1

Kỹ thuật tập vận động bằng thiết bị mô phỏng thực tế ảo (The Virtual Reality Training) - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

- Kỹ thuật tập phục hồi chức năng sử dụng hệ thống mô phỏng thực tế ảo là kỹ thuật sử dụng sự phối hợp giữa công nghệ máy tính, các cảm biến và phân tích video để tăng tốc độ phục hồi chức năng cho người bệnh, thông qua phản ứng đầy đủ và hoàn toàn với môi trường thực và ảo.

- Kỹ thuật này được Bệnh viện Phục hồi chức năng Trung tâm Y khoa Sheba - Israel phát triển công nghệ mới trong phục hồi chức năng thần kinh, chấn thương chỉnh hình.

- Đây là một trong những thiết bị mô phỏng thực tế ảo được sử dụng rộng rãi trong lâm sàng nhờ sử dụng công nghệ kích thích để cung cấp cho người bệnh những trải nghiệm về đứng, đi và chạy mà người bệnh sẽ phải đương đầu khi ra thế giới thực mà không cần phải trải nghiệm thực tiễn ở một địa điểm thực bên ngoài.

- Hệ thống thiết bị tập phục hồi chức năng mô phỏng thực tế ảo bao gồm :

  •  Phòng Phân tích vận động mô phỏng bằng máy tính (Computerized Motion Analysis Laboratory).
  •  Phòng vận động trị liệu mô phỏng (Isokinetic Laboratory).
  •  Môi trường phục hồi chức năng bằng điện toán hỗ trợ - Computer Assisted Rehabilitation Environment (CAREN).
  •  Thiết bị sử dụng một công nghệ tiên tiến (Môi trường phục hồi chức năng điện toán hỗ trợ là một hệ thống xuyên đa cảm biến để chẩn đoán, can thiệp phục hồi chức năng, lượng giá, phục hồi kiểm soát vận động và thăng bằng của người. Hệ thống này có thể sáng tạo ra nhiều trải nghiệm khác nhau trong môi trường có thể được kiểm soát và được lặp lại bằng cách sử dụng nhiều nguyên lý thực tế ảo cho người bệnh. CAREN là một hệ thống kết hợp giữa một băng tải vận động (cho phép sờ và cảm nhận được các mặt phẳng mà người bệnh đang đứng), một máy chiếu màn hình video lớn ba chiều, một hệ thống chụp được các cử động ở các thời điểm và một trạm phân tích bằng đồ thị.
  •  Một hệ thống máy tính cấu hình mạnh hướng dẫn băng tải vận động. Các cử động của băng tải được thực hiện một cách đồng bộ với hình ảnh ba chiều trên màn hình video đặt trước mặt người bệnh. Thông qua các cảm biến vận động, hệ thống điều khiển và kiểm soát các cử động của người bệnh. Vì vậy bằng việc sử dụng hệ thống chụp cử động các thời điểm, máy tính sẽ phân tích và trả lời kết quả cử động của người bệnh.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Người bệnh có rối loạn vận động như Parkinson, sau tai biến mạch n o, xơ cứng rải rác.
  •  Người bệnh bị đoạn chi: cải thiện sự phù hợp của chân tay giả hay dụng cụ chỉnh hình, khả năng thăng bằng, dáng đi và các cử động tinh tế cũng như các hoạt động thể thao, sáng tạo.
  •  Người bệnh chấn thương tủy sống (liệt hai chân hay liệt tứ chi): cải thiện khả năng di chuyển trong các môi trường khác nhau, khả năng thăng bằng (trong xe lăn hay khi đứng) và dáng đi.
  •  Rối loạn tiền đình: điều trị những người bị ám ảnh với thang máy, độ cao, máy bay, cầu thang cũng như các rối loạn căng thẳng sau chấn thương (trải nghiệm hồi tưởng chấn thương trong một môi trường an toàn và có kiểm soát).

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Rối loạn hành vi, nhân cách, khó khăn về nhìn.
  •  Người bệnh không hợp tác.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện kỹ thuật

  • Bác sĩ, kỹ thuật viên phục hồi chức năng được đào tạo sử dụng máy, kỹ thuật viên hoạt động trị liệu.

2. Phương tiện

  •  Hệ thống mô phỏng thực tế ảo với hệ thống điện nguồn riêng.
  •  Phụ kiện: hệ thống các đai buộc, ghế ngồi, kết nối máy tính.
  •  Giường nằm và phương tiện cấp cứu tạm thời.
  •  Huyết áp kế, ống nghe.

3. Chuẩn bị người bệnh

  •  Giải thích, hướng dẫn.
  •  Đo huyết áp, mạch, áo dài tay.

4. Hồ sơ bệnh án

  •  Kiểm tra bệnh án.
  •  Tìm hiểu phiếu chỉ định phục hồi chức năng.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Đưa người bệnh vào hệ thống.

- Khởi động máy cùng kết nối máy tính.

- Đặt các thông số theo chỉ định.

- Ấn nút bắt đầu quy trình.

- Kết thúc quy trình.

  •  Hết thời gian: dừng máy, tháo các đai, đưa người bệnh ra khỏi hệ thống.
  •  Thăm hỏi người bệnh, kiểm tra vùng buộc đai, dặn dò.
  •  Tắt điện điện nguồn.
  •  Thời gian thực hiện quy trình từ 20 - 30 phút/ngày. Liệu trình thực hiện nhiều ngày cho đến khi đạt mục tiêu.

VI. THEO DÕI

  •  Hỏi và quan sát người bệnh trong quá trình phục hồi trên máy: dễ chịu, đau, mệt mỏi, choáng váng để có biện pháp xử trí kịp thời.
  •  Máy vận hành ổn định hay trục trặc do điện nguồn, do chế độ sử dụng hay hỏng hóc.
  •  Kiểm tra hoạt động máy tính.
  •  Ghi chép hoặc kiểm tra lưu trữ trên máy tính.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

  • Không có.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật lấy bỏ u mỡ vùng đuôi ngựa + đóng thoát bị màng tủy hoặc thoát bị tủy-màng tủy bằng đường vào phía sau - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật lấy bỏ vùng gây động kinh bằng đường mở nắp sọ - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật mở hẹp van động mạch phổi bằng ngừng tuần hoàn tạm thời - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật bắc cầu động mạch chủ - động mạch vành kết hợp can thiệp khác trên tim (thay van, cắt khối phồng thất trái...) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật điều trị phồng và giả phồng động mạch tạng - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Sinh non - Những kiến thức cần thiết!
Sinh non - Những kiến thức cần thiết!

Nếu bạn sinh con trước 37 tuần sẽ được gọi là sinh non và con bạn được coi là non.

Vitamin cho bà bầu có thực sự cần thiết?
Vitamin cho bà bầu có thực sự cần thiết?

Vitamin cho bà bầu có thực sự cần thiết không? Khi nào nên bắt đầu bổ sung vitamin bà bầu? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Tập luyện bằng chính sức nặng cơ thể (Weight training) trong thai kỳ có an toàn không?
Tập luyện bằng chính sức nặng cơ thể (Weight training) trong thai kỳ có an toàn không?

Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, tập luyện bằng chính sức nặng cơ thể (Weight training) trong thai kỳ có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Những kiến thức về việc tiêm phòng cho trẻ
Những kiến thức về việc tiêm phòng cho trẻ

Tiêm phòng được thiết kế để bảo vệ chống lại các bệnh nặng, từ bệnh bại liệt và uốn ván đến bệnh sởi, quai bị, và cúm mùa. Nhiều người coi tiêm phòng là phần quan trọng nhất trong việc khám và chăm sóc sức khỏe cho trẻ.

Đi Tiểu Sau Khi Quan Hệ Tình Dục Có Thực Sự Cần Thiết?
Đi Tiểu Sau Khi Quan Hệ Tình Dục Có Thực Sự Cần Thiết?

Đi tiểu sau khi quan hệ tình dục có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Tiêm phòng có khiến bé có nguy cơ cao bị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1053 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, việc tiêm phòng có làm bé có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Phòng tránh viêm da cơ địa
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  962 lượt xem

Bé nhà mình cứ thay đổi thời tiết là bị đỏ ửng 2 má, da bị khô, ngứa. Thỉnh thoảng còn nổi mụn nước li ti và chảy dịch ướt ướt. Đêm bé hay gãi nên bệnh càng nặng hơn. Bé năm nay 1 tuổi rưỡi. Có cách nào để phòng bệnh cho bé không ạ? Mình thương bé lắm

Có nhất thiết phải dùng corticoid không?
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  904 lượt xem

Vợ tôi bị viêm da cơ địa ở 2 bàn chân khá nặng. Đi khám, bác sĩ kê cho mấy loại thuốc có chứa corticoid. Nhưng tôi tra mạng thấy corticoid có nhiều tác dụng phụ rất hại. Vậy có nhất thiết phải dùng corticoid không?

Xử trí khi bị dị ứng thực phẩm
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  861 lượt xem

Chào bác sĩ, chân em bị á sừng hơn 10 năm rồi. Mùa đông thì khô hanh, nứt nẻ. Mùa hè da mềm hơn tí nhưng tại vì tắm nhiều, dùng nhiều nước nên bệnh cũng không khả quan hơn là mấy. Em để ý những lần em ăn thịt gà vào thì ngay đêm hôm đó, hoặc ngày hôm sau em bị ngứa chân kinh khủng. Vậy có phải em bị dị ứng với thịt gà không ạ? Và phải làm sao ạ?

Thực phẩm nào có thể làm tăng khả năng thụ thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  675 lượt xem

- Bác sĩ ơi, có phải những loại thực phẩm có hình dáng giống cơ quan tình dục giúp tăng cường khả năng sinh sản không? Bác sĩ có thể gợi ý giúp tôi một số thực phẩm có thể làm tăng khả năng thụ thai được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây