Hướng dẫn sử dụng thuốc giảm đau - Bộ y tế 2014
1. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG CÁC THUỐC GIẢM ĐAU
- Cần kết hợp điều trị nguyên nhân gây đau (điều trị đặc hiệu, điều trị cơ bản bệnh).
- Tôn trọng sơ đồ bậc thang của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
- Dùng đường uống là chính nhằm đơn giản hoá cách thức sử dụng.
- Tìm liều hiệu quả nhất, dung nạp cao nhất (tôn trọng chống chỉ định, tương tác thuốc, tăng dần liều, lưu ý sự phụ thuộc thuốc...).
- Có thể kết hợp các điều trị hỗ trợ như trường hợp đau có nguồn gốc thần kinh nên kết hợp thuốc vitamin nhóm B và các thuốc giảm đau thần kinh. Có thể kết hợp các thuốc chống trầm cảm ở các trường hợp đau kéo dài, đau do ung thư vv...
2. SƠ ĐỒ BẬC THANG CHỈ ĐỊNH THUỐC GIẢM ĐAU THEO KHUYẾN CÁO CỦA TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI
- Bậc 1: Thuốc không có morphin (paracetamol, thuốc chống viêm không steroid liều thấp, noramidopyrin, floctafenin...).
- Bậc 2: Morphin yếu (codein, dextropropoxyphen, buprenorphin, tramadol).
- Bậc 3: Morphin mạnh.
- Bảng liều một số thuốc giảm đau bậc 1-2 theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
Điều trị giảm đau trong các bệnh cơ xương khớp tại Việt Nam chủ yếu sử dụng thuốc giảm đau bậc 1 và 2. Thuốc bậc 1 là các thuốc chống viêm không steroid liều thấp thường được khuyến cáo nên sử dụng nhóm ức chế chọn lọc COX2. Tuy nhiên cần cân nhắc trên một bệnh nhân cụ thể.
Bậc | Tên chung |
Liều 24h giờ (mg) |
Trình bày (mg) |
Bậc 1 | Paracetamol | 500-3.000 | Viên nén 500 |
Viên nén 650 | |||
Viên sủi 500 | |||
Floctafenin | 200-1.200 | Viên nén 200 | |
Thuốc chống viêm không steroid | 100-200 | Viên nén | |
Bậc 2 |
Paracetamol 325 mg + Tramadol 37,5mg |
1-4 lần, mỗi lần 1-2 viên |
Viên nén |
Paracetamol 500 mg + Codein 30 mg |
1-3 lần mỗi lần 1-2 viên |
Viên sủi |
3. MỘT SỐ VÍ DỤ
3.1. Thuốc giảm đau bậc 1
− Thuốc giảm đau bậc 1 nhóm paracetamol:
- Liều paracetamol mỗi lần 500-1.000mg; ngày uống 1-4 lần; uống cách nhau 6-8 giờ/lần. Không quá 4 gam/24 giờ. Thuốc có thể gây hại cho gan. Chống chỉ định ở bệnh nhân suy tế bào gan, đang có hủy tế bào gan (có tăng men gan).
− Thuốc giảm đau bậc 1 nhóm floctafenin:
- Floctafenin: Viên nén 200mg, ngày uống 1-3 lần, mỗi lần 1-2 viên. Thuốc ít gây thương tế bào gan, do đó thường được chỉ định trong trường hợp suy tế bào gan.
3.2. Thuốc giảm đau bậc 2 - Paracetamol kết hợp với codein hoặc tramadol
Liều các thuốc nhóm này: Ngày uống 1-4 lần, mỗi lần 1-2 viên. Nên tăng liều dần, từ từ và chọn liều thấp nhất có hiệu quả, giảm ngay liều khi đỡ đau.
- Paracetamol 500mg + Codein 30mg
- Paracetamol 325mg + Tramadol 37,5mg
3.3. Điều trị hỗ trợ
− Trường hợp đau có nguồn gốc thần kinh:
+ Thuốc giảm đau thần kinh:
- Gabapentin: Viên 300mg. Liều 600-900mg/ngày, chia 2-3 lần.
- Pregabalin: Viên 75mg. Liều: 150-300 mg/ngày chia 2 lần.
- Chỉ định: Đau thần kinh tọa, hội chứng chèn ép đám rối thần kinh cánh tay, bệnh Fibromyalgia (còn gọi là bệnh đau sợi cơ; đau xơ cơ, đau cơ xơ hóa...)
- Cách dùng: Nên uống vào buổi trưa và tối, cần tăng liều dần. Với khởi đầu bằng liều cao ngay từ đầu có thể gây chóng mặt, buồn nôn.
+ Vitamin nhóm B (B1, B6, B12) đường tiêm hoặc uống:
- Kết hợp vitamin B1, B6, B12
- Vitamin B12 đơn độc
- Chỉ định: Đau khớp, đau cột sống nói chung, đặc biệt đau có nguồn gốc thần kinh như đau thần kinh tọa, hội chứng chèn ép đám rối thần kinh cánh tay (thường do thoái hóa cột sống cổ hoặc thoát vị cột sống cổ.
- Cách dùng: Nên dùng liều cao, đường tiêm hoặc uống.
− Trường hợp đau mạn tính:
Thuốc chống trầm cảm ba vòng (tricyclic antidepressant), chống lo âu:
+ Amitriptylin: Viên 25mg
- Chỉ định: Đau mạn tính, đau có nguồn gốc thần kinh, có rối loạn giấc ngủ, có yếu tố tâm lý, hoặc đau do ung thư.
- Cách dùng: Nên khởi đầu bằng liều thấp: 1/2 viên/ngày. Liều: 25-75mg. Có thể gây chóng mặt.
+ Sulpirid: Viên 50mg
- Chỉ định: Đau có rối loạn giấc ngủ, có yếu tố tâm lý.
- Cách dùng: Nên khởi đầu bằng liều thấp: 50mg/ngày. Sau đó tăng lên liều 50-150mg/ngày. Không quá 4 tuần.
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về dị ứng - miễn dịch lâm sàng - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn thực hành dược lâm sàng cho dược sĩ trong một số bệnh không lây nhiễm - Bộ y tế 2019
Câu hỏi: - Thưa bác sĩ, trong khi mang thai tôi dùng thuốc chứa cồn thì có an toàn cho thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
Những loại thuốc này giúp hạ sốt cho bé, giảm các triệu chứng khó chịu khác nhưng không cải thiện các triệu chứng cảm lạnh khác. Kiểm tra nhãn dán sản phẩm khi bé lớn hơn vì liều lượng công thức an toàn có thay đổi theo từng độ tuổi.
Sử dụng một số loại thuốc giảm đau trong thời gian dài có thể gây tổn thương và làm suy giảm chức năng thận. Tình trạng này được gọi là bệnh thận do thuốc giảm đau. Có thể phải sau nhiều năm bệnh thận do thuốc giảm đau mới xảy ra và ban đầu thường không có bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, bệnh thận do thuốc giảm đau có thể dẫn đến các biến chứng như suy thận mạn giai đoạn cuối.
Viêm khớp dạng thấp là một loại viêm khớp khá phổ biến với khoảng 20 triệu người mắc trên toàn thế giới. Đau, nhức và cứng khớp thường là những triệu chứng đầu tiên của bệnh viêm khớp dạng thấp. Những tình trạng này khiến cho người bệnh khó thực hiện các hoạt động hàng ngày. Các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp thường xảy ra ở bàn tay, cổ tay, đầu gối và mắt cá chân.
Các thuốc Steroid như cortisone, prednisone hoặc một số loại thuốc chống cao huyết áp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của cả nam giới và phụ nữ.
- 1 trả lời
- 950 lượt xem
Thưa bác sĩ, tôi đã dùng thuốc tránh thai trong thời gian khá dài. Điều này có ảnh hưởng đến việc thụ thai của tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 982 lượt xem
Thưa bác sĩ, bé nhà em được gần 4 tháng tuổi nhưng đã bị viêm phổi thùy, phải nhập viện, bác sĩ đã tiêm 14 mũi kháng sinh. Sau khi nằm viện 1 tuần, bác sĩ khám lại thì thấy phổi bé đã lành, nhưng kết quả chụp phim lại thấy phần trên phổi còn mờ, nghi có khối u trong phổi. Bác sĩ tiếp tục tiến hành citi phổi cho cháu. Kết quả, bé nhà em bị u tuyến ức, bác sĩ kê thuốc prednisdon5mg và aquadetrim, nói về cho bé uống trong vòng 2 tuần thì khối u sẽ hết. Bác sĩ cho em hỏi khối u tuyến ức này có nguy hiểm không ạ? Và việc bé mới 4 tháng tuổi đã tiêm kháng sinh, dùng thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không?
- 1 trả lời
- 734 lượt xem
Cách đây 2 tuần, em phải hút thai lưu lần đầu. Để chuẩn bị cho việc mang thai tiếp, bs kê cho vitamin tổng hợp, sắt và duphaston (uống liên tục 30 ngày, mỗi ngày 4v chia 2 lần). Không biết sử dụng duphaston liên tục như thế có ảnh hưởng gì đến quá trình thụ thai sau này không ạ?
- 1 trả lời
- 390 lượt xem
Hiện tại, em mang thai được 32 tuần, bé cân nặng 2kg400. Bác sĩ kê thuốc Maltofer fol rồi hẹn 3 tuần sau tái khám. Nhưng nếu em không biết nhai thuốc mà uống thôi thì liệu công dụng của thuốc có bị giảm không ạ?
- 1 trả lời
- 1163 lượt xem
Thưa bác sĩ, đối với nam giới đang muốn sinh con, liệu thuốc lá có ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng tinh trùng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!