của da
  • Tái tạo bề mặt da bằng laser để thu nhỏ các mạch máu bị giãn
  • Phẫu thuật lạnh (cryosurgery) để đóng băng và loại bỏ mô bị tổn thương

Các phương pháp điều trị không cần dùng thuốc

Ngoài dùng thuốc, bạn có thể thử các cách dưới đây để giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ:

  • Rửa bằng nước mát để loại bỏ các chất gây kích ứng trên bề mặt da và làm dịu da. Sau khi rửa, nhẹ nhàng thấm khô bằng khăn mềm, sạch, không cọ xát
  • Chườm lạnh vài lần mỗi ngày để giảm đỏ và viêm da
  • Thoa kem dưỡng ẩm hàng ngày (có thể vai lần/ngày) để giảm khô và nứt nẻ

Ngăn ngừa bệnh trứng cá đỏ bùng phát

Mỗi đợt bùng phát bệnh trứng cá đỏ có thể kéo dài từ vài phút đến vài tuần. Thời gian bệnh bùng phát ở mỗi người là khác nhau và có thể thay đổi theo từng đợt.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh bùng phát là xác định và tránh các tác nhân kích hoạt. Một số yếu tố có thể kích hoạt các triệu chứng bệnh trứng cá đỏ là đồ ăn cay, đồ uống nóng, tiếp xúc với nắng, stress và sự thay đổi nội tiết tố. Khi xảy ra các triệu chứng, hãy ghi lại những gì bạn đã ăn hoặc thực hiện trước đó. Dần dần, bạn sẽ xác định được điều gì làm cho các triệu chứng tái phát và từ đó biết cách tránh.

Hàng ngày, bạn cần thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài để bảo vệ da khỏi tia cực tím. Chú ý thoa đều khắp mặt, tai, cổ và ngực. Chọn kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên và thoa lại sau 1 – 2 tiếng.

Sử dụng sữa rửa mặt và sản phẩm dưỡng da dịu nhẹ. Tránh các sản phẩm chứa chất tẩy rửa mạnh, hương liệu và các thành phần khác có thể gây kích ứng hoặc dị ứng da, ví dụ như:

  • Cồn
  • Witch hazel
  • Camphor
  • Axit glycolic
  • Axit lactic
  • Axit salicylic
  • Benzoyl peroxide
  • Menthol
  • Bạc hà
  • Eucalyptus (khuynh diệp)
  • sodium lauryl sulfate

Những thành phần này có thể khiến cho triệu chứng bệnh trứng cá đỏ bùng phát.

Một số thay đổi về chế độ ăn uống cũng có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ. Hãy tránh hoặc hạn chế các loại thực phẩm và đồ uống sau đây:

  • Đồ uống có cồn, đặc biệt là rượu mạnh
  • Thức ăn cay
  • Thực phẩm có chứa cinnamaldehyde, chẳng hạn như cà chua, cam quýt, quế và sô cô la
  • Đồ uống nóng, như cà phê và trà

Một số triệu chứng nhất định cần được can thiệp điều trị ngay lập tức, gồm có:

  • Ban đỏ lan nhanh hoặc xuất hiện khắp cơ thể
  • Vùng ban đỏ chảy mủ xanh hoặc vàng hoặc có cảm giác nóng khi chạm lên
  • Ban đỏ kèm theo sốt cao từ 38°C (100,4°F) trở lên

Tóm tắt bài viết

Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh trứng cá đỏ vẫn chưa được xác định nhưng đây là bệnh có thể điều trị được. Có nhiều giải pháp để giảm viêm và cải thiện các triệu chứng, gồm có thuốc bôi, thuốc uống, điều chỉnh thói quen chăm sóc da, thay đổi lối sống và các thủ thuật.

Điều trị các triệu chứng mãn kinh, chẳng hạn như bốc hỏa, cũng có thể làm dịu tình trạng viêm trong da và giảm các triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Mãn kinh ảnh hưởng như thế nào đến ham muốn tình dục?
Mãn kinh ảnh hưởng như thế nào đến ham muốn tình dục?

Mãn kinh có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến ham muốn tình dục

Tiền mãn kinh ảnh hưởng đến kinh nguyệt như thế nào?
Tiền mãn kinh ảnh hưởng đến kinh nguyệt như thế nào?

Những thay đổi của thời kỳ tiền mãn kinh diễn ra không theo quy luật nên sẽ có ảnh hưởng đến sự rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng.

Vòng tránh thai nội tiết ảnh hưởng thế nào đến thời kỳ mãn kinh?
Vòng tránh thai nội tiết ảnh hưởng thế nào đến thời kỳ mãn kinh?

Rất nhiều phụ nữ còn chưa hiểu rõ về những gì có thể xảy ra trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh sau khi đặt vòng tránh thai nội tiết. Một số người cho rằng khi đặt loại vòng tránh thai này thì các dấu hiệu, triệu chứng tiền mãn kinh sẽ không còn biểu hiện rõ hoặc vòng tránh thai sẽ giúp phụ nữ cảm thấy dễ chịu hơn trong giai đoạn này. Liệu có đúng là như thế không?

Bệnh suy giáp có liên quan gì đến mãn kinh?
Bệnh suy giáp có liên quan gì đến mãn kinh?

Suy giáp và mãn kinh cùng có chung một số triệu chứng. Nghiên cứu cũng đã chứng minh nồng độ estrogen có tác động đến nồng độ hormone tuyến giáp.

Chế độ ăn ảnh hưởng thế nào đến các triệu chứng tiền mãn kinh?
Chế độ ăn ảnh hưởng thế nào đến các triệu chứng tiền mãn kinh?

Chế độ ăn uống cũng có ảnh hưởng lớn đến các triệu chứng tiền mãn kinh.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây