1

Kỹ thuật nẹp cổ tay - bàn tay có nắn chỉnh - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

  •  Nẹp WHO có nắn chỉnh: là nẹp đỡ vùng cổ tay bàn tay có điều chỉnh. Dụng cụ này giúp người bệnh không bị rung giật, không bị co cứng cổ tay bàn tay, giữ cho khớp cổ tay không bị biến dạng tư thế chức năng. Nẹp có thể được nắn chỉnh bằng ngoại lực.
  •  Chức năng của nẹp WHO để nắn chỉnh khớp cổ tay - bàn tay trở về vị trí ban đầu.
  •  Nẹp WHO được làm từ tấm nhựa PP 4mm bao quanh từ phần dưới cẳng tay tới bàn tay.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Co cứng khớp cổ tay.
  •  Bàn tay có biểu hiện không bình thường như vẹo trong hoặc vẹo ngoài của các khớp ngón.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Rung giật cổ tay bàn tay.
  •  Dị ứng với nhựa, tổn thương da cũng như phù nề

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Bác sĩ phục hồi chức năng, kỹ thuật viên vật lý trị liệu, kỹ thuật viên chỉnh hình.

2. Phương tiện

  •  Máy móc và dụng cụ chuyên dụng.
  •  Nguyên vật liệu và bán thành phẩm để làm nẹp.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Bước 1. Thăm khám, lượng giá và tư vấn cho người bệnh

  •  Hỏi bệnh và thông tin người bệnh (môi trường sống, nghề nghiệp, mong muốn của người bệnh ...).
  •  Lượng giá người bệnh: thử bậc cơ, đo tầm vận động khớp.
  •  Tư vấn và hướng dẫn cách sử dụng nẹp sao cho phù hợp.

- Bước 2. Bó bột tạo khuôn cốt âm

  •  Chuẩn bị nước, bột thạch cao, khu vực bó bột thuận lợi và an toàn cho nhân viên y tế và người bệnh.
  •  Đánh dấu các điểm mốc, các điểm chịu lực và điểm tránh chịu lực, đo và ghi lại kích thước số đo trước khi bó.
  •  Tiến hành bó bột cho người bệnh tạo cốt âm, đợi bột khô và cắt tháo cốt âm bột ra khỏi người bệnh.

- Bước 3. Đổ bột vào cốt âm tạo - cốt dương

  •  Đánh dấu lại các điểm mốc, hàn kín cốt âm và gia cố bằng băng bột trước khi đổ bột.
  •  Pha bột và đổ bột vào cốt âm.

- Bước 4. Sửa chỉnh cốt dương

  •  Gỡ bỏ băng bột khỏi cốt dương, đánh dấu lại các điểm mốc.
  •  Sửa chỉnh cốt dương: chỉnh sửa cốt dương theo tình trạng tay người bệnh (phụ thuộc vào từng người bệnh và từng trường hợp cụ thể).

- Bước 5. Ráp thanh kim loại có khớp và tấm nhựa vào cốt dương bằng phương pháp hút nhựa chân không

  •  Đo và cắt nhựa theo kích thước của nẹp dự định làm.
  •  Đặt tấm nhựa vào lò nhiệt 220oC theo thời gian đ định.
  •  Đặt thanh kim loại có khớp vào cốt dương.
  •  Đặt tấm nhựa được nung trong lò nhiệt 220oC vào cốt dương và bật máy hút chân không.

- Bước 6. Xác định lại tâm khớp cơ của khớp cổ tay - bàn tay

  • Uốn nẹp, cắt nhựa theo kích thước, hình dáng đ định.

- Bước 7. Chuẩn bị cho người bệnh thử nẹp

  • Mài sơ mép qua trước khi thử, vẽ đường viền nẹp, kiểm tra điểm tỳ đè.

- Bước 8. Hoàn thiện nẹp

  • Mài mịn đường viền nẹp, chỉnh lại tâm khớp, tán dây khoá, điều chỉnh đai theo kích thước.

* Thời gian từ 8 - 16 giờ.

VI. THEO DÕI

  •  Điều chỉnh góc độ của khớp theo người bệnh có thể chịu được khi nắn chỉnh.
  •  Theo dõi quá trình đang điều trị tại trung tâm.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ LÝ

  •  Thay đổi điểm nắn chỉnh nếu như cần thiết
  •  Kiểm tra các điểm nắn chỉnh có bị loét, đau tại điểm tỳ đè.
  •  Phương pháp xử lý.
  •  Chỉnh sửa, giảm chịu lực điểm tỳ đè.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Kỹ thuật làm mũ chỉnh hình đầu có nắn chỉnh - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Phâu thuật chỉnh trục Cal lệch đầu dưới xương - Bộ y tế 2017 quay
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật chỉnh hình cỗ bàn chân sau bại liệt - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật làm nẹp khớp háng không nắn chỉnh - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Cân nhắc khả năng tài chính để có con và nuôi dạy con
Cân nhắc khả năng tài chính để có con và nuôi dạy con

Đón chào một thành viên mới luôn là niềm hạnh phúc đối với bất kỳ cha mẹ nào. Song song với đó sẽ là vấn đề tài chính, các khoản thu - chi mà cha mẹ cần cân nhắc.

Que thử rụng trứng: cách sử dụng, độ chính xác, đọc kết quả
Que thử rụng trứng: cách sử dụng, độ chính xác, đọc kết quả

Một phương pháp đơn giản để dự đoán ngày rụng trứng là sử dụng que thử rụng trứng.

Tập luyện bằng chính sức nặng cơ thể (Weight training) trong thai kỳ có an toàn không?
Tập luyện bằng chính sức nặng cơ thể (Weight training) trong thai kỳ có an toàn không?

Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, tập luyện bằng chính sức nặng cơ thể (Weight training) trong thai kỳ có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Viêm Amidan và phẫu thuật cắt amidan ở trẻ
Viêm Amidan và phẫu thuật cắt amidan ở trẻ

Các amidan có nhiệm vụ lọc vi trùng trong cổ họng, nhưng khi virut hoặc vi khuẩn quá mạnh có thể làm amidan sưng lên. Khó nuốt và bỏ ăn thường là dấu hiệu đầu tiên của chứng viêm amidan mà các bậc cha mẹ nhận thấy ở trẻ nhỏ.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Cơ hội thụ thai được bao nhiêu sau thủ thuật đảo ngược triệt sản?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  963 lượt xem

- Thưa bác sĩ, cơ hội thụ thai sẽ được bao nhiêu sau thủ thuật đảo ngược triệt sản ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!

Trẻ có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  845 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?

Phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong thai kỳ có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  770 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!

Bé 7 tháng 7 ngày nặng 8kg khó ngủ và hay tỉnh giấc về đêm có cân điều chỉnh lịch sinh hoạt cho hợp lý hơn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1131 lượt xem

Em sinh bé trai nặng 3,7kg. Hiện giờ bé được 7 tháng 7 ngày và nặng 8kg, dài 67,7kg. Bé bú sữa mẹ kết hợp sữa công thức. 4 tháng đầu trộm vía bé ăn ngoan, ngủ ngoan. Nhưng đến tháng thứ 5 bé biếng bú và ít ngủ hẳn đi. Đến nay 7 tháng thì bé ăn 2 bữa bột và 2 bữa sữa. Mỗi bữa tầm 80ml sữa, nhưng ngủ mới chịu bú, thức là bé không bú bình. Đút thìa cũng nhè ra. Em đã thay đổi 3 loại sữa là meiji, morinaga, nan mà vẫn không thay đổi. Cả ngày mà bỉm của bé vẫn nhẹ tênh, nước vàng khè. Em phải làm gì để bé có thể ti bình lúc thức ạ? Còn một vấn đề nữa là bé nhà em bị rụng tóc vành khăn. Từ nhỏ đến giờ bé rất khó ngủ và khi ngủ thì hay thức dậy về đêm. Khi bé được 4 tháng em cho bé đi khám thì bác sĩ cho uống Relacti Extra và kê bổ sung magie, canxi. Bé uống Relacti Extra đã dễ ngủ hơn nhưng đêm vẫn thức dậy. Em cho bé uống Relacti Extra 5 hôm là dừng vì sợ có hại cho bé. Giờ em muốn tiếp tục cho bé uống Relacti Extra trở lại được không ạ? Giờ bé vẫn đang uống ostelin loại canxi kết hợp D3. Lịch sinh hoạt của bé nhà em như sau: Sáng: 7-9h: chơi. 9-10h: ngủ và đút cho ăn 80ml sữa công thức (tỉnh dậy là không ăn). 10-11h30: chơi và tắm. 11h30: ăn dặm 150-200ml cháo. 12h30: ngủ (có hôm không ngủ) 2h-3h: canh cho uống 80ml sữa. 3h: bữa phụ hoa quả (hôm có hôm không) . 6h: ăn 150ml cháo. 9h-10h: ti mẹ. Từ lúc này là lục đục ti mẹ cả đêm và trằn trọc để ngủ. Lịch sinh hoạt của bé như này có cần điều chỉnh gì không ạ?

Muốn khám tiền hôn nhân ngoài giờ hành chính?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  699 lượt xem

Vợ chồng em đi làm, bận suốt nên muốn cùng đến khám tiền hôn nhân ngoài giờ hành chính ở Bv Từ Dũ có được không - Và không hiểu, đến khám, vợ chồng em có phải làm xét nghiệm gì không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây