1

Kỹ thuật khâu phục hồi thành bụng do toác vết mổ - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

- Toác vết mổ là biến chứng sau mổ, tình trạng vết mổ thành bụng được khâu không liền lại, làm cho hai mép vết mổ cũng như phúc mạc thành bụng không dính lại với nhau như trước mổ mà toác rộng ra, làm cho các tạng trong ổ bụng chui ra ngoài qua vết mổ. Toác vết mổ có thể là một phần hoặc toàn bộ vết mổ.

- Khâu phục hồi thành bụng là phẫu thuật khâu đóng lại 2 mép vết mổ, khôi phục lại tình trạng toàn vẹn, liên tục của thành bụng tránh cho các tạng chui ra ngoài qua vết mổ và nhiễm khuẩn từ ngoài vào trong ổ bụng.

*Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng:

- Nhiễm khuẩn vết mổ:

  •  Trường hợp mổ các loại viêm phúc mạc
  •  Trường hợp mổ các tạng như đại tràng, trực tràng...
  •  Trường hợp mổ viêm ruột thừa mủ
  •  Trường hợp mổ không đảm bảo nguyên tắc vô trùng

- Kỹ thuật khâu đóng bụng không đúng: khâu không đúng lớp cân, mũi chỉ quá căng, chỉ khâu bị đứt.

- Áp lực ổ bụng sau mổ lớn và kéo dài làm tình trạng cân cơ thành bụng quá căng: thở máy kéo dài, bụng quá chướng do liệt ruột cơ năng sau mổ, người bệnh gắng sức ho rặn, nôn, có ổ áp xe tồn dư sau mổ...

- Yếu tố nguy cơ của toác vết mổ thành bụng: suy dinh dưỡng, béo phì, đang dùng thuốc ức chế miễn dịch hay corticoid, đái tháo đường, suy thận, bệnh lý ác tính hóa trị hay xạ trị...

II. CHỈ ĐỊNH

Các trường hợp sau mổ có toác vết mổ thành bụng

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Cân nhắc thực hiện kỹ thuật trong các trường hợp mất tổ chức thành bụng rộng, vết mổ còn bẩn và không có khả năng kéo ép vết mổ vào nhau.

IV.CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: PTV ngoại chung hoặc PTV tiêu hóa.

2. Phương tiện:

  •  Găng tay vô khuẩn
  •  Áo vô khuẩn
  •  Chỉ không tiêu số 1 hoặc số 0, có thể chỉ kim loại
  •  Kìm kẹp kim
  •  Panh, kẹp phẫu tích, kéo vô khuẩn
  •  Gạc các cỡ vô khuẩn, dung dịch sát khuẩn: betadine.

3. Người bệnh:

  •  Làm bilan trước mổ: Cần xác định rõ có viêm phúc mạc hay áp xe trong ổ bụng sau mổ không?
  •  Điều trị các bệnh lý toàn thân phối hợp.
  •  Bồi phụ dinh dưỡng, nước - điện giải
  •  Dùng kháng sinh dự phòng.
  •  Giải thích cho người bệnh và gia đình biết rõ bệnh.

4. Hồ sơ bệnh án:

  •  Hoàn thành các thủ tục hành chính theo qui định.
  •  Hoàn thiện đầy đủ các bước khám lâm sàng, cận lâm sàng cần thiết.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

3. Thực hiện kĩ thuật

3.1. Vô cảm: Gây mê nội khí quản hoặc tê tại chỗ trong các trường hợp toác vết mổ nhỏ, đơn thuần.

3.2. Kĩ thuật:

3.2.1. Với những trường hợp toác vết mổ đơn thuần:

  •  Làm sạch vết mổ: Lấy hết tổ chức giả mạc, bộc lộ cân cơ
  •  Khâu lại thành bụng:
  •  Vết mổ sạch: Khâu cân cơ bằng chỉ vicryl số 1, khoảng cách mỗi mũi khâu 1,5- 2cm. Khâu da thưa.
  •  Vết mổ bẩn: Đóng cân cơ - da một lớp có hoặc không có cầu phao.

3.2.2. Với những trường hợp toác vết mổ có biến chứng của lần mổ trước:

  •  Bóc tách gỡ dính các tạng với nhau, với mép vết mổ và đưa vào trong ổ bụng. Làm xẹp ruột.
  • Thăm dò ổ bụng.
  •  Lấy dịch, bệnh phẩm làm vi sinh, kháng sinh đồ.
  •  Lau rửa ổ bụng, đặt dẫn lưu, sắp xếp lại các quai ruột.
  •  Khâu phục hồi thành bụng bằng đóng thành bụng một lớp. Khâu một lớp đi từ da cách mép vết mổ từ 1,5 - 2cm xuyên vào tới phúc mạc của mổ mép vết mổ (gồm tất cả các lớp) và tiếp tục từ phúc mạc ra da mép vết mổ đối diện cân xứng rồi thắt chỉ.
  •  Phương pháp này dùng các loại chỉ không tiêu hoặc tiêu chậm số 1 hoặc số 0, có thể sử dụng cầu phao hoặc có thể sử dụng chỉ kim loại, khâu bằng các mũi rời, các mũi khâu cách nhau khoảng 2 cm.

VI.THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Theo dõi

  • Truyền dịch, dùng kháng sinh, giảm đau...
  • Theo dõi tình trạng ổ bụng, vết mổ, dẫn lưu, toàn thân.
  • Phát hiện và xử trí các biến chứng do bệnh, do phẫu thuật...

2. Xử trí tai biến

  • Chảy máu thành bụng sau mổ
  • Nhiễm trùng vết mổ
  • Bục lại vết mổ
  • Thoát vị vết mổ
  • Tùy theo các biến chứng có thể gặp và tình trạng cụ thể mà theo dõi điều trị bảo tồn hay phẫu thuật lại. Phẫu thuật xử trí các biến chứng sẽ thực hiện phụ thuộc tình huống cụ thể tại chỗ và toàn thân, cũng như điều kiện tại cơ sở y tế.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Khâu vết thương thành bụng - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật khâu bảo tồn hoặc cắt thận bán phần trong chấn thân thận - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Định lượng IL-2R (hay CD25 hòa tan) trong huyết thanh bằng kỹ thuật miên dịch gắn men (Elisa) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Quy trình phẫu thuật mở bụng thăm dò, lau rửa, đặt dẫn lưu - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật phục hồi chức năng bằng xe lăn đạp chân (Xe lăn profhand) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Khắc phục triệu chứng chướng bụng do lạc nội mạc tử cung
Khắc phục triệu chứng chướng bụng do lạc nội mạc tử cung

Bên cạnh đau vùng chậu và kinh nguyệt bất thường, đầy hơi và chướng bụng cũng là một trong những triệu chứng của lạc nội mạc tử cung.

Phục hồi sau phẫu thuật phì đại tuyến tiền liệt
Phục hồi sau phẫu thuật phì đại tuyến tiền liệt

Phì đại tuyến tiền liệt có thể gây ra các triệu chứng khó chịu và cần phải điều trị. Có nhiều cách để điều trị phì đại tuyến tiền liệt và một trong số đó là phẫu thuật. Sau phẫu thuật người bệnh cần lưu ý những gì và làm thế nào để phục hồi nhanh hơn?

Suy thận sau phẫu thuật tim có phục hồi được không?
Suy thận sau phẫu thuật tim có phục hồi được không?

Phẫu thuật điều trị các vấn đề về tim có thể gây suy giảm chức năng thận tạm thời hoặc làm trầm trọng thêm vấn đề về thận hiện có. Các giải pháp điều trị suy thận gồm có lọc máu và ghép thận.

Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Dương vật bị ngứa là do đâu và làm thế nào để khắc phục?
Dương vật bị ngứa là do đâu và làm thế nào để khắc phục?

Ngứa dương vật có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân và cho dù là do bệnh lây truyền qua đường tình dục hay nguyên nhân nào đi nữa thì cũng đều có thể nghiêm trọng đến mức làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Làm gì để khắc phục tình trạng biếng bú, sôi bụng, phân lỏng của bé gần 3 tháng tăng cân chậm?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  757 lượt xem

Bé trai nhà em sinh non ở tuần thứ 36, bé nặng 2,6kg. Đến nay bé đã được gần 3 tháng nhưng chỉ nặng 5,2kg. Em cho bé bú mẹ hoàn toàn. Tháng đầu tiên bé tăng 1kg, tháng thứ 2 là 1,2kg nhưng tháng thứ 3 chỉ tăng 400g. 15 ngày nay bé nhà em ị 4-5 lần/ngày, sôi bụng, phân lỏng có nhầy và bọt. Mẹ không ăn gì lạ. Và bé bú cũng chỉ được 10p là nhả ti, ép bú thêm là khóc. Bé nhà em phân bị như vậy có nhỏ rota được không ạ? Em bổ sung men vi sinh cho bé có được không và làm gì để khắc phục tình trạng này của bé ạ?

Cơ hội thụ thai được bao nhiêu sau thủ thuật đảo ngược triệt sản?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  789 lượt xem

- Thưa bác sĩ, cơ hội thụ thai sẽ được bao nhiêu sau thủ thuật đảo ngược triệt sản ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!

Cách gì làm giảm chứng đầy hơi, chướng bụng cho bà bầu?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1023 lượt xem

-Bác sĩ có thể đưa ra một số giải pháp làm giảm chứng đầy hơi, chướng bụng cho bà bầu giúp tôi được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bị lên cơn nóng bừng bừng khi mang thai là sao?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1774 lượt xem

- Bác sĩ ơi, từ khi mang thai, có lúc tôi bị lên cơn nóng bừng bừng trong người. Hiện tượng này có bình thường không, thưa bác sĩ?

Trẻ có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  680 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây