1

Hút đờm hầu họng - Bộ y tế 2014

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

I. ĐẠI CƯƠNG

  •  Ðường hô hấp được chia thành 2 phần: đường hô hấp trên bao gồm mũi và họng, đường hô hấp dưới được tính từ thanh quản trở xuống.
  •  Hút mũi họng hoặc miệng họng để làm sạch đường hô hấp trên nhằm mục đích:
  •  Khai thông đường hô hấp, tạo thuận lợi cho sự lưu thông trao đổi khí.
  •  Lấy dịch xuất tiết phục vụ cho các mục đích chẩn đoán.
  •  Phòng tránh nhiễm khuẩn do sự tích tụ, ứ đọng đờm dãi.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Người bệnh có nhiều đờm dãi không tự khạc ra được.
  •  Người bệnh hôn mê, co giật, liệt hầu họng có xuất tiết nhiều đờm dãi.
  •  Người bệnh hít phải chất nôn, trẻ em bị sặc bột, trẻ sơ sinh sặc nước ối ngạt.
  •  Người bệnh mở khí quản, đặt ống nội khí quản, thở máy.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Không có chống chỉ định tuyệt đối.
  •  Thận trọng với bệnh lý thần kinh cơ có rối loạn thần kinh thực vật.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

01 điều dưỡng viên.

2. Phương tiện, dụng cụ, thuốc

2.1. Dụng cụ vô khuẩn

  •  Ống thông hút đờm dãi vô trùng dùng 1 lần, kích cỡ phù hợp.
  •  Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (< 12 tháng): cỡ số 5-8 ; trẻ dưới 5 tuổi: cỡ số 8-10.
  •  Từ 5 tuổi trở lên: ống thông số 12-18.
  •  Gạc miếng, cốc dùng 1 lần, đè lưỡi hoặc canun Mayo (nếu cần).

2.2. Dụng cụ khác

  •  Máy hút hoặc nguồn hút áp lực âm.
  •  01 chai Natriclorua 0,9%, dung dịch cồn sát khuẩn tay nhanh.
  •  Găng tay sạch, khăn bông nhỏ, ống nghe, kính bảo hộ.
  •  Xô đựng dung dịch khử khuẩn, túi đựng rác thải.

3. Người bệnh

  •  Thông báo, giải thích cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh về thủ thuật sắp làm, động viên người bệnh yên tâm và hợp tác trong khi làm thủ thuật.
  •  Hướng dẫn người bệnh tập ho, tập thở sâu kết hợp làm vật lý trị liệu: vỗ, rung vùng phổi (nếu tình trạng bệnh cho phép).

4. Hồ sơ bệnh án

Có kèm theo phiếu theo dõi và chăm sóc người bệnh.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

  • Đối chiếu với hồ sơ bệnh án.
  • Nhận định người bệnh: nghe phổi, kiểm tra nhịp thở, kiểu thở, SpO2.

3. Thực hiện kỹ thuật

  • Kiểm tra các dụng cụ cấp cứu trước khi tiến hành để đề phòng những diễn biến bất thường. Ðưa dụng cụ đến bên giường bệnh.
  • Điều dưỡng rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang, đeo kính bảo hộ
  • Che bình phong, cho người bệnh nằm tư thế thích hợp, đầu nghiêng sang một bên (tránh hít phải chất nôn nếu có). Trải khăn trước ngực người bệnh.
  • Đổ dung dịch Natriclorua 0,9% vào cốc vô khuẩn
  • Bật máy, kiểm tra sự hoạt động của máy hút và điều chỉnh áp lực hút
  1.  Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (< 12 tháng): - 60 đến - 80mmHg.
  2.  Trẻ dưới 5 tuổi: - 80 đến - 100mmHg; từ 5 tuổi trở lên: -100 đến - 120mmHg.
  • Mở túi đựng ống thông, sát khuẩn tay nhanh, đi găng, nối ống thông với hệ thống hút.
  • Mở cửa sổ van hút, nhẹ nhàng đưa ống thông vào lỗ mũi người bệnh (khoảng cách từ cánh mũi đến dái tai). Tiến hành hút: đóng cửa sổ hút, kéo ống thông ra từ từ, đồng thời xoay nhẹ ống thông.
  • Đưa ống thông vào miệng, hút sạch dịch trong khoang miệng.
  • Lặp lại động tác hút đến khi sạch. Mỗi lần hút không quá 15 giây.
  • Hút nước tráng ống thông, tháo ống thông ngâm vào dung dịch khử khuẩn.
  • Tháo bỏ găng, giúp người bệnh về tư thế thoải mái, lau miệng cho người bệnh.
  • Nghe phổi, đánh giá tình trạng hô hấp sau hút đờm
  • Thu dọn dụng cụ, rửa tay
  • 3Ghi phiếu theo dõi và chăm sóc người bệnh: thời gian hút, tính chất, màu sắc, số lượng dịch hút ra. Tình trạng người bệnh trong và sau khi hút, tên người làm thủ thuật.

VI. THEO DÕI

Theo dõi trước, trong và sau khi hút: tình trạng ứ đọng, tiếng thở, nhịp thở, SpO2, sắc mặt, ý thức, nhịp tim, mạch, huyết áp, tình trạng máy thở, khí máu (nếu có chỉ định).

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Tổn thương niêm mạc mũi, họng: do kỹ thuật hút thô bạo, áp lực máy hút cao.

  • Xử trí: điều chỉnh lại áp lực máy hút và thao tác kỹ thuật của điều dưỡng.

2. Kích thích, gây nôn, nguy cơ sặc vào phổi

  • Xử trí: ngừng hút, nghiêng đầu người bệnh, lau sạch mũi, miệng người bệnh. Cho người bệnh nằm đầu cao 30 - 450

3. Co thắt thanh quản, nhịp chậm phản xạ, loạn nhịp tim

  • Xử trí: ngừng hút, cho thở oxy theo chỉ định, báo bác sĩ để có hướng xủ trí phù hợp và kịp thời.

4. Thiếu oxy, giảm oxy máu, tăng áp lực nội sọ, tăng huyết áp

  • Xử trí: ngừng hút, cho thở oxy theo chỉ định, báo bác sĩ để có hướng xủ trí phù hợp và kịp thời.

5. Ngừng tim, ngừng thở

  • Xử trí: ngừng hút, phối hợp với bác sĩ để xử trí cấp cứu hồi sinh tim phổi.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Hồng ban nút - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014

Vảy phấn hồng Gibert - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu - Bộ y tế 2015

Dị ứng thuốc - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về dị ứng - miễn dịch lâm sàng - Bộ y tế 2014

Hồng ban đa dạng - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu - Bộ y tế 2015

Dị ứng thức ăn - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về dị ứng - miễn dịch lâm sàng - Bộ y tế 2014

Tin liên quan
Tâm sự bà bầu: Đối phó với bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm
Tâm sự bà bầu: Đối phó với bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm

Mắc bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm và mang thai có thể làm cho bạn cảm thấy một loạt các cảm xúc. Dưới đây là bí quyết, lời khuyên và những lời sáng suốt từ phụ nữ đã đối phó với bệnh hồng cầu lưỡi liềm khi mang bầu.

Bệnh hồng cầu hình liềm ảnh hưởng thế nào đến các lựa chọn sinh đẻ?
Bệnh hồng cầu hình liềm ảnh hưởng thế nào đến các lựa chọn sinh đẻ?

Thực tế là hơn một nửa số phụ nữ bị bệnh hồng cầu hình liềm vẫn sinh thường.

Bà bầu bị bệnh hồng cầu hình liềm ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
Bà bầu bị bệnh hồng cầu hình liềm ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị hồng cầu hình liềm, liệu em bé có mắc bệnh này không? Làm sao biết được em bé có mắc bệnh hồng cầu hình liềm không? Có biến chứng nào từ bệnh hồng cầu hình liềm ảnh hưởng đến thai nhi không? Cùng đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc trên trong bài viết dưới đây!

Bệnh hồng cầu hình liềm: Những điều cần biết trước khi mang thai
Bệnh hồng cầu hình liềm: Những điều cần biết trước khi mang thai

Với việc chăm sóc tiền sản tốt, hầu hết phụ nữ bị bệnh hồng cầu hình liềm đều có thai kỳ và thai nhi khỏe mạnh.

Tác dụng của hồng sâm với rối loạn cương dương
Tác dụng của hồng sâm với rối loạn cương dương

Hồng sâm đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc như một loại thảo dược tăng cường sức khỏe trong suốt nhiều thế kỷ

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bé bị viêm họng có phải do bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) hay không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1132 lượt xem

Bé nhà tôi bị viêm họng, có thể nào bé bị viêm họng là do bé đã bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) không ạ?

Viêm họng thông thường và viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) khác nhau như thế nào?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  916 lượt xem

- Chào bác sĩ! Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!

Phân biệt viêm họng thông thường và viêm họng do liên cầu khuẩn
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  906 lượt xem

Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!

Bầu 18 tuần bị cúm và đau họng, muốn xin đơn thuốc uống
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  692 lượt xem

Em bầu được 18w rồi nhưng hiện tại đang cúm với đau họng quá ạ. Em muốn xin ý kiến của bác sĩ và đơn thuốc để mua, chứ để cúm nặng quá em sợ ảnh hưởng tới bé ạ .

Làm gì để trẻ hơn 1 tháng tuổi hết đờm nhớt và khò khè trong cổ họng?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  632 lượt xem

Bé nhà em sinh ra khi được 1 tuần tuổi thì có hiện tượng khò khè và thấy đờm nhớt trong cổ họng. Em có hấp húng chanh và mật ong cho bé uống nhưng mãi vẫn chưa cải thiện. Hiện bé đã được 1 tháng 10 ngày rồi ạ. Bé còn nhỏ quá nên em không dám cho bé đi khám vì sợ bác sĩ kê kháng sinh. Giờ em phải làm gì đây ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây