1

Kỹ thuật tập sức bền không có gắn theo dõi tim mạch - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật tập sức bền là một trong những phương pháp được áp dụng trong phục hồi chức năng tim mạch và hô hấp cũng như tập luyện cho người bệnh sau giai đoạn điều trị bệnh cấp để tái rèn luyện sức bền đảm bảo chức năng sinh hoạt hàng ngày.

Trong một số các bệnh tật có nguy cơ cao nếu như người bệnh không được lượng giá, chỉ định và thực hiện đúng sẽ có thể dẫn tới các biến chứng thậm chí có thể tử vong, nhồi máu cơ tim khi tập luyện.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Người bệnh mắc bệnh động mạch vành (cơn đau thắt ngực ổn định, nhồi máu cơ tim sau đặt Stent, mổ bắc cầu nối, người bệnh suy tim, suy tim từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 3).
  •  Hẹp tắc động mạch chi dưới: hẹp tắc không triệu chứng với chỉ số áp lực tâm thu < 0,9; cơn đau cách hồi, hoặc sau phẫu thuật hoặc tái thông mạch.
  •  Người bệnh béo phì, thừa cân, rối loạn chuyển hóa lipid.
  •  Dự phòng cấp II bệnh lý tim mạch: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não.
  •  Bệnh phổi mạn tính: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, giãn phế quản, sau phẫu thuật lồng ngực, viêm phổi kẽ, tràn dịch màng phổi...

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Hội chứng mạch vành cấp chưa kiểm soát được, cơn đau thắt ngực không ổn định, sau nhồi máu cơ tim trong vòng 1 tháng.
  •  Nhịp tim > 120ck/phút, hoặc huyết áp tối đa > 180mmHg hoặc huyết áp tối thiểu > 100mmHg.
  •  Suy tim mất bù.
  •  Rối loạn nhịp thất, rối loạn nhịp tim không kiểm soát được.
  •  Có huyết khối trong buồng tim, nguy cơ lấp mạch.
  •  Tràn dịch màng ngoài tim mức độ trung bình và nặng.
  •  Cản trở tống máu của thất trái.
  •  Các bệnh toàn thân (nhiễm trùng, viêm tiến triển, tiểu đường, suy thận mất bù).
  •  Tăng áp lực động mạch phổi nặng.
  •  Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhóm D, mMRC4.
  •  Các bệnh lý nội khoa cấp chưa kiểm soát được như suy tim mất bù, đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, chóng mặt cấp.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Bác sĩ, kỹ thuật viên phục hồi chức năng, điều dưỡng và luôn có nhóm bác sĩ cấp cứu sẵn sàng khi cần.

2. Trang thiết bị

  •  Máy tập sức bền: máy Treadmill, xe đạp lực kế.
  •  Huyết áp kế.
  •  Máy điện tim, hệ thống Oxy trung tâm.
  •  Máy Shock điện, các thuốc cấp cứu tim mạch: hạ áp, chống loạn nhịp (xylocain, cordaron, Nitroglycerin...).
  •  Bảng điểm Borg.

3. Người bệnh

  •  Khám đánh giá ban đầu về thăm dò tim mạch là bắt buộc đối với bệnh lý động mạch vành và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính để đánh giá mức độ tổn thương tim mạch và nguy cơ biến chứng, để theo dõi điều trị và tối ưu hóa điều trị cho người bệnh.
  •  Các nội dung đánh giá:
  •  Huyết áp, nhịp tim khi nghỉ.
  •  Đo huyết áp, ghi Holter huyết áp 24 giờ.
  •  Ghi điện tâm đồ, Holter điện tâm đồ 24 giờ đối với người bệnh mắc bệnh động mạch vành.
  •  Siêu âm tim.
  •  Điện tâm đồ gắng sức hoặc đo mức độ tiêu thụ Oxy tối đa hoặc bán tối đa.

4. Tính toán cường độ tập

  • Dựa vào kết quả điện tâm đồ gắng sức hoặc mức độ tiêu thụ Oxy tối đa/ mức độ
  • Oxy bán tối đa để xác định cường độ tập, tập mức cường độ trung bình.
  • Để đảm bảo nhịp tim khi tập đạt trong khoảng (Nhịp tim khi tập). = 40% đến 60% NT tối đa
  • Hoặc cường độ tập theo phương pháp Karvonen
  • Nhịp tim khi tập = (NT tối đa – NT) x k + NT nghỉ
  • Cường độ đích từ 40 đến 60%, k 04 - 0,6.
  • NT tối đa: nhịp tim tối đa; NT nghỉ: nhịp tim khi nghỉ ngơi.
  • Tính cường đô tập dựa theo kết quả đo mức độ tiêu thụ Oxy tối đa hoặc bán tối đa: dựa theo mức độ tiêu thụ Oxy tối đa (VO2 max) tính được nhịp tim tối đa.
  • Ký cam kết thực hiện thủ thuật: người bệnh và người nhà được giải thích lợi ích của phương pháp tập, nguy cơ trong khi tập.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Bước 1

  • Khởi động: thời gian từ 5 đến 10 phút : áp dụng các bài tập kéo giãn chủ động các nhóm cơ chi dưới, chi trên và thân mình.

- Bước 2

  •  Cài đặt các thông số vào máy: tốc độ bước nếu tập trên thảm lăn (Treadmill), lực cản nếu tập với xe đạp lực kế. Chọn tập với cường độ không đổi hoặc tập với cường độ ngắt quãng.
  •  Đo nhịp tim, huyết áp, SpO2.
  •  Hướng người bệnh vào máy tập.

- Bước 3

  • Thực hiện bài tập sức bền đi trên thảm lăn hay đạp xe đạp lực kế, thời gian tập từ 15 - 30 phút tùy theo tình trạng người bệnh.

- Bước 4

  • Giảm cường độ: sau khi hoàn thành phần tập chính từ 15 - 40 phút, kỹ thuật viên giảm cưởng độ (tốc độ bước, giảm lực cản) để nhịp tim giảm dần về trạng thái nghỉ.
  • Thời gian 5 phút.

- Bước 5

  •  Thư giãn: thời gian 5 phút với các bài tập kéo gi n, thư giãn.
  •  Thời gian tập: mỗi buổi tập chính kéo dài trung bình 15 - 30 phút, 5 buổi/tuần.
  •  Tổng số buổi tập tại bệnh viện là 20 buổi sau đó duy trì tập tại nhà hoặc tại câu lạc bộ.

VI. THEO DÕI

  •  Nhịp tim, huyết áp, SpO2 trước và sau tập.
  •  Theo dõi cường độ tập dựa vào thang điểm Borg , nhịp tim hiển thị.
  •  Các dấu hiệu: mệt, chóng mặt, khó thở, đau tức ngực.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

  •  Cho người bệnh ngừng tập nếu người bệnh yêu cầu ngừng vì mệt, người bệnh đau tức ngực, chóng mặt, ngất xỉu và báo bác sĩ để khám và xử trí tùy theo từng trường hợp.
  •  Nếu đau tức ngực: xịt Nitroglycerin xịt: 2 xịt dưới lưỡi, để người bệnh nằm nghỉ ngơi, thở Oxy, ghi điện tâm đồ, theo dõi huyết áp và báo bác sĩ.
  •  Loạn nhịp: báo bác sĩ trong nhóm phục hồi để xử trí kịp thời.
  •  Ngừng tim: tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn, liên hệ nhóm cấp cứu.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Kỹ thuật tập sức bền có gắn theo dõi tim mạch - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật u nội sọ ,vòm đại nào không xâm lấn xoang tĩnh mạch bằng đường mở nắp sọ - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật u hố sau không xâm lấn xoang tĩnh mạch bằng đường mở nắp sọ - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật chuyển vạt che phủ phần mềm cuống mạch rời - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật dị dạng động-tĩnh mạch màng cứng - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Có thể khắc phục hậu quả do xơ vữa động mạch không?
Có thể khắc phục hậu quả do xơ vữa động mạch không?

Xơ vữa động mạch là một bệnh lý nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng. Khi được chẩn đoán mắc bệnh, bạn sẽ cần thực hiện một số thay đổi lớn trong lối sống hàng ngày để ngăn chặn tình trạng bệnh tiến triển nặng thêm. Nhưng còn những hậu quả mà bệnh đã gây ra cho cơ thể thì sao? Còn có thể khắc phục được hay không?

Ra máu sau phẫu thuật cắt tử cung có bình thường không?
Ra máu sau phẫu thuật cắt tử cung có bình thường không?

Chảy máu âm đạo trong thời gian đầu sau phẫu thuật cắt tử cung đa phần là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, đôi khi đây lại là điều bất thường.

Ăn kiêng bằng yến mạch có thật sự giảm cân được không?
Ăn kiêng bằng yến mạch có thật sự giảm cân được không?

Yến mạch là một loại ngũ cốc nguyên hạt và là một lựa chọn lý tưởng cho chế độ ăn uống lành mạnh.

Đặt bóng dạ dày Obalon – giảm cân không cần phẫu thuật
Đặt bóng dạ dày Obalon – giảm cân không cần phẫu thuật

Đặt bóng dạ dày Obalon là một phương pháp giảm cân không xâm lấn và giúp giảm cân hiệu quả cho những trường hợp béo phì nhẹ, đã thử các cách giảm cân khác nhưng không thành công và chưa từng phẫu thuật dạ dày trước đây.

Người mắc bệnh tiểu đường có được ăn bột yến mạch không?
Người mắc bệnh tiểu đường có được ăn bột yến mạch không?

Bột yến mạch mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và là một trong những loại thực phẩm tốt cho người mắc bệnh tiểu đường, miễn là kiểm soát khẩu phần ăn. Một chén bột yến mạch nấu chín chứa khoảng 30 gram carb - một lượng carb phù hợp với chế độ ăn uống lành mạnh của bệnh nhân tiểu đường.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Trẻ có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  703 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?

Phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong thai kỳ có an toàn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  623 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!

Xăm môi và uống thuốc theo đơn này có ảnh hưởng đến thai nhi không?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  2600 lượt xem

Các bác sĩ cho em hỏi. Em bị chậm kinh 1 tuần. Cách đây 10 ngày vì không biết có thai nên em có đi xăm môi và có uống thuốc theo đơn này trong vòng 3 ngày. Hôm qua em thử que có lên 2 vạch. Vậy mong bác sĩ có thể tư vấn giúp em là thuốc này có ảnh hưởng đến thai nhi không ạ. Và giờ em cần làm những xét nghiệm gì ạ.

Nang đám rối mạch mạc và dây rốn bám màng có ảnh hưởng đến em bé không, thai 16w6d?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  1447 lượt xem

Em đi khám thai định kỳ. Bác sĩ nói em bé phát triển bình thường. Nhưng có 1 nang đám rối mạch mạc não thất bên trái kích thước 2.6 mm. Và dây rốn bám màng. Em hoang mang quá ạ. Nang đám rối mạch mạc có ảnh hưởng gì đến não em bé không. Tình trạng dây rốn bám màng nữa ạ. E mong bác sĩ tư vấn giúp em với.

Trẻ hơn 1 tháng tuổi đêm ngủ một mạch không dậy đòi ti có tốt không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  461 lượt xem

Bé nhà em đang được 1 tháng 20 ngày. Em cho bé bú mẹ hoàn toàn. Hàng ngày bé ngủ rất khuya, tầm 11-12h đêm mới chịu ngủ nhưng lại ngủ một mạch đến 5-6h sáng cũng không thấy đòi ti mẹ. Thỉnh thoảng bé có ngọ nguậy thì mẹ bế lên cho ti, nhưng bé chỉ ti chưa được 5p là lại ngủ luôn. Bé ngủ nhiều không ti như vậy có tốt không ạ? Vì khi nào thức thì bé lại đòi ti liên tục.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây