Gây mê nội khí quản phẫu thuật điều trị viêm mủ màng tim
I. ĐẠI CƯƠNG:
Là kỹ thuật gây mê toàn thân với mục đích kiểm soát huyết động và hô hấp trong và sau phẫu thuật điều trị viêm mủ màng tim. Viêm mủ màng tim có thể do nhiều nguyên nhân: do vi khuẩn, nấm, lao, hay virus. Là tình trạng bệnh lí nặng do ngoài việc ức chế co bóp cơ tim do chèn ép, còn có hiện tượng nhiễm độc, và dày dính màng tim nên tổn thương cơ tim nhiều khi bóc tách.
II.CHỈ ĐỊNH:
- Bn có viêm mủ màng tim do các nguyên nhân
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
- BN không đồng ý phẫu thuật
- Không có đầy đủ cơ sở vật chất và kĩ thuật , con người.
IV. CHUẨN BỊ:
1. Người thực hiện kỹ thuật: bác sĩ gây mê và điều dưỡng gây mê hồi sức đã được đào tạo
2. Phương tiện:
- Các phương tiện để đặt ống NKQ thường quy : đèn NKQ, ống NKQ các cỡ, các phương tiện đặt NKQ khó, các thuốc mê, giảm đau, giãn cơ
- Các phương tiện để duy trì mê NKQ thường quy : máy thở kết hợp với máy mê, thuốc mê, giảm đau, giãn cơ
- Các phương tiện theo dõi: monitoring theo dõi thường quy, thiết bị theo dõi huyết áp động mạch xâm lấn
- Các phương tiện kiểm soát huyết động: catheter trung ương, huyết áp động mạch xâm lấn
- Các phương tiện hồi sức: bơm tiêm điện, thuốc vận mạch, dịch truyền, máu, dẫn lưu màng phổi
3. Người bệnh:
- Người bệnh và gia đình được giải thích về các nguy cơ có thể gặp trong quá trình gây mê hồi sức.
- Vệ sinh cơ thể
- Nếu lượng mủ màng tim nhiều, BN nên được chọc hút dịch màng tim trước dưới gây tê: để phẩu thuật an toàn hơn và để gửi xét nghiệm.
4. Hồ sơ bệnh án:
- Theo quy định của Bộ Y tế.
V.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ:
2. Kiểm tra người bệnh:
3. Thực hiện quy trình:
- BN vào phòng mổ được :
- Lắp monitoring theo dõi
- Thở oxy dự trữ
- Đặt nhiều truyền lớn: ít nhất 1 đường truyền từ 18 G trở lên
- Đặt huyết áp động mạch xâm lấn
- Catheter trung ương: tùy thuộc vào tình trạng huyết động của BN, nếu huyết động ổn định, có thể đặt catheter trung ương sau khởi mê.
- Khởi mê:
- Thuốc giảm đau: Fentanyl (5 - 10μg/kg) hoặc Sufentanil (0,5 - 1μg/kg)
- Thuốc ngủ: thuốc mê tĩnh mạch thường dùng Etomidate 0,3 - 0,6 mg/kg, thuốc mê bốc hơi thường dùng Sevoflurane
- Thuốc giãn cơ: thường dùng nhóm thuốc giãn cơ không khử cực Atracurium liều 0,5 - 0,7 mg/kg hoặc Rocuronium (Esmeron) 0,6 - 0,8 mg/kg.
- Gây tê vùng hầu họng bằng Lidocain 10% Spray.
- Duy trì mê:
- Thuốc ngủ: thuốc mê bốc hơi hoặc propofol
- Thuốc giảm đau: Fentanyl 3 μg/kg/h hoặc Sulfentanyl 0,3 μg/kg/h
- Thuốc giãn cơ nhắc lại theo TOF hoặc thời gian nếu không có thiết bị theo dõi TOF.
- Chú ý:
- Quá trình bóc tách mất máu: theo dõi lượng máu mất và truyền dịch khi có chỉ định
- Tổn thương cơ tim nhiều: có thể dùng vận mạch
- Cần lấy dịch mủ làm xét nghiệnm
- Nếu có kết quả xét nghiệm dịch mủ từ trước: dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ.
Sau phẫu thuật: Do tổn thương cơ tim nhiều, lượng truyền máu lớn, cần chuyển BN về đơn vị hồi sức để tiếp tục theo dõi và điều trị. Chú ý giảm đau tốt .
VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
1. Tai biến của gây mê NKQ
2. Tai biến của bệnh lí :
- Ngừng tim
- Suy tim cấp trong và sau mổ
- Tai biến do truyền máu và dịch khối lượng lớn
500 quy trình kỹ thuật gây mê hồi sức
500 quy trình kỹ thuật gây mê hồi sức
500 quy trình kỹ thuật gây mê hồi sức
500 quy trình kỹ thuật gây mê hồi sức
500 quy trình kỹ thuật gây mê hồi sức
Mở thông niệu quản ra da được thực hiện sau khi phẫu thuật cắt bỏ bàng quang hoặc khi bàng quang không còn hoạt động. Trong ca phẫu thuật mở thông niệu quản ra da, bác sĩ tạo ra một lỗ trên bụng của bệnh nhân, sau đó sử dụng một đoạn ruột để dẫn nước tiểu ra bên ngoài cơ thể qua lỗ này.
Trào ngược bàng quang - niệu quản (vesicoureteral reflux) là tình trạng nước tiểu chảy ngược từ bàng quang lên niệu quản thay vì chảy từ bàng quang xuống niệu đạo rồi ra ngoài. Mặc dù tình trạng này có thể tự cải thiện theo thời gian nhưng đôi khi cần can thiệp điều trị bằng phẫu thuật.
Phẫu thuật không phải phương pháp điều trị bước đầu cho bệnh viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật sửa chữa hoặc thay thế khớp nếu người bệnh bị tổn thương khớp nghiêm trọng ảnh hưởng đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống.
Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.
Ở người bị bệnh, Neisseria meningitidis sống ở vùng hầu họng và lây lan qua các giọt nhỏ ở đường thở hoặc chất tiết ở cổ họng. Ho, hắt hơi, hôn và dùng chung chai nước hoặc dụng cụ sẽ dẫn đến lây bệnh.
- 1 trả lời
- 773 lượt xem
Mang thai được 26 tuần, xét nghiệm nước tiểu, bs đã chuẩn đoán em bị viêm đường tiết niệu, nhưng không hiểu sao chỉ chi thuốc bổ, không cho thuốc điều trị. Trước dó, em bị tiểu buốt, mua thuốc ở quầy thuốc tây uống hết buốt, nhưng lại ra dịch trắng như váng sữa, phải sử dụng băng vệ sinh hàng ngày, nếu không bị ngứa, rất khó chịu. Em sợ việc này làm ảnh hưởng đến em bé - Bs có thể cho em tên thuốc để điều trị được không ạ?
- 1 trả lời
- 1349 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 994 lượt xem
- Bác sĩ ơi, tôi cảm thấy chân mình to hơn trong khi mang thai. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!
- 1 trả lời
- 839 lượt xem
- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?
- 1 trả lời
- 672 lượt xem
Bác sĩ cho hỏi, sử dụng liệu pháp quấn tảo biển nóng để làm đẹp khi đang mang thai có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!