1

Hút dịch khớp khuỷu - Bộ y tế 2014

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

I. ĐẠI CƯƠNG

  • Khớp khuỷu được tạo nên bởi dầu dưới xương cánh tay với đầu trên xương trụ, xương quay.
  • Tràn dịch khớp khuỷu có thể gặp trong một số bệnh lý: các bệnh viêm khớp tự miễn (viêm khớp dạng thấp, lupus..), gút, hay nhiễm khuẩn khớp, lao khớp, chấn thương khớp, bệnh lý rối loạn đông máu..., tràn dịch khớp khuỷu thường ở mức độ ít đến vừa.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Hút dịch làm xét nghiệm dịch để chẩn đoán nguyên nhân
  •  Hút tháo dịch để điều trị
  •  Hút dịch sau đó tiêm khớp điều trị

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Các bệnh lý rối loạn đông máu.
  •  Nhiễm khuẩn ngoài da tại vị trí khớp định chọc hút.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện (chuyên khoa)

  •  01 Bác sỹ: là các bác sỹ chuyên khoa cơ xương khớp tại các bệnh viện tuyến Trung ương/ Tỉnh/ Thành phố đã được đào tạo và cấp chứng chỉ chuyên ngành cơ xương khớp và chứng chỉ tiêm khớp nâng cao.
  •  01 Điều dưỡng phụ: là điều dưỡng đã được đào tạo.

2. Phương tiện

  •  Kim chọc hút (18Gauche, 20Gauche, 23 Gauche, dài 4-8cm), bơm tiêm 10ml, 20 ml.
  •  Bông, cồn iod sát trùng, panh, băng dính vô khuẩn.
  •  Thuốc gây tê Lidocain 2%.
  •  Lam kính, ống nghiệm vô khuẩn, ống nghiệm có heparin chống đông
  •  Hộp dụng cụ chống sốc

3. Chuẩn bị người bệnh

  •  Người bệnh được giải thích trước về thủ thuật nhằm hợp tác với bác sỹ.
  •  Bệnh án hoặc các tài liệu (đơn, xét nghiệm, X quang,...) để thầy thuốc kiểm tra (nếu cần thiết) trước khi thực hiện thủ thuật (chú ý xét nghiệm đông máu cơ bản, chỉ định, bệnh kết hợp,...).
  •  Bác sỹ thăm khám lại người bệnh trước khi tiến hành chọc dịch.

4. Hồ sơ bệnh án, đơn

  •  Theo mẫu quy định

VII. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH CHỌC HÚT DỊCH KHỚP

Thực hiện tại phòng thủ thuật vô trùng

- Kiểm tra hồ sơ bệnh án, đơn hoặc phiếu chỉ định thủ thuật về chỉ định, chống chỉ định

- Hướng dẫn tư thế người bệnh và xác định các mốc giải phẫu:

  •  Hút dịch khớp khuỷu đường mặt sau: mục đích đưa kim vào khe khớp giữa đầu dưới xương cánh tay và mỏm khuỷu (đầu trên xương trụ). Người bệnh ngồi, khuỷu tay gấp 90 độ, bàn tay để sấp trên mặt bàn ngang ngực người bệnh. Xác định điểm đặt kim là vị trí chính giữa, cách mỏm khuỷu 2cm lên phía trên mặt sau cánh tay, có thể xác định được khe khớp khi làm động tác gấp duỗi cẳng tay (Hình 1).
  •  Hút dịch khớp khuỷu đường bên ngoài: Người bệnh ngồi, khuỷu tay gấp 90 độ, bàn tay để sấp chạm vào mông người bệnh. Xác định điểm đặt kim là điểm chính trung tâm của tam giác tạo nên bởi ba điểm: lồi cầu ngoài xương cánh tay, dầu trên xương quay và đỉnh của mỏm khuỷu (Hình 2).

- Sát trùng tay, đi găng vô khuẩn

- Sát khuẩn rộng vùng khớp có chỉ định chọc hút dịch

- Đưa kim vào vị trí đã xác định, hướng kim vuông góc với mặt da vừa đưa kim vừa hút chân không cho tới khi thấy dịch, hút nhẹ nhàng và từ từ.

- Khi lấy được dịch khớp: cần đánh giá đại thể dịch khớp (số lượng, màu sắc, độ nhớt, độ trong ), hoặc cần làm xét nghiệm nếu có chỉ định.

- Sau khi đã hút hết dịch, tiến hành tiêm thuốc nếu có chỉ định

- Kết thúc thủ thuật: rút kim, sát trùng lại và băng vị trí chọc dịch bằng băng dính y tế

- Dặn dò người bệnh giữ sạch, không để ướt vị trí chọc hút trong vòng 24 h sau tiêm, sau 24 h bỏ băng và có thể rửa nước bình thường vào chỗ tiêm, tái khám nếu thấy chảy dịch hoặc viêm tấy tại vị trí chọc dò, hoặc có sốt,...

VI. THEO DÕI

  •  Tình trạng đau; chảy máu tại chỗ; tình trạng nhiễm trùng thứ phát nếu có

VII.TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

  •  Nhiễm khuẩn khớp, phần mềm quanh khớp: do thủ thuật chọc dịch không đảm bảo vô khuẩn. Người bệnh thường có biểu hiện sốt, sưng đau tại chỗ, tràn dịch tái phát nhanh: cần điều trị kháng sinh.
  •  Chảy máu kéo dài tại chỗ chọc dò: cầm máu tại chỗ và kiểm tra lại tình trạng bệnh lý rối loạn đông máu của người bệnh để xử trí tùy theo trường hợp.
  •  Biến chứng hiếm gặp: tai biến do người bệnh quá sợ hãi, có các biểu hiện kích thích hệ phó giao cảm: Người bệnh choáng váng, vã mồ hôi, ho khan, có cảm giác tức ngực khó thở, rối loạn cơ tròn,... Xử trí: đặt người bệnh nằm đầu thấp, giơ cao chân, theo dõi mạch, huyết áp để có các biện pháp xử trí cấp cứu khi cần thiết.

 

 

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Chọc hút dịch khớp khuỷu dưới hướng dẫn của siêu âm - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Bệnh viêm màng hoạt dịch khớp gối mạn tính không đặc hiệu - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014

Viêm màng hoạt dịch khớp háng thoáng qua - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014

Chọc hút dịch khớp gối dưới hướng dẫn của siêu âm - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Chọc hút dịch khớp háng dưới hướng dẫn của siêu âm - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Tin liên quan
Viêm khớp dạng thấp ở khuỷu tay: Triệu chứng và điều trị
Viêm khớp dạng thấp ở khuỷu tay: Triệu chứng và điều trị

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh mạn tính, tiến triển do hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức. Viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở các khớp nhỏ như khớp bàn tay, bàn chân nhưng đôi khi cũng xảy ra ở cả các khớp lớn như khuỷu tay.

Tính ngày rụng trứng dựa vào thân nhiệt và dịch nhầy cổ tử cung
Tính ngày rụng trứng dựa vào thân nhiệt và dịch nhầy cổ tử cung

Nếu bạn đang cố gắng có thai thì nên ước tính thời điểm rụng trứng để có thể xác định những ngày tốt nhất để giao hợp (hoặc được thụ tinh).

Lập biểu đồ rụng trứng: cách theo dõi thân nhiệt và dịch nhầy cổ tử cung
Lập biểu đồ rụng trứng: cách theo dõi thân nhiệt và dịch nhầy cổ tử cung

Biểu đồ nhiệt độ cơ thể (BBT) và dịch nhầy cổ tử cung là một cách để ước lượng thời điểm bạn sẽ rụng trứng, do đó bạn sẽ biết khi nào nên quan hệ tình dục nếu muốn thụ thai.

Insulin thường (insulin người) dạng dung dịch tiêm dưới da
Insulin thường (insulin người) dạng dung dịch tiêm dưới da

Insulin thường (insulin người) dạng dung dịch tiêm dưới da kê đơn được kết hợp cùng với chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục để kiểm soát tình trạng đường trong máu cao do bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2.

Nuốt tinh dịch trong thời kỳ mang thai có an toàn không?
Nuốt tinh dịch trong thời kỳ mang thai có an toàn không?

Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, tôi nuốt tinh dịch trong khi đang mang thai có bị làm sao không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Ngứa, chảy dịch và các xử trí
  •  6 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1011 lượt xem

Mỗi khi trời hanh khô, sau khi tắm nước nóng là chân tôi lại bong tróc, sần sùi, thậm chí là nứt toác. Nhiều lần ngứa, tôi gãi chảy dịch. Vậy phải làm thế nào để cải thiện được tình trạng của bản thân?

Trẻ đang bị ốm, uống sữa sẽ bị tăng dịch nhầy không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1117 lượt xem

Bác sĩ cho tôi hỏi, bé nhà tôi đang bị ốm, việc cho bé uống sữa có làm tăng dịch nhày của bé không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bé có cần tiêm liều bổ sung nhắc lại không nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã có miễn dịch với bệnh?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1187 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, bé nhà tôi có cần phải tiêm liều vắc xin bổ sung nhắc lại không, nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã miễn dịch với bệnh? Cảm ơn bác sĩ!

Tiêm nhiều mũi vắc-xin cùng lúc, liệu có gây quá tải cho hệ thống miễn dịch của bé?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  930 lượt xem

- Thưa bác sĩ, việc sử dụng nhiều hơn một mũi vắc -xin cùng lúc, liệu có gây quá tải cho hệ miễn dịch của bé không ạ?

Phân biệt thuốc dạng hỗn dịch và dạng dung dịch
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3094 lượt xem

Bác sĩ có thể phân biệt giúp tôi thuốc dạng hỗn dịch và thuốc dạng dung dịch được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây