Bệnh suy giáp có liên quan gì đến mãn kinh?
Nội dung chính của bài viết:
- Bệnh suy giáp xảy ra phổ biến nhất ở phụ nữ độ tuổi trung niên. Đây cũng là giai đoạn phụ nữ đang trải qua thời kỳ mãn kinh.
- Bệnh suy giáp có thể làm tăng các triệu chứng tiền mãn kinh như mệt mỏi và thay đổi cân nặng, hay những biến chứng như bệnh tim mạch hay loãng xương.
- Nếu những triệu chứng bất thường kéo dài dai dẳng thì cần đi khám bác sĩ để làm các phương pháp xét nghiệm cần thiết nhằm chẩn đoán vấn đề.
Suy giáp và mãn kinh
Suy giáp là tình trạng mà tuyến giáp hoạt động kém. Ở những người mắc bệnh lý này, cơ thể sản xuất ra lượng hormone tuyến giáp thấp hơn bình thường.
Suy giáp và mãn kinh cùng có chung một số triệu chứng và bệnh suy giáp cũng xảy ra phổ biến nhất ở phụ nữ độ tuổi trung niên. Đây là giai đoạn mà phụ nữ đang trải qua thời kỳ mãn kinh.
Dưới đây là mối liên hệ giữa mãn kinh và chức năng tuyến giáp, các tác động của bệnh suy giáp đến các dấu hiệu, triệu chứng và biến chứng của thời kỳ mãn kinh.
Estrogen và chức năng tuyến giáp
Nồng độ estrogen giảm đáng kể trong thời kỳ mãn kinh và gây ra nhiều thay đổi trên cơ thể trong thời gian này. Nồng độ estrogen thấp còn ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp.
Một nghiên cứu vào năm 2011 đã đánh giá vai trò của nồng độ estrogen đối với các thụ thể tuyến giáp. Thụ thể tuyến giáp là các phân tử cho phép hormone tuyến giáp đi vào trong tế bào. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hormone estrogen có ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp và nồng độ estrogen thấp có thể dẫn đến các bệnh lý tuyến giáp.
Suy giáp ảnh hưởng thế nào đến các triệu chứng mãn kinh?
Suy giáp có thể làm tăng hoặc làm nặng thêm các triệu chứng tiền mãn kinh. Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2007 đã chỉ ra rằng ở những phụ nữ bị bệnh tuyến giáp và gặp các triệu chứng tiền mãn kinh nghiêm trọng thì các triệu chứng đã cải thiện đáng kể sau khi bệnh tuyến giáp được điều trị. Điều này chứng tỏ điều trị bệnh lý tuyến giáp có thể giúp kiểm soát các triệu chứng tiền mãn kinh.
Suy giáp và mãn kinh cũng có nhiều triệu chứng tương đồng nhau. Việc vừa bị suy giáp và vừa trong thời kỳ mãn kinh sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra cũng như là mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng chung này.
Các triệu chứng
Độ tuổi mãn kinh trung bình của phụ nữ là 51 tuổi còn bệnh suy giáp có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Dưới đây là một số triệu chứng của thời kỳ mãn kinh và của bệnh suy giáp:
Mãn kinh
- Bốc hỏa và đổ mồ hôi về đêm
- Những vấn đề bất thường ở đường tiết niệu dưới, chẳng hạn như đi tiểu thường xuyên hoặc đi tiểu nhiều vào ban đêm
- Khó ngủ
- Giảm tập trung
- Người mệt mỏi, thiếu năng lượng
- Tăng cân đột ngột
- Teo và khô âm đạo
- Chấm dứt chu kỳ kinh nguyệt
- Thay đổi tâm trạng thất thường, hay cáu gắt
Bệnh suy giáp
- Hay cảm thấy lạnh
- Nồng độ lipid trong máu tăng cao, ví dụ như triglyceride và cholesterol
- Nhịp tim chậm
- Trí nhớ kém
- Cảm giác mệt mỏi, uể oải kéo dài
- Tăng lượng mỡ trong cơ thể
- Yếu cơ và khớp
- Tóc mỏng
- Buồn bã, lo âu
- Khản tiếng
- Da khô, nứt nẻ
Suy giáp và nguy cơ biến chứng mãn kinh
Bệnh lý tuyến giáp không chỉ ảnh hưởng đến các triệu chứng mãn kinh mà còn có thể làm tăng nguy cơ xảy ra các vấn đề về sức khỏe có liên quan đến mãn kinh. Một trong những vấn đề phổ biến nhất mà phụ nữ thường gặp phải sau khi mãn kinh là loãng xương hay tình trạng giảm mật độ xương. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng suy giáp cũng có thể gây giảm mật độ xương. Những người có lượng mỡ trong cơ thể thấp là nhóm có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao nhất.
Một vấn đề phổ biến khác có thể xảy ra sau khi mãn kinh là các bệnh tim mạch. Nồng độ hormone tuyến giáp thấp cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim.
Khi nào cần đi khám?
Cần đi khám nếu có các triệu chứng của bệnh tuyến giáp hoặc gặp phải các dấu hiệu tiền mãn kinh. Khi đi khám, cần nói với bác sĩ một cách chi tiết về những thông tin sau:
- Các triệu chứng, đặc biệt là hiện tượng mệt mỏi, bốc hỏa, thay đổi cân nặng và thay đổi tâm trạng
- Mức độ nghiêm trọng và thời gian diễn ra các triệu chứng
- Tiền sử rối loạn nội tiết trong gia đình, đặc biệt là các bệnh liên quan đến tuyến giáp
- Những bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt
- Chế độ ăn uống hàng ngày
Xét nghiệm chức năng tuyến giáp
Bác sĩ sẽ kiểm tra chức năng tuyến giáp bằng các phương pháp xét nghiệm dưới đây:
Xét nghiệm TSH
Phương pháp xét nghiệm này được sử dụng để kiểm tra nồng độ hormone kích thích tuyến giáp (thyroid-stimulating hormone - TSH) trong máu. Khi tuyến giáp hoạt động kém, cơ thể sẽ sản xuất ra nhiều TSH hơn và giảm sản xuất hormone T3, T4. Nồng độ TSH dưới mức bình thường là một dấu hiệu của bệnh cường giáp hay tuyến giáp hoạt động quá mức. Mặt khác, nồng độ TSH cao lại là một biểu hiện của bệnh suy giáp.
Xét nghiệm T4
Phương pháp xét nghiệm này kiểm tra nồng độ hormone T4 trong máu. Trong cơ thể, hormone này có hai trạng thái là không hoạt động và liên kết với protein hoặc hoạt động và không liên kết với protein. Mức hormone T4 cao cho thấy khả năng mắc bệnh cường giáp.
Xét nghiệm T3
T3 là một hormone khác được tạo ra bởi tuyến giáp. Phương pháp xét nghiệm này được sử dụng để xác nhận bệnh cường giáp. Mức hormone T3 thường chỉ giảm đáng kể khi tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng. Do đó, bác sĩ sẽ phải sử dụng một phương pháp xét nghiệm khác để xác định bệnh suy giáp.
Xét nghiệm TSI
Phương pháp xét nghiệm này được thực hiện để phát hiện globulin miễn dịch kích thích tuyến giáp (thyroid-stimulating immunoglobulin) – một loại kháng thể hiện diện ở những người mắc bệnh Graves. Bệnh Graves là một bệnh tự miễn ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp. Phương pháp xét nghiệm này thường được sử dụng cho phụ nữ mang thai hoặc những người có nguy cơ cao mắc bệnh Graves.
Bệnh trứng cá đỏ (rosacea) là một bệnh về da mạn tính có triệu chứng là da ửng đỏ, nóng bừng mặt, nổi các sẩn nhỏ chứa mủ và giãn mạch máu. Các triệu chứng này thường xảy ra ở mặt, cổ hoặc phần trên của ngực. Bốc hỏa – một triệu chứng phổ biến của thời kỳ mãn kinh – cũng có thể khiến các khu vực này có cảm giác nóng và đỏ lên. Các cơn bốc hỏa không chỉ gây đổ mồ hôi và khó chịu mà còn có thể khiến cho các triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ bùng phát. Vì lý do này nên nếu bạn bị bệnh trứng cá đỏ và đang trong thời kỳ mãn kinh thì sẽ phải điều trị đồng thời cả hai tình trạng.
Mãn kinh là một phần tự nhiên trong giai đoạn lão hóa. Thời kỳ mãn kinh thường bắt đầu ở cuối độ tuổi 40 đến đầu độ tuổi 50. Phụ nữ được xác định là mãn kinh khi không có kinh nguyệt trong ít nhất 12 tháng liên tục.
Vào thời kỳ mãn kinh, kinh nguyệt sẽ trở nên thất thường và cuối cùng chấm dứt. Nguyên nhân là do sự suy giảm chức năng buồng trứng, dẫn đến giảm nồng độ estrogen và progesterone. Mặc dù mỗi phụ nữ gặp phải triệu chứng khác nhau khi bước vào thời kỳ mãn kinh nhưng các triệu chứng điển hình gồm có bốc hỏa, thay đổi tâm trạng thất thường, khó ngủ và tăng cân. Từ 25 đến 45% phụ nữ sau mãn kinh cho biết họ bị đau khi quan hệ tình dục. Điều này gây giảm ham muốn, né tránh quan hệ và ảnh hưởng tiêu cực đến tình cảm vợ chồng.
Mãn kinh có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến ham muốn tình dục
Teo âm đạo sau mãn kinh có những triệu chứng như thế nào ở chị em. Cách điều trị vấn đề này ra sao. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé