1

Gãy xương gò má cung tiếp - Bộ y tế 2015

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015

I. ĐỊNH NGHĨA

Gãy xương gò má cung tiếp là tình trạng tổn thương gãy, gián đoạn xương gò má cung tiếp.

II. NGUYÊN NHÂN

  •  Tai nạn giao thông.
  •  Tai nạn lao động.
  •  Tai nạn sinh hoạt...

III. CHẨN ĐOÁN

1. Chẩn đoán xác định

1.1. Lâm sàng

  •  Sưng nề, biến dạng mặt.
  •  Tụ máu quanh hốc mắt bên chấn thương.
  •  Ấn có điểm đau chói tương ứng điểm gãy.
  •  Sờ thấy dấu hiệu bậc thang, mất liên tục tại vị trí tương ứng điểm gãy.
  •  Há miệng hạn chế.
  •  Khớp cắn đúng.
  •  Có thể có dấu hiệu tê môi trên bên gãy.
  •  Có thể có dấu hiệu song thị.

1.2 Cận lâm sàng

X quang: Phim Hirtz, Blondeau, CT Scanner, Conebeam CT. Thấy có hình ảnh đường gãy và mức độ di lệch xương.

2. Chẩn đoán phân biệt

Gãy xương gò má cung tiếp luôn có các triệu chứng lâm sàng và X quang rõ rệt nên không cần chẩn đóan phân biệt.

IV. ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc

  •  Nắn chỉnh lại xương gãy.
  •  Cố định xương gãy.
  •  Ngăn ngừa các biến chứng xảy ra.
  •  Điều trị phải phục hồi chức năng và thẩm mỹ.

2. Điều trị cụ thể

Tùy từng trường hợp có thể điều trị nắn chỉnh không phẫu thuật hoặc phẫu thuật.

a.Điều trị nắn chỉnh không phẫu thuật

  •  Áp dụng với các trường hợp gãy ít di lệch.
  •  Dùng dụng cụ thích hợp nắn chỉnh đưa các phần xương gãy về đúng vị trí giải phẫu.

b. Điều trị phẫu thuật

- Áp dụng với các trường hợp gãy di lệch.

- Điều trị

  •  Rạch da và niêm mạc.
  •  Bộc lộ các đầu xương gãy.
  •  Kiểm soát và nắn chỉnh các đầu xương gãy về vị trí giải phẫu.
  •  Kết hợp xương bằng chỉ thép hoặc nẹp vít.
  •  Khâu đóng phần mềm theo các lớp giải phẫu.
  •  Điều trị kháng sinh toàn thân, chống viêm, giảm đau.
     

V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

1. Tiên lượng

Nếu được điều trị kịp thời và đúng kỹ thuật sẽ phục hồi đầy đủ chức năng và thẩm mỹ của mặt.

2. Biến chứng

  •  Mất cảm giác ở vùng dây thần kinh dưới ổ mắt chi phối.
  •  Viêm xoang hàm.

VI. PHÒNG BỆNH

  •  Các biện pháp đề phòng tai nạn giao thông.
  •  Có các phương tiện bảo hộ trong lao động và sinh hoạt.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Gãy xương hàm trên - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015

Viêm da tiếp xúc dị ứng - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu - Bộ y tế 2015

Sai khớp cắn loại II do xương hai hàm - Bộ y tế 2015 
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015 

Viêm da tiếp xúc do côn trùng - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu - Bộ y tế 2015

Tiếp cận chẩn đoán và xử trí bệnh nhi khó thở - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

Tin liên quan
Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung xảy ra khi các tế bào bất thường trên cổ tử cung phát triển một cách mất kiểm soát.

Lợi ích của tập pilates đối với người bị loãng xương
Lợi ích của tập pilates đối với người bị loãng xương

Loãng xương chủ yếu xảy ra ở người cao tuổi, nhất là phụ nữ nhưng tỷ lệ loãng xương ở nam giới và phụ nữ trẻ ngày càng gia tăng.

Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Chạy bộ - cách giảm cân vô cùng hiệu quả
Chạy bộ - cách giảm cân vô cùng hiệu quả

Chạy bộ là một hình thức tập thể dục đơn giản nhưng có hiệu quả giảm cân tuyệt vời vì giúp đốt cháy rất nhiều calo, điều này thậm chí còn có thể tiếp tục sau khi đã ngừng tập.

Tính ngày rụng trứng dựa vào thân nhiệt và dịch nhầy cổ tử cung
Tính ngày rụng trứng dựa vào thân nhiệt và dịch nhầy cổ tử cung

Nếu bạn đang cố gắng có thai thì nên ước tính thời điểm rụng trứng để có thể xác định những ngày tốt nhất để giao hợp (hoặc được thụ tinh).

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Trẻ 5 tháng bú ít, xương sống yếu, không cứng cáp có bị làm sao không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  641 lượt xem

Hiện bé nhà em đang 5 tháng tuổi, nhưng bé chỉ nặng 5,6kg ạ. Do em không đủ sữa nên em phải bổ sung sữa ngoài cho bé, nhưng bé cũng bú rất ít. Mỗi lần không muốn bú là bé ưỡn người, gồng lên không chịu. Bé hay nghiêng cổ sang bên phải nhưng ngủ thì không chịu nằm ngửa, chỉ nằm nghiêng sang bên trái. Khi bé thì xương sống lưng của bé cũng rất yếu. Cho bé ngồi thử thì lưng cong và đầu đổ về phía trước. Bé như vậy có bị làm sao không ạ?

Tử cung ngả sau có khó thụ thai hơn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1109 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tử cung ngả sau có khó thụ thai hơn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Mang thai khi có các bệnh về tử cung có nguy hiểm không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  809 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi đang có kế hoạch chuẩn bị mang thai. Hiện tôi có các bệnh về tử cung thì việc mang thai có gây nguy hiểm cho tôi và thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Thai nhi bị nấc cụt trong tử cung có bình thường không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1667 lượt xem

- Bác sĩ ơi, em bé nhà tôi thường xuyên bị nấc cụt trong tử cung. Hiện tượng này có bình thường không, thưa bác sĩ?

Khi nào thai nhi sẽ tụt xuống?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  657 lượt xem

- Thưa bác sĩ, bác sĩ có thể cho tôi biết khi nào em bé trong bụng sẽ tụt xuống được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây