Liều dùng Fiasp là bao nhiêu?
Fiasp là gì?
Fiasp là một loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường. Loại thuốc này giúp kiểm soát lượng đường trong máu cho người lớn và trẻ em mắc bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2.
Hoạt chất của Fiasp là insulin aspart (hoạt chất là thành phần giúp thuốc có tác dụng điều trị bệnh).
Fiasp có dạng lỏng để tiêm dưới da. Hiện trên thị trường có ba loại Fiasp là:
- Dạng lọ để dùng cùng bơm kim tiêm
- Dạng bút tiêm dùng một lần có chứa sẵn thuốc có tên là FlexTouch
- Dạng ống có tên là PenFill để dùng cho bút tiêm insulin dùng nhiều lần
Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về liều dùng Fiasp cũng như là hàm lượng và cách sử dụng thuốc.
Lưu ý, liều dùng được đề cập trong bài viết này là liều dùng Fiasp tiêu chuẩn được đưa ra bởi nhà sản xuất. Người bệnh cần sử dụng thuốc đúng liều mà bác sĩ kê.
Liều dùng Fiasp
Dạng thuốc
Fiasp có dạng lỏng mà người bệnh sẽ tự tiêm dưới da. Người bệnh có thể lựa chọn một trong ba loại Fiasp:
- Dạng lọ để dùng cùng bơm kim tiêm
- Dạng bút tiêm dùng một lần có chứa sẵn thuốc có tên là FlexTouch
- Dạng ống (PenFill) để dùng cho bút tiêm insulin dùng nhiều lần
Hàm lượng
Fiasp chỉ có một mức hàm lượng là 100 đơn vị insulin trong mỗi ml dung dịch (đơn vị/ml).
Liều dùng thông thường
Thông thường, bác sĩ sẽ bắt đầu kê từ liều thấp. Sau đó, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều dùng dần dần cho đến khi đạt đến liều dùng phù hợp nhất với người bệnh (liều dùng vừa đủ để kiểm soát lượng đường trong máu và không gây tác dụng phụ).
Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến liều dùng thuốc gồm có:
- Chế độ ăn uống
- Mức độ hoạt động thể chất
- Các vấn đề sức khỏe khác mà người bệnh đang mắc
- Các loại thuốc khác mà người bệnh đang dùng
Liều dùng sẽ cần được điều chỉnh theo thời gian. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ đưa ra liều hiệu chỉnh (liều hiệu chỉnh là liều insulin bổ sung để giúp giảm lượng đường trong máu khi đường trong máu tăng cao đến một mức nhất định).
Người bệnh sẽ được hướng dẫn theo dõi liều dùng insulin để biết khi nào cần dùng liều hiệu chỉnh.
Liều dùng để điều trị tiểu đường type 1
Ở những trường hợp mắc bệnh tiểu đường type 1, tổng liều insulin cần dùng trong ngày sẽ được tính dựa trên khối lượng cơ thể tính bằng kilogam (kg).
Hầu hết người bệnh thường phải dùng 0,4 đến 1 đơn vị insulin cho mỗikg khối lượng cơ thể mỗi ngày. Ví dụ, một người nặng 50kg (khoảng 110 lbs) sẽ phải dùng tổng liều insulin hàng ngày là 20 đến 50 đơn vị.
Tổng liều insulin hàng ngày gồm có hai loại insulin là insulin tác dụng nhanh và insulin tác dụng kéo dài. Insulin tác dụng nhanh, chẳng hạn như Fiasp, giúp kiểm soát lượng đường trong máu sau bữa ăn trong khi insulin tác dụng kéo dài được giải phóng từ từ vào máu và kiểm soát lượng đường trong máu trong suốt thời gian dài, có thể lên đến 24 giờ.
Bác sĩ sẽ xác định liều dùng Fiasp và insulin tác dụng kéo dài cụ thể cho mỗi ca bệnh.
Liều dùng để điều trị tiểu đường type 2
Tổng liều insulin cần dùng trong ngày để điều trị tiểu đường type 2 cũng được tính dựa trên khối lượng cơ thể (tính bằng kg).
Thông thường, người mắc bệnh tiểu đường type 2 phải dùng 0,3 đến 0,5 đơn vị insulin cho mỗi kg khối lượng cơ thể. Ví dụ, một người nặng 50kg (khoảng 110 lbs) sẽ phải dùng tổng liều insulin hàng ngày là 15 đến 25 đơn vị.
Tổng liều insulin hàng ngày gồm có hai loại insulin là insulin tác dụng nhanh và insulin tác dụng kéo dài. Insulin tác dụng nhanh, chẳng hạn như Fiasp, giúp kiểm soát lượng đường trong máu sau bữa ăn trong khi insulin tác dụng kéo dài được giải phóng từ từ vào máu và kiểm soát lượng đường trong máu trong suốt thời gian dài, có thể lên đến 24 giờ.
Bác sĩ sẽ xác định liều dùng Fiasp và insulin tác dụng kéo dài cụ thể cho mỗi ca bệnh.
Liều dùng Fiasp cho trẻ em
Fiasp được phê duyệt để điều trị bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2 ở cả người lớn và trẻ em.
Liều dùng Fiasp cho trẻ em cũng giống liều dùng cho người lớn. (Để biết chi tiết, vui lòng đọc lại phần “Liều dùng để điều trị tiểu đường type 1” hoặc “Liều dùng để điều trị tiểu đường type 2” ở bên trên).
Liều dùng thuốc và phác đồ điều trị bệnh tiểu đường ở trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, gồm có khối lượng cơ thể, loại bệnh tiểu đường, mức độ hoạt động thể chất, chế độ ăn uống và các loại thuốc khác mà trẻ đang dùng.
Bác sĩ sẽ xác định liều dùng Fiasp phù hợp nhất cho trẻ. Nếu bố mẹ có thắc mắc hay lo lắng về liều dùng Fiasp của trẻ, hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ.
Có thể dùng Fiasp lâu dài không?
Bệnh tiểu đường cần điều trị suốt đời. Nếu cảm thấy Fiasp an toàn và hiệu quả thì người bệnh có thể sử dụng thuốc lâu dài.
Một số câu hỏi thường gặp về liều dùng Fiasp
Fiasp tồn tại trong cơ thể bao lâu?
Fiasp là một loại insulin tác dụng nhanh, có nghĩa là thuốc chỉ tồn tại trong cơ thể một thời gian ngắn (thường là vài giờ). Các loại insulin tác dụng nhanh như Fiasp còn được gọi là “insulin bữa ăn ” vì có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu sau bữa ăn.
Mất bao lâu để Fiasp phát huy tác dụng?
Fiasp bắt đầu phát huy tác dụng ngay lập tức sau khi tiêm. Đó là lý do tại sao người bệnh cần tiêm Fiasp ngay trước khi ăn hoặc trong vòng 20 phút sau khi bắt đầu ăn để kiểm soát lượng đường trong máu sau bữa ăn.
Các yếu tố ảnh hưởng đến liều dùng Fiasp
Liều dùng Fiasp phụ thuộc vào một số yếu tố dưới đây:
- Loại và mức độ nghiêm trọng của bệnh tiểu đường
- Tuổi tác
- Hình thức sử dụng Fiasp (bơm kim tiêm hay bút tiêm)
- Các loại thuốc khác mà người bệnh đang dùng
- Các vấn đề sức khỏe khác mà người bệnh đang mắc
- Khối lượng cơ thể
- Chế độ ăn uống
- Thói quen tập thể dục
Cách sử dụng Fiasp
Người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Người bệnh sẽ tự tiêm Fiasp vào dưới da. Có thể lựa chọn một trong ba loại hình thức tiêm Fiasp như sau:
- Tiêm bằng bơm kim tiêm
- Bút tiêm dùng một lần
- Bút tiêm dùng nhiều lần
Nếu lựa chọn bơm kim tiêm, người bệnh sẽ mua Fiasp dạng lọ và mỗi lần tiêm sẽ phải dùng bơm tiêm rút thuốc từ lọ. Nếu chọn bút tiêm dùng một lần thì cách sử dụng sẽ đơn giản hơn vì bút tiêm đã chứa sẵn thuốc. Sau khi tiêm hết lượng thuốc bên trong bút thì thay bút mới. Với bút tiêm dùng nhiều lần, người bệnh sẽ mua Fiasp dạng ống để lắp vào bút. Sau khi dùng hết lượng thuốc bên trong ống thì chỉ cần thay ống mới. Mỗi hình thức sử dụng đều có ưu và nhược điểm riêng.
Thông thường, người bệnh sẽ phải tiêm Fiasp ngay trước khi ăn hoặc trong vòng 20 phút sau khi bắt đầu ăn.
Người bệnh sẽ được bác sĩ hoặc dược sĩ hướng dẫn cách tiêm thuốc. Có thể tiêm thuốc vào bắp tay, bụng, mông hoặc đùi trên (nếu chọn tiêm thuốc vào bắp tay thì có thể sẽ cần sự trợ giúp của người khác).
Không nên tiêm Fiasp vào những vùng da đang bị bầm tím, tổn thương hoặc có sẹo. Mỗi lần tiêm nên tiêm vào một vị trí khác nhau để giảm nguy cơ kích ứng da tại các vị trí tiêm.
Cần làm gì khi quên tiêm thuốc?
Thông thường, người bệnh phải tiêm Fiasp ngay trước khi ăn hoặc trong vòng 20 phút sau khi bắt đầu ăn.
Nếu như quên tiêm thuốc vào những thời điểm này thì người bệnh cần theo dõi mức đường huyết. Nếu đường huyết quá cao thì phải tiêm Fiasp ngay. Còn nếu đường huyết không quá cao thì có thể bỏ qua liều đã quên và tiêm liều tiếp theo như bình thường vào bữa ăn sau.
Không được tăng liều lên gấp đôi để bù lại liều đã quên vì làm vậy có thể gây ra tác dụng phụ.
Người bệnh có thể đặt chuông báo hay lời nhắc trên điện thoại để tránh quên tiêm thuốc.
Cần làm gì khi tiêm thuốc quá liều?
Không được dùng Fiasp vượt quá liều mà bác sĩ kê. Dùng thuốc quá liều có thể dẫn đến hạ đường huyết nghiêm trọng và tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng.
Triệu chứng dùng thuốc quá liều
Dùng Fiasp quá liều có thể gây hạ kali máu hoặc hạ đường huyết. Những tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng.
Các triệu chứng của hạ kali máu hoặc hạ đường huyết gồm có:
- Đổ mồ hôi
- Buồn nôn hoặc nôn
- Mệt mỏi, không có sức lực vận động
- Co giật cơ hoặc chuột rút
- Chóng mặt
- Co giật
- Hôn mê
Cách xử trí khi tiêm Fiasp quá liều
Cần báo ngay cho bác sĩ khi lỡ tiêm Fiasp quá liều. Nếu như có các triệu chứng nghiêm trọng thì hãy gọi cấp cứu hoặc đến ngay bệnh viện gần nhất.
Admelog thuộc nhóm thuốc có tên là chất tương tự insulin tác dụng nhanh. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về liều dùng Admelog cũng như là hàm lượng và cách sử dụng thuốc.
Bài viết dưới đây cung cấp thông tin chi tiết về liều dùng khuyến nghị của Tresiba, gồm có dạng thuốc, hàm lượng thuốc và cách sử dụng.
Humalog được sử dụng để kiểm soát lượng đường trong máu ở người lớn và trẻ em mắc bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2. Có hai loại là Humalog và Humalog Mix.
Tradjenta là một loại thuốc kê đơn được sử dụng để kiểm soát lượng đường trong máu ở người lớn mắc bệnh tiểu đường type 2. Giống như nhiều loại thuốc trị tiểu đường khác, Tradjenta cũng được sử dụng kết hợp với chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục để kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả.
Trulicity là một loại thuốc được sử dụng để giúp giảm lượng đường trong máu ở người lớn mắc bệnh tiểu đường type 2.