Hội chứng thận hư tiên phát ở trẻ em - Bộ y tế 2015
1. ĐẠI CƯƠNG
Tỷ lệ mắc hội chứng thận hư tiên phát 1-3/100.000 trẻ dưới 16 tuổi, 80% trẻ đáp ứng với liệu pháp corticoid. Tỷ lệ mắc nam nhiều hơn nữ (nam/nữ = 3/1)
2. CHẨN ĐOÁN
2.1. Chẩn đoán hội chứng thận hư
Hội chứng thận hư |
Phù, protein/creatine niệu >0.2 g/mmol, hoặc >40mg/m2/h hoặc 50mg/kg/24giờ, albumin máu giảm < 25 g/l, protid máu < 56 g/l, cholesterol máu tăng > 5,2 mmol/l. |
Thuyên giảm |
Hết phù, protein/ creatinine < 0,02 g/mmol, hoặc <4mg/ m2/h hoặc 10mg/kg/24 giờ, hoặc que thử nước tiểu âm tính hoặc vết trong 3 ngày liên tiếp. |
Đáp ứng với corticoid |
Đạt được sự thuyên giảm với liệu trình corticoid đơn thuần. |
Tái phát | Protein/creatinine >0,2 g/l hoặc que thử nước tiểu lúc sáng sớm ≥ 2+ trong 3 ngày liên tiếp (tái phát phần sinh hóa) và hoặc có giảm albumin máu (tái phát đầy đủ) |
Tái phát không thường xuyên |
Tái phát sau liệu trình đầu tiên, nhưng < 2 lần trong 6 tháng hoặc < 4 lần trong 1 năm. |
Tái phát thường xuyên |
Tái phát sau lần đầu tiên, với ≥ 2 lần trong 6 tháng hoặc ≥4 lần trong 1 năm. |
Phụ thuộc corticoid | Tái phát thường xuyên với 2 lần liên tiếp trong liệu trình corticoid hoặc trong 2 tuần sau khi ngừng thuốc. |
Kháng corticoid |
Không đạt được sự thuyên giảm sau 6 tuần dùng liệu pháp prednisolon liều cao hàng ngày (60mg/m2/ngày) hoặc sau 4 tuần liều cao cộng 3 |
2.2. Chẩn đoán biến chứng
- Rối loạn thăng bằng nước, điện giải
- Suy thận cấp
- Nhiễm trùng: Viêm phúc mạc do phế cầu, viêm đường hô hấp trên, viêm phổi, viêm mô tế bào.
- Tắc mạch: do tăng đông, giảm thể tích tuần hoàn
- Giảm khối lượng tuần hoàn:
- Rối loạn tăng trưởng: Chậm phát triển chiều cao được ghi nhận do
- Thoát một số hormone qua nước tiểu
- Suy giáp: do thoát protein mang Iod
- SDD do thiếu đạm
3. CHỈ ĐỊNH SINH THIẾT THẬN
- Hội chứng thận hư kháng thuốc .
- Trẻ <1 tuổi
- Trẻ > 10 tuổi nếu hội chứng thận hư kháng thuốc hoặc phụ thuộc.
- Tăng huyết áp.
- Đái máu đại thể hoặc hồng cầu niệu (+++).
- Bổ thể máu giảm.
- Suy thận.
- Tiền sử gia đình suy thận và nghe kém.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Điều trị đặc hiệu
Sơ đồ điều trị hội chứng thận hư kháng thuốc
4.2 . Điều trị hỗ trợ
- Chế độ ăn
- Năng lượng bình thường, chất béo thấp, 10- 14% protein, 40- 50% chất béo không bão hòa, 40- 50% glucose.
- Hạn chế muối nếu có phù
- Hạn chế 50% dịch duy trì nếu có phù.
- Yêu cầu protein.
- Không có bằng chứng về việc tăng protein trong khẩu phần ăn đem lại hiệu quả trong điều trị trừ khi bị mất số lượng lớn ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể.
- Giảm protein niệu
- Thuốc ức chế men chuyển (ACE inhibitor): Bắt đầu liều enalapil 0.1- 1.0 mg/kg ngày mỗi 12h hoặc 24h (tối đa 40mg/ ngày) hoặc captopril 1-2 mg/kg/24 giờ hoặc ramipril 0.05- 0.2 mg/kg/ngày 1 lần (tối đa 10mg).
- Thuốc ức chế receptor Angiontension II: Thêm losartan 0.5- 2.0 mg/kg/ ngày (tối đa 100mg) nếu protein niệu vẫn còn.
- Cân nhắc dùng kháng viêm nonsteroid trên bệnh nhân thận hư kháng thuốc nếu protein niệu vẫn ở mức thận hư và chức năng thận bình thường.
- Phòng hiện tượng tăng đông.
- Tránh giảm thể tích máu.
- Aspirin 3- 5 mg/Kg (tối đa 100mg) hàng ngày khi tiểu cầu >800.000 hoặc chống ngưng tập tiểu cầu như dipyridamole 1- 2 mg/kg (tối đa 100 mg)/8h.
- Heparin hoặc warfarin (nếu có hiện tượng huyết khối).
+Chỉ định dùng heparin: khi bệnh nhân có ít nhất 2 trong 4 tiêu chuẩn:
- Albumin ≤ 20 mg/l
- ATP III ≤ 70%
- Fibrinogen ≥ 6g/l
- D-Dimer ≥ 1000.
- Kiểm soát phù:
+ Truyền albumin 20% liều 1g/kg trong 4h, tiêm furosemide 1-2 mg/kg giữa quá trình truyền và/ hoặc sau truyền albumin
+ Chỉ định truyền albumin trên bệnh nhân hội chứng thận hư có bểu hiện:
- Shock hoặc tiền shock.
- Albumin máu dưới 15g/l.
- Bệnh nhân phù nhiều kéo dài kém đáp ứng với thuốc lợi tiểu.
- Chỉ định dùng lợi tiểu kéo dài trên bệnh nhân phù không thuyên giảm: Kết hợp Furosemide 1-2 mg/kg/ OM hoặc chia 2 lần và Spironolactone 1- 2mg/kg/24 giờ hoặc Bumetanide 25-50 μg/kg (tối đa 3 mg) hàng ngày có thể tăng 8-12h.
- Dùng kháng sinh nếu trẻ có biểu hiện nhiễm trùng
- Tiêm phòng: Vaccin sống giảm độc lực như sởi, quai bị, rubella, varicella, rotavirus nên được chỉ định khi:
- Trẻ dùng Prednisolone <1mg/kg/ ngày (dưới 20mg/ngày) hoặc dưới 20mg/kg cách ngày (dưới 40mg/ngày cách nhật).
- Trẻ ngừng thuốc độc tế bào (cyclophosphamide, chlorambucil) ít nhất 3 tháng.
- Trẻ được ngừng thuốc ức chế miễn dịch khác như (cyclosporine, levamisol, mycopenolate) hơn 1 tháng.
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận, tiết niệu - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận, tiết niệu - Bộ y tế 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3931/QĐ-BYT ngày 21/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015
Mặc dù hiếm gặp nhưng ung thư thận có thể xảy ra ở trẻ em. Tiên lượng sẽ phụ thuộc vào loại và giai đoạn ung thư. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về bệnh ung thư thận ở trẻ em, gồm có các triệu chứng, cách điều trị và tiên lượng.
Ung thư thận: Triệu chứng, Nguyên nhân, điều trị và tiên lượng về bệnh lý này ra sao? Thận là cặp cơ quan hình hạt đậu, mỗi quả có kích thước bằng một nắm tay, nằm bên dưới khung xương sườn, đối xứng hai bên cột sống.
Nhiều người thắc mắc các triệu chứng bệnh lupus bùng phát khác gì với các triệu chứng mang thai?
Hội chứng tiền kinh nguyệt là một vấn đề rất phổ biến. Theo thống kê, có đến 90% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đều đã và đang gặp phải các triệu chứng của hội chứng này.
Viêm cầu thận hay viêm thận là một bệnh lý nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và cần được điều trị ngay lập tức. Có hai loại viêm cầu thận là viêm cầu thận cấp và viêm cầu thận mạn.
- 1 trả lời
- 457 lượt xem
Em mang thai con đầu lòng 14 tuần thì bị sảy vì thai nhi bị dị tật ống thần kinh. Để chuẩn bị cho lần mang thai sau, bs khuyên em cần bổ sung axit folic gấp 10 lần bình thường (với lượng 4mg/ngày). Vậy, em phải bổ sung liều axit folic như vậy trong bao lâu, trước khi mang bầu ạ?
- 1 trả lời
- 953 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi đang mắc chứng trầm cảm. Liệu tôi có mang thai được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 891 lượt xem
-Thưa bác sĩ, tôi bị chứng đau nửa đầu. Tôi cần lưu ý những điều gì trước khi chuẩn bị mang thai ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1166 lượt xem
-Bác sĩ có thể đưa ra một số giải pháp làm giảm chứng đầy hơi, chướng bụng cho bà bầu giúp tôi được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1155 lượt xem
- Bác sĩ ơi, tôi đang có thai lần thứ hai nhưng không có triệu chứng gì, như vậy có bình thường không ạ? Cảm ơn bác sĩ!