1

Ghép giác mạc xoay - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

Ghép giác mạc xoay là một phẫu thuật ghép giác mạc tự thân được chỉ định cho những trường hợp mắt có sẹo giác mạc vùng trung tâm, nhằm mục đích xoay giác mạc sẹo ra chu biên, giải phóng trục thị giác cho ngưởi bệnh.

II. CHỈ ĐỊNH

  • Sẹo giác mạc vùng trung tâm gây ảnh hưởng nhiều đến thị lực.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Mắt đang viêm nhiễm hoặc có các bệnh khác như: glôcôm, viêm màng bồ đào.
  •  Người bệnh có bệnh toàn thân nặng không thể phẫu thuật được.
  •  Người bệnh không chấp nhận phẫu thuật cũng như quy trình theo dõi sau phẫu thuật.
  •  Bệnh toàn thân.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Bác sĩ chuyên khoa Mắt.

2. Phương tiện

  •  Hiển vi phẫu thuật.
  •  Bộ dụng cụ vi phẫu và chỉ 10-0.
  •  Giác mạc ghép.

3. Người bệnh

  •  Làm vệ sinh mắt, bơm rửa lệ đạo, uống thưốc hạ nhãn áp và an thần tốt hôm trước ngày phẫu thuật.
  •  Người bệnh được tư vấn trước phẫu thuật.

4. Hồ sơ bệnh án

  • Theo quy định chung của Bộ Y tế.

V. CÁC BƯỚC TIÊN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Vô cảm:

  •  Gây tê tại chỗ hoặc gây mê và cơ vòng cung mi bằng thuốc tê phối hợp với hyaluronidase 150 đơn vị. Gây tê bề mặt nhãn cầu.
  •  Với những người bệnh hay lo lắng và trẻ em có thể tiến hành gây mê.

3.2. Kỹ thuật

  •  Đặt chỉ cố định cơ trực trên và dưới có tác dụng cố định nhãn cầu và mi.
  •  Đặt vòng cố định củng mạc, khâu vào củng mạc bằng 4 mũi chỉ 7-0.
  •  Chọn kích cỡ khoan và vị trí khoan giác mạc sao cho khi xoay mảnh giác mạc có thể giải phóng được trục thị giác của người bệnh. Khoan gần thủng giác mạc. Dùng dao chọc vào tiền phòng, bơm chất nhầy vào tiền phòng, dùng kéo cắt rời mảnh giác mạc. Xoay mảnh giác mạc tại chỗ sao cho phần sẹo giác mạc ra vùng chu biên.
  •  Khâu lại mảnh giác mạc bằng chỉ 10-0, chú ý đặt mũi chỉ càng sát màng Descemet càng tốt. Đầu tiên khâu cố định mảnh ghép ở 4 vị trí: 12, 6, 3, 9 giờ, sau đó khâu bổ sung các mũi chỉ giữa các mũi khâu nói trên, có thể khâu mũi rời hoặc khâu vắt. Khoảng cách đều nhau với độ chặt như nhau để hạn chế loạn thị giác mạc sau phẫu thuật.
  •  Rửa sạch chất nhày trong tiền phòng.
  •  Bơm hơi hoặc dung dịch ringer lactat để phục hồi tiền phòng.
  •  Tiêm kháng sinh và corticoid cạnh nhãn cầu.
  •  Tra mỡ kháng sinh, báng mắt.

VI. ĐIỀU TRỊ VÀ THEO DÕI

- Ngày đầu tiên sau phẫu thuật: tra corticoid 2 giờ/một lần, kháng sinh chống bội nhiễm 6 giờ 1 lần, uống thuốc hạ nhãn áp (acetazolamid 250mg x 2 viên / ngày chia 2 lần).

- Từ ngày thứ 2 sau phẫu thuật: tra kháng sinh và corticoid 4 lần mỗi ngày. Sau đó giảm dần liều corticoid, sau phẫu thuật 4 đến 6 tuần thì tra 3 lần mỗi ngày. Người bệnh tiếp tục tra corticoid với liều giảm dần ít nhất 12 tháng sau phẫu thuật. Từ tháng thứ 2 sau phẫu thuật chúng tôi cho người bệnh tra thuốc hạ nhãn áp đề phòng biến chứng glôcôm do corticoid.

- Ngoài ra, người bệnh được dùng thuốc dinh dưỡng tra mắt và uống để tăng cường quá trình biếu mô hoá và liền mép phẫu thuật.

- Theo dõi trong thời gian nằm viện và khám định kỳ sau khi ra viện khám. Các chỉ tiêu theo dõi:

  •  Chức năng của mắt: thị lực, nhãn áp.
  •  Tình trạng mép phẫu thuật: kín, phẳng hay gồ lên, bị hở, nút chỉ khâu chặt hay lỏng, có áp xe chân chỉ hay không.
  •  Mảnh ghép: trong hay phù mờ, có nhiễm trùng hay không.
  •  Tiền phòng: sâu hay nông, sạch hay có xuất huyết, xuất tiết.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

- Hở hoặc rò mép phẫu thuật: xuất hiện sớm sau phẫu thuật, biểu hiện bằng nhãn áp thấp, tiền phòng nông. Khám sinh hiển vi có nhuộm fluorescein giác mạc thấy có dấu hiệu Seidel (thủy dịch rò ra) ở mép phẫu thuật.

- Xử trí: băng ép mắt hoặc đặt kính tiếp xúc mềm, nếu sau 2 ngày mép phẫu thuật vẫn còn hở cần phải được khâu lại. Nếu thủy dịch bị rò ở chân chỉ khâu (do mũi khâu xuyên thủng giác mạc) cần phải cắt mũi chỉ đó và khâu lại.

- Tăng nhãn áp: với những trường hợp có tăng nhãn áp sau phẫu thuật, trước hết cần dùng thuốc hạ nhãn áp và điều trị nguyên nhân gây ra tăng nhãn áp, nếu nhãn áp không điều chỉnh cần phẫu thuật cắt bè.

- Nhiễm trùng mép phẫu thuật :

  •  Nhiễm trùng chân chỉ: tăng cường thuốc kháng sinh và chống viêm tra tại mắt, có thể cắt nốt chỉ có nhiễm trùng.
  •  Nhiễm trùng mép phẫu thuật: lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm vi sinh tìm nguyên nhân gây nhiễm trùng và điều trị thuốc theo nguyên nhân.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Ghép màng ối, kết mạc điều trị loét, thủng giác mạc - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật ghép cơ cổ bàng quang - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Khâu giác mạc - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật tạo hình vành tai bằng cấy ghép sụn sườn tự thân - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Gây mê nội khí quản phẫu thuật ghép giác mạc
  •  1 năm trước

500 quy trình kỹ thuật gây mê hồi sức

Tin liên quan
Vấn đề giấc ngủ thai kỳ: Ngáy!
Vấn đề giấc ngủ thai kỳ: Ngáy!

Ngáy là hiện tượng tương đối phổ biến trong thời kỳ mang thai, mặc dù không ai biết chính xác nó xảy ra ở những thời điểm nào. Tình trạng này có xu hướng thường xảy ra trong tam cá nguyệt thứ ba.

Vấn đề giấc ngủ thai kỳ: Ợ nóng, khó tiêu!
Vấn đề giấc ngủ thai kỳ: Ợ nóng, khó tiêu!

Hơn 2/3 phụ nữ bị ợ nóng hoặc khó tiêu trong nửa thứ hai của thai kỳ. Cảm giác bỏng rát thường kéo từ xương ức lên đến cổ họng.

Vấn đề rối loạn giấc ngủ thai kỳ: Buồn nôn!
Vấn đề rối loạn giấc ngủ thai kỳ: Buồn nôn!

Ít nhất ¾ bà mẹ tương lai trải qua những tuần đầu thai kỳ như một chuyến đi dài trên một tàu lượn siêu tốc.

Vấn đề giấc ngủ thai kỳ: Thức giấc do đói bụng
Vấn đề giấc ngủ thai kỳ: Thức giấc do đói bụng

Những ngày này, cho dù bạn có ăn nhiều và thường xuyên bao nhiêu thì vẫn cảm thấy đói bụng cồn cào cả ngày lần đêm.

Vấn đề giấc ngủ thai kỳ: Không thể thoải mái trên giường
Vấn đề giấc ngủ thai kỳ: Không thể thoải mái trên giường

Cho dù bạn có mệt mỏi như nào đi chăng nữa thì việc đạt được sự thoải mái trên giường cũng là một trong những thách thức lớn nhất khi thai kỳ tiến triển.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Cách thai kỳ ảnh hưởng đến những giấc mơ và lý do tại sao?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  725 lượt xem

- Bác sĩ biết không, trong thời gian mang thai tôi hay mơ hơn và những giấc mơ cũng trở nên lạ lùng hơn. Bác sĩ có thể lý giải giúp tôi tại sao lại như vậy không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Phải làm gì nếu nghi ngờ trẻ có vấn đề về thính giác?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  611 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi có cảm giác bé nhà mình gặp một vấn đề gì đó về thính giác.Tôi có cảm tưởng bé nghe không rõ. Tôi phải làm gì đây?

Khi nào nên kiểm tra thính giác của trẻ?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  701 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, khi nào nên cho bé đi kiểm tra thính giác ạ? Cảm ơn bác sĩ

Trẻ 2 tuần tuổi ngủ không sâu giấc và ngậm sữa khi bú mẹ có bình thường không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  646 lượt xem

Bé gái nhà em đang được 2 tuần tuổi rồi. Em sinh thường. Em bé thường bú 2 bên sữa mẹ, mỗi bên từ 10 đến 15 phút sau đó thì ngậm sữa trong miệng, không thấy nuốt. Nhiều lúc bé chỉ bú một bên đã đi ngủ rồi. Em đã thử vỗ lưng, xoa má, massage tay chân nhưng bé vẫn không chịu dậy. Khi bú mẹ, bé chỉ ngủ được một tiếng là lại dậy đòi bú tiếp. Sau đó bú khoảng 2-3 phút lại ngậm sữa trong miệng. Khi em cho bé ăn dặm thêm 40ml sữa công thức thì bé sẽ ngủ được khoảng 3 tiếng. Không biết có phải bú sữa mẹ bé không đủ no nên hay thức giấc như vậy không bác sĩ? Sữa của em màu trắng đục, chỉ căng sữa sau 3 tiếng giữa các cữ bú của bé. Em muốn cho bé bú mẹ hoàn toàn thì cần làm gì ạ?

Làm cách nào để khắc phục tình trạng ngủ không sâu giấc, xì hơi nhưng không đi cầu được của trẻ 20 ngày tuổi?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  677 lượt xem

Bé nhà em đến nay đã được 20 ngày tuổi. Từ hôm qua đến nay em thấy bé có hiện tượng ngủ không sâu giấc và hay giật mình rồi khóc. Bé dậy bú sữa mẹ và bú thêm cả sữa bình. Sau khi bú xong thì xì hơi và rặn è è nhưng vẫn không đi cầu được. Em phải làm cách gì để khắc phục tình trạng này của bé ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây