1

Kỹ thuật thay đổi hành vi trong đau mạn tính - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

  • Đau mạn tính là thuật ngữ mô tả đau liên tục trên ba tháng và vượt ra ngoài giới hạn vị trí tổn thương (theo hiệp hội đau Hoa Kỳ - ACPA).
  • Nguyên nhân gây đau mạn tính có thể do các bệnh cơ xương khớp, bệnh thần kinh, các bệnh nội tạng, các bệnh tim mạch...
  • Đau mạn tính gây ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, làm giảm sút khả năng lao động, gây khó khăn khi thực hiện các chức năng sinh hoạt hàng ngày, vui chơi giải trí, đau gây rối loạn về tinh thần, cảm xúc như trạng thái lo lắng, căng thẳng, trầm cảm thậm chí cáu giận hoặc muốn tự sát.
  • Liệu pháp thay đổi hành vi được chỉ định và thực hiện sau khi sử dụng các phương thuốc, vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu... không hiệu quả.
  • Liệu pháp thay đổi hành vi là tổng hợp các phương pháp tập thư gi n, phản hồi sinh học, nhìn tưởng tượng và giải trí, thôi miên (nếu có thể) để thay đổi tâm lý, nhận thức hành vi của người bệnh đau mạn tính.
  • Mục đích của liệu pháp thay đổi hành vi: là để giảm sự phụ thuộc vào các phương pháp điều trị y học, tăng cường khả năng trở lại với công việc thường ngày, cải thiện chất lượng cuộc sống, cải thiện chức năng, giảm mức độ đau và tăng cường kỹ năng tự xử trí đau dựa trên các phương pháp cơ bản hàng ngày.

II. CHỈ ĐỊNH

  • Tất cả những người bệnh có đau liên tục trên 3 tháng do các nguyên nhân các bệnh thần kinh, cơ xương khớp, đau do nguyên nhân các cơ quan nội tạng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Những người bệnh có đau mạn tính có hành vi bất thường, tâm lý không ổn định.
  •  Những người bệnh có nhận thức kém hoặc lú lẫn.

IV. CHUẨN BỊ

1.Người thực hiện

  • Bác sĩ phục hồi chức năng, bác sĩ tâm thần, điều dưỡng, kỹ thuật viên vật lý trị liệu, kỹ thuật viên hoạt động trị liệu, cán bộ tâm lý, cán bộ hoạt động thể thao vui chơi giải trí, cán bộ xã hội, cán bộ dinh dưỡng, cán bộ tư vấn nghề nghiệp.

2. Phương tiện

  •  Bộ câu hỏi lượng giá đau (tùy theo nguyên nhân đau mà cán bộ phụ trách thiết kế cho phù hợp).
  •  Thang điểm đánh giá mức độ đau (VAS).

3. Người bệnh

  •  Trả lời các câu hỏi của cán bộ lượng giá và lập kế hoạch thay đổi hành vi.
  •  Từ lần thứ 2 trở đi mang theo cả bảng lượng giá và bản kế hoạch các lần trước để làm cơ sở đánh giá và lập kế hoạch đợt tiếp theo.

4. Hồ sơ bệnh án, phiếu điều trị

  •  Hồ sơ bệnh án ghi theo quy định của Bộ Y tế.
  •  Phiếu lượng giá đau.
  •  Phiếu kỹ thuật thay đổi hành vi.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  •  Bước 1. Lượng giá đau và mức độ đau để biết mức độ đau, cường độ đau.
  •  Bước 2. Thực hiện kỹ thuật

1. Hướng dẫn người bệnh thư giãn

  • Hướng dẫn người bệnh thư gi n bằng cách nhắm mắt và chỉ tập trung vào một vị trí nào đó, sau đó bắt đầu thở chậm đều, tiếp đến thở sâu, cố gắng sử dụng lồng ngực.Trong đầu chỉ nghĩ đến một từ vui vẻ hoặc chỉ nghĩ đến từ “thư gi n”. Sau đó cùng lúc vừa thở sâu vừa thư gi n.

2. Hướng dẫn người bệnh thay đổi sự tập trung

  • Hướng dẫn người bệnh thay đổi cảm giác của cơ thể, tập trung chú ý vào một bộ phận nào đó không đau của cơ thể. Ví dụ người bệnh đang đau vùng thắt lưng nhưng bây giờ họ cần tưởng tượng là đang đau ở tay và đang đắp nhiệt ấm.

3. Hướng dẫn người bệnh phân tán đau

  • Hướng dẫn người bệnh tưởng tượng đang đau khi ngồi hoặc ở 1 vị trí xa đằng kia. Ví dụ tưởng tượng đau khi ngồi trên ghế cách xa vị trí đang ngồi.

4. Hướng dẫn làm giảm cảm giác đau

  • Hướng dẫn người bệnh chỉ tập trung vào cảm giác nào nhẹ hơn, không nên chú ý đến đau của vùng tổn thương. Ví dụ người bệnh rất đau do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, đau lan xuống chân cảm thấy nóng rát. Nói với người bệnh chỉ nghĩ đến nóng rát ở chân, không để ý đến đau vùng thắt lưng.

5. Hướng dẫn người bệnh tưởng tượng đang trong tình trạng gây mê, gây tê, tiêm thuốc giảm đau

  • Hướng dẫn người bệnh tưởng tượng đang được tiêm thuốc mê hoặc thuốc gây tê như novocain, tiêm thuốc giảm đau mạnh vào vùng đau...

6. Di chuyển vùng đau

  • Hướng dẫn người bệnh tưởng tượng đang có cảm giác nóng lạnh, sử dụng chất giảm đau bên tay lành sau đó đặt tay lên vùng đau.

7. Tưởng tượng các nguyên nhân gây kích thích đau như tiếng ồn, ánh sáng... một khi các yếu tố kích thích này mất thì đau giảm

8. Tưởng tượng tích cực

  • Hướng dẫn người bệnh tập trung chú ý những nơi vui vẻ nổi tiếng như b i biển, núi rừng nổi tiếng đang ở một nơi nào đó an toàn, thư gi n.

9. Đếm để giảm đau

  • Hướng dẫn người bệnh đếm như đếm nhịp tim, nhịp thở hoặc đếm lỗ trong bảng đồ chơi, trần nhà... (Thời gian thực hiện kỹ thuật này lần đầu trên 60 phút, từ lần thứ hai trở lên mỗi lần trên 30 phút).
  • Thời gian từ 30 - 60 phút.

VI. THEO DÕI, TÁI KHÁM

  • Nếu người bệnh về nhà thực hiện các kỹ thuật thay đổi hành vi cần cử người động viên theo dõi.
  • Tái khám hàng tuần, hàng tháng tùy thuộc vào sự tiến bộ của người bệnh.

VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN

  • Kỹ thuật này chưa ghi nhận có tai biến gì.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Kỹ thuật thay đổi hành vi trong điều trị rối loạn tiểu tiện và đại tiện - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật nội soi hạ tinh hoàn trong ổ bụng 2 thì - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật nội soi hạ tinh hoàn trong ổ bụng 1 thì - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật khâu bảo tồn hoặc cắt thận bán phần trong chấn thân thận - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Định lượng IL-2R (hay CD25 hòa tan) trong huyết thanh bằng kỹ thuật miên dịch gắn men (Elisa) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai
Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục STIs có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ cho bà bầu và thai nhi.

Kiểm soát cao huyết áp mạn tính trong thời kỳ mang thai
Kiểm soát cao huyết áp mạn tính trong thời kỳ mang thai

Huyết áp mạn tính có thể dao động từ mức nhẹ đến nặng. Nó cũng phụ thuộc vào việc bạn có bất kỳ vấn đề sức khoẻ nào khác hay không...

Tâm trạng thay đổi trong suốt quá trình mang thai
Tâm trạng thay đổi trong suốt quá trình mang thai

Mang thai có thể là một thời gian căng thẳng và tràn đầy cảm xúc. Một ngày nào đó bạn có thể vui mừng khi nghĩ đến việc có em bé và sau đó cũng nhanh chóng tự hỏi chính mình đã làm gì?

Ham Muốn Tình Dục Khi Mang Thai Thay Đổi Thế Nào?
Ham Muốn Tình Dục Khi Mang Thai Thay Đổi Thế Nào?

Ham muốn tình dục khi mang thai được thay đổi như thế nào? Khi mang thai, cơ thể sẽ có nhiều thay đổi cả về thể chất lẫn cảm xúc, tinh thần do sự biến động về nồng độ hormone trong cơ thể.

Giãn tĩnh mạch trong thai kỳ
Giãn tĩnh mạch trong thai kỳ

Giãn tĩnh mạch là gì? Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch trong thai kỳ? Có thể ngăn ngừa giãn tĩnh mạch trong thai kỳ bằng cách nào? Suckhoe123.vn sẽ giúp bạn giải đáp các vấn đề thắc mắc trên!

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong thai kỳ có an toàn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  626 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!

Sai số ít nhiều trong tính ngày dự sinh theo siêu âm?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  602 lượt xem

Vòng kinh của không đều, tháng có tháng không, có khi 2-3 tháng mới có 1 lần. Ngày kinh đầu tiên của chu kì cuối là vào khoảng 20-21/1/2021 thì phải. (em không nhớ chính xác). Thế rồi, do chủ quan chu kì không đều nên em không đi siêu âm. Đến đầu tháng 6/2021, em mới đi siêu âm lần đầu thì kết quả thai đã gần 16 tuần. Bs nói do em siêu âm muộn, lại không nhớ chính xác ngày đầu kỳ kinh cuối nên ngày dự sinh sẽ có sai số đấy. Mong bs tư vấn rõ hơn cho em với ạ?

Quan hệ tình dục thế nào trong thời gian vợ mang bầu?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  427 lượt xem

Vợ tôi có thai được 7 tuần, nhưng hay bị nôn ọe do nghén, sợ mùi cơm, thường chỉ hay ăn vặt. Tôi muốn hỏi bs về chế độ ăn uống thế nào, uống sữa bầu ra sao cho hợp lý và hết nghén? Bên cạnh đó, việc quan hệ tình dục của vợ chồng bọn tôi liệu có làm ảnh hưởng đến em bé không?

Độ tuổi bắt đầu hành kinh có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1046 lượt xem

Thưa bác sĩ, có kinh nguyệt sớm quá hoặc muộn quá có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây