Kỹ thuật làm nẹp chi dưới bằng nhựa thông minh (Thermoplastic) - Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG
- Là dụng cụ trợ giúp tạm thời cho người bệnh tổn thương phần cổ chân cũng như bàn chân.
- Cấu tạo của nẹp làm bằng nhựa thông minh được làm từ nhựa tấm 3 - 4 mm (nhựa nhiệt thấp có thể thay đổi hình dáng của nhựa ở môi trường nhiệt độ nước khoảng 70oC).
II. CHỈ ĐỊNH
- Cố định khớp cổ chân hoặc bàn chân.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Dị ứng với nhựa, tổn thương da cũng như phù nề.
- Co cứng quá mức.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sĩ phục hồi chức năng, kỹ thuật viên vật lý trị liệu, kỹ thuật viên chỉnh hình.
2. Phương tiện
- Nguyên vật liệu bao gồm nhựa nhiệt thấp.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Bước 1. Thăm khám, lượng giá và tư vấn cho người bệnh.
- Hỏi bệnh và thông tin người bệnh (môi trường sống, nghề nghiệp, mong muốn của người bệnh ...).
- Lượng giá người bệnh: thử bậc cơ, đo tầm vận động khớp.
- Tư vấn và hướng dẫn cách sử dụng nẹp sao cho phù hợp.
- Bước 2. Chuẩn bị dụng cụ.
- Chuẩn bị nước nhiệt độ khoảng 70oC, đi tất bảo vệ tránh được nhiệt độ và đánh dấu lại các điểm nhạy cảm như đầu trên xương mác, mắt cá trong, mắt cá ngoài.
- Bước 3. Tiến hành gia công
- Nhúng nhựa vào chậu nước ấm khoảng 2 - 3 phút, đến khi miếng nhựa mềm ra, sau đó ốp vào chân người bệnh, trong tư thế mà mình mong muốn.
- Bước 4. Tháo và cắt đường viền
- Vẽ đường viền bao quanh nẹp.
- Sau đó tháo khỏi chân người bệnh và cắt theo đường vẽ.
- Bước 5. Thử lại lần cuối
- Cho người bệnh đi lại nẹp sau đó kiểm tra lần cuối điểm cần chỉnh.
- Bước 6. Hoàn thiện
- Tán dây vào các điểm sao cho phù hợp với các điểm nắn chỉnh.
VI. THEO DÕI
- Các điểm tỳ đè, điểm nắn chỉnh.
- Theo dõi quá trình đang điều trị tại trung tâm.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ LÝ
- Thay đổi điểm nắn chỉnh nếu như cần thiết.
- Kiểm tra các điểm nắn chỉnh có bị loét, đau tại điểm tỳ đè.
- Phương pháp xử lý: chỉnh sửa, giảm chịu lực điểm tỳ đè.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017
Những du khách đang mang thai cần làm gì để có tinh thần thoải mái và có được sức khỏe tốt nhất? Sau đây là 8 chiến lược thông minh dành cho các du khách đang mang trong mình những thiên thần nhỏ!
Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị phổ biến nhất trong những trường hợp ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu. Hiện nay có nhiều kỹ thuật phẫu thuật khác nhau. Một kỹ thuật xâm lấn tối thiểu là phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt có sự hỗ trợ của robot.
Treo cổ bàng quang là một giải pháp cho những trường hợp bị tiểu không tự chủ khi tăng áp lực nghiêm trọng, các triệu chứng gây cản trở cuộc sống hàng ngày và các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.
Mở thông niệu quản ra da được thực hiện sau khi phẫu thuật cắt bỏ bàng quang hoặc khi bàng quang không còn hoạt động. Trong ca phẫu thuật mở thông niệu quản ra da, bác sĩ tạo ra một lỗ trên bụng của bệnh nhân, sau đó sử dụng một đoạn ruột để dẫn nước tiểu ra bên ngoài cơ thể qua lỗ này.
Nhiễm trùng đường tiết niệu do ống thông tiểu là tình trạng đường tiết niệu bị nhiễm vi khuẩn hoặc nấm từ ống thông tiểu và bị viêm. Điều này chủ yếu xảy ra do ống thông tiểu bên trong.
- 1 trả lời
- 962 lượt xem
- Thưa bác sĩ, cơ hội thụ thai sẽ được bao nhiêu sau thủ thuật đảo ngược triệt sản ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!
- 1 trả lời
- 875 lượt xem
- Bác sĩ ơi, từ khi mang thai, nhiều lúc tôi có cảm giác người mình cứ chông chênh, đứng không vững. Bác sĩ có thể lý giải tình trạng mất cân bằng ở thai phụ giúp tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1003 lượt xem
- Bác sĩ ơi, tôi cảm thấy chân mình to hơn trong khi mang thai. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!
- 1 trả lời
- 1014 lượt xem
- Bác sĩ ơi, bà bầu uống nước trái cây chưa được tiệt trùng bằng nhiệt có an toàn không ạ? Xin bác sĩ cho tôi một lời khuyên nhé? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 843 lượt xem
- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?