1

Kỹ thuật hút áp lực âm điều trị loét do đè ép/vết thương (VAC) - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

Trị liệu hút áp lực âm tính (topical negative pressure therapy: TNPT) là phương pháp thúc đẩy quá trình liền vết thương, giúp loại bỏ dịch tiết, giảm phù nề, cải thiện dòng máu đến mô và thúc đẩy quá trình liền vết thương, đ được ứng dụng rộng rãi trong điều trị các vết thương mạn tính, khó lành.

Ngoài ra, trong một số trường hợp bỏng sâu nhiều hoại tử, ngóc ngách phức tạp (bỏng điện cao thế), trị liệu hút áp lực âm cũng được sử dụng để làm sạch vết thương, cải thiện tuần hoàn tại chỗ và giúp hình thành mô hạt sớm.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Vết thương cấp tính: mất da, khuyết hổng phần mềm, g y xương hở, vết thương nhiễm khuẩn, vết mổ, rắn cắn, bỏng từ trung bì trở xuống.
  •  Vết thương mạn tính: loét tỳ đè giai đoạn III, IV, loét tiểu đường, các vết loét cẳng chân, vạt da, ghép da.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Nơi có đường dò chưa rõ nguồn gốc.
  •  Còn tổ chức hoại tử.
  •  Tổn thương vào các khoang hoặc nơi có tổn thương tạng.
  •  Viêm xương tủy chưa được điều trị.
  •  Có các dấu hiệu ác tính tại chỗ.
  •  Lộ mạch máu hoặc tạng.

* Lưu ý: người bệnh đang dùng thuốc chống đông, vết thương dễ chảy máu cần điều chỉnh áp lực hút, chế độ hút hoặc vết thương nhiễm khuẩn nên tăng cường số lần thay băng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Bác sĩ phục hồi chức năng, điều dưỡng phục hồi chức năng đ được đào tạo kỹ thuật.

2. Địa điểm

  • Buồng tiểu thủ thuật, buồng băng.

3. Phương tiện

  •  Bộ dụng cụ hút áp lực âm tính: máy hút, xốp hút, ống hút.
  •  Hộp tiểu phẫu.
  •  Găng tay vô khuẩn, băng dính.

4. Người bệnh

  • Giải thích để người bệnh yên tâm và phối hợp với chuyên môn.
  •  Cho người bệnh đi đại tiện, tiểu tiện trước khi đặt hút.

5. Hồ sơ bệnh án

  • Chuẩn bị hồ sơ bệnh án theo quy định, các xét nghiệm liên quan.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

  • Kiểm tra lại hồ sơ bệnh án và các phiếu chỉ định.

2. Kiểm tra người bệnh

  • Kiểm tra người bệnh xem đúng chỉ định không.
  • Kiểm tra vùng tổn thương.

3. Thực hiện kỹ thuật

  •  Làm sạch vết thương.
  •  Cắt Foam hút vừa vặn với hình dạng và kích thước vết thương.
  •  Đặt Foam hút vừa kích thước vết thương
  •  Cắt màng bao phim phủ lên Foam hút dư khoảng 3 - 5cm để vừa vặn với vùng da lành xung quanh vết thương.
  •  Gắn đầu hút vào màng bao phim trước, bóc bỏ bìa sau màng bao, sau đó đặt màng bao lên Foam hút.
  •  Bóc bỏ màng bảo vệ bên ngoài bao phim.
  •  Nối ống dẫn hút từ vết thương ra máy hút chân không kín một chiều.
  •  Sử dụng áp lực hút liên tục hoặc ngắt quãng.
  •  Áp lực hút tương đương áp lực trung bình động mạch hoặc từ 100 - 125mmHg.
  •  Foam hút được thay 24 - 48 giờ/lần.
  •  Liệu trình hút tùy theo tính chất vết thương.

- Thời gian từ 15 - 30 phút.

VI. THEO DÕI

  •  Theo dõi tình trạng nhiễm khuẩn, chảy máu, di ứng vật liệu hút, tắc ống hút, ứ dịch, hoại tử do đè ép, chấn thương da.
  •  Lưu ý: Hướng dẫn người bệnh và gia đình không được tự ý thay đổi áp lực hút.

VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Toàn thân

  • Nhiễm khuẩn nặng: dùng kháng sinh toàn thân.

2. Tại chỗ

  •  Chảy máu: mở vết thương, cầm máu bằng đốt, buộc hoặc khâu.
  •  Dị ứng vật liệu hút: dừng hút, dùng thuốc chống dị ứng toàn thân và tại chỗ.
  •  Tắc ống hút, ứ dịch mủ: thay xốp và ống hút khác.
  •  Hoại tử do đè ép, chấn thương da: phát hiện kịp thời, tạm dừng liệu pháp.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật điều trị gãy xương / Đặt lại xương trên một vùng chi thể (không sử dụng các phương tiện kết hợp xương) - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật điều trị vết thương ngực - bụng qua đường ngực - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật điều trị vết thương ngực - bụng qua đường bụng - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật điều trị vết thương mạch đốt sống - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật điều trị chấn thương, vết thương mạch máu ngoại vi ở trẻ em - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

7 tác dụng phụ thường gặp của thuốc điều trị rối loạn cương dương
7 tác dụng phụ thường gặp của thuốc điều trị rối loạn cương dương

Rối loạn cương dương, hay còn được gọi là bất lực, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tình dục cũng như là chất lượng cuộc sống của nam giới. Có nhiều loại thuốc để điều trị vấn đề này nhưng đa số đều có đi kèm tác dụng phụ.

Loét dạ dày: Triệu chứng và cách điều trị
Loét dạ dày: Triệu chứng và cách điều trị

Loét dạ dày là bệnh có thể chữa khỏi nhưng nếu trì hoãn hoặc không điều trị đúng cách thì tình trạng sẽ ngày càng nặng và còn dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn.

Loét đường tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Loét đường tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nếu không được điều trị, tình trạng loét đường tiêu hóa sẽ ngày càng nặng và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như thủng dạ dày – ruột, chảy máu trong và hình thành sẹo.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bé thường chảy nước mắt khi bị cảm lạnh, điều này có bình thường không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3387 lượt xem

Bé nhà tôi thường chảy nước mắt khi bị cảm lạnh. Tôi phải làm gì để khắc phục tình trạng này, thưa bác sĩ?

Bộ phận sinh dục của con tôi bị sưng lên, điều này có bình thường không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  907 lượt xem

Thưa bác sĩ, bé nhà tôi vừa sinh được 2 tuần. Tuy nhiên, bộ phận sinh dục của cháu cứ bị sưng lên, điều này có bình thường không vậy bác sĩ?

Phẫu thuật nới dây hãm được 8 ngày nhưng vết thương chậm khô
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  778 lượt xem

Các bác sĩ cho em hỏi là mình phẫu thuật nới dây hãm dương vật được 8 ngày rồi hàng ngày em thường xuyên rửa vết thương bằng nước muốn sinh lý & cồn đỏ BETADENE từ 10 đến 12 và bôi Gentamicin 0,3% ngày 3 đến 4 lần nhưng vết thương vẫn chậm khô liệu có phải do em vệ sinh nhiều quá và bôi Gentamicin 0,3% nhiều không, mong các bác sĩ giải đáp giúp ạ

Bị bệnh da liễu mạn tính có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1354 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Cơ hội thụ thai được bao nhiêu sau thủ thuật đảo ngược triệt sản?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  963 lượt xem

- Thưa bác sĩ, cơ hội thụ thai sẽ được bao nhiêu sau thủ thuật đảo ngược triệt sản ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây