Gây mê mask thanh quản phẫu thuật điều trị viêm tuyến mang tai bằng bơm rửa thuốc qua lỗ ống tuyến
I. ĐẠI CƯƠNG
Gây mê mask thanh quản là kỹ thuật gây mê toàn thân có đặt mask thanh quản với mục đích kiểm soát hô hấp trong suốt cuộc phẫu thuật
II. CHỈ ĐỊNH
- Lựa chọn khi đặt nội khí quản khó, đặc biệt khó thông khí hoặc không thông khí được.
- Kiểm soát đường thở và hô hấp trong gây mê toàn thân cho một số phẫu thuật
- Kiểm soát đường thở và hô hấp tạm thời trong cấp cứu.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Dạ dầy đầy
- Tổn thương hàm mặt phức tạp do chấn thương hoặc nhiễm trùng
- Không đủ phương tiện gây mê, hồi sức
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện kỹ thuật
- Bác sĩ, điều dưỡng viên chuyên khoa gây mê hồi sức.
2. Phương tiện:
- Hệ thống máy gây mê kèm thở, nguồn oxy bóp tay, máy theo dõi chức năng sống (ECG, huyết áp động mạch, SpO2, EtCO2, nhịp thở, nhiệt độ) máy phá rung tim, máy hút...
- Mask thanh quản các cỡ, ống hút, mặt nạ (mask), bóng bóp, canul miệng hầu.
- Lidocain 10% dạng xịt.
- Salbutamol dạng xịt.
- Các phương tiện dự phòng đặt nội khí quản: ống nội khí quản và đèn soi thanh quản
3. Người bệnh
- Thăm khám gây mê trước mổ phát hiện và phòng ngừa các nguy cơ, giải thích cho người bệnh cùng hợp tác.
- Đánh giá đặt mask thanh quản khó.
- Sử dụng thuốc an thần tối hôm trước mổ (nếu cần).
4. Hồ sơ bệnh án
- Theo qui định của Bộ y tế
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
- Các bước tiến hành chung:
- Tư thế: nằm ngửa, thở oxy 100% 3-6 l/phút trước khởi mê ít nhất 5 phút.
- Lắp máy theo dõi
- Thiết lập đường truyền có hiệu quả.
- Tiền mê (nếu cần)
- Khởi mê:
- Thuốc ngủ: thuốc mê tĩnh mạch (propofol, etomidat, thiopental, ketamin...), thuốc mê bốc hơi (sevofluran...).
- Thuốc giảm đau: fentanyl, sufentanil, morphin...
- Thuốc giãn cơ (nếu cần): (succinylcholin, rocuronium, vecuronium...).
- Điều kiện đặt mask thanh quản: người bệnh ngủ sâu, đủ độ giãn cơ (nếu cần).
- Kĩ thuật đặt mask thanh quản
- Đặt đầu người bệnh ở tư thế trung gian hoặc hơi ngửa
- Cầm mask thanh quản như cầm bút, ngón tay trỏ đặt vào chỗ nối giữa mask thanh quản và phần ống
- Một tay mở miệng người bệnh
- Tay kia đưa mask thanh quản qua các cung răng vào gốc lưỡi, tỳ mặt sau mask vào khẩu cái cứng, đẩy mask trượt dọc theo khẩu cái cứng để vào vùng hạ hầu
- Dừng lại khi gặp lực cản
- Bơm cuff theo đúng thể tích được hướng dẫn trên mask thanh quản.
- Kiểm tra độ kín của mask thanh quản (không có dò khí, thông khí dễ dàng)
- Kiểm tra vị trí đúng của mask thanh quản bằng nghe phổi và kết quả EtCO2
- Cố định bằng băng dính.
- Duy trì mê:
- Duy trì mê bằng thuốc mê tĩnh mạch hoặc thuốc mê bốc hơi, thuốc giảm đau thuốc giãn cơ (nếu cần).
- Kiểm soát hô hấp bằng máy hoặc bóp tay.
- Theo dõi độ sâu của gây mê dựa vào nhịp tim, huyết áp, vã mồ hôi, chảy nước mắt (PRST); MAC, BIS và Entropy (nếu có)...
- Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn: nhịp tim, huyết áp, SpO2, EtCO2, thân nhiệt.
- Đề phòng sai vị trí, tụt, gập, tắc mask thanh quản.
4. Tiêu chuẩn rút mask thanh quản
- Người bệnh tỉnh, làm theo lệnh.
- Nâng đầu trên 5 giây, TOF >0,9 (nếu sử dụng thuốc giãn cơ).
- Tự thở đều, tần số thở trong giới hạn bình thường.
- Mạch, huyết áp ổn định.
- Thân nhiệt > 350 C.
- Không có biến chứng của gây mê và phẫu thuật.
VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
1. Trào ngược dịch dạ dày vào đường thở
- Có dịch tiêu hóa trong khoang miệng và đường thở.
- Hút sạch ngay dịch, nằm đầu thấp, nghiêng đầu sang bên
- Đặt nhanh ống nội khí quản và hút sạch dịch trong đường thở
- Theo dõi và đề phòng nhiễm trùng phổi sau mổ
2. Rối loạn huyết động
- Hạ hoặc tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim (nhịp chậm, nhịp nhanh, loạn nhịp)
- Xử trí tùy theo triệu chứng và nguyên nhân
3. Tai biến do đặt mask thanh quản
- Không đặt được mask thanh quản
- Do nhiều nguyên nhân
- Thay đổi mask, người đặt hoặc chuyển đặt nội khí quản
- Co thắt thanh - khí - phế quản
- Khó hoặc không thể thông khí, nghe phổi có ran rít hoặc phổi câm.
- Cung cấp oxy đầy đủ, thêm thuốc ngủ và giãn cơ, đảm bảo thông khí và cho các thuốc giãn phế quản và corticoid.
- Nếu không kiểm soát được hô hấp: áp dụng qui trình đặt ống nội khí quản khó.
- Chấn thương khi đặt mask thanh quản
- Chảy máu, gãy răng, tổn thương dây thanh âm, rơi dị vật vào đường thở...
- Xử trí tùy theo tổn thương.
4. Các biến chứng về hô hấp
- Gập, tuột mask thanh quản, hoặc hở hệ thống hô hấp, hết nguồn oxy, soda hết tác dụng dẫn tới thiếu oxy và ưu thán.
- Xử trí: đảm bảo ngay thông khí và cung cấp oxy 100%, tìm và giải quyết nguyên nhân.
5. Biến chứng sau rút mask thanh quản
- Suy hô hấp do nhiều nguyên nhân
- Đau họng khàn tiếng
- Co thắt thanh - khí - phế quản
- Viêm đường hô hấp trên
Xử trí triệu chứng và nguyên nhân
500 quy trình kỹ thuật gây mê hồi sức
500 quy trình kỹ thuật gây mê hồi sức
500 quy trình kỹ thuật gây mê hồi sức
500 quy trình kỹ thuật gây mê hồi sức
Mục đích của việc phẫu thuật tuyến tiền liệt còn tùy thuộc vào vấn đề cần điều trị bằng phẫu thuật. Ví dụ, mục đích của phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt là loại bỏ tế bào ung thư. Mục đích của phẫu thuật điều trị tăng sản lành tính tuyến tiền liệt hay phì đại tuyến tiền liệt là loại bỏ mô tuyến tiền liệt phì đại và khôi phục lại khả năng tiểu tiện bình thường.
Một trong các phương pháp chính để điều trị phì đại tuyến tiền liệt là dùng thuốc chẹn alpha và thuốc ức chế 5-alpha reductase. Ngoài ra còn có nhiều loại thuốc không kê đơn và thảo dược cũng có tác dụng làm giảm các triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt.
Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt là giải pháp điều trị tốt nhất trong những trường hợp khối u nằm bên trong tuyến tiền liệt và chưa xâm lấn khu vực xung quanh. Ca phẫu thuật được thực hiện nhằm loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư trước khi lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
Xạ trị và phẫu thuật là hai trong số các lựa chọn điều trị phổ biến nhất cho bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Cả hai phương pháp đều có khả năng chữa khỏi bệnh. Tỷ lệ sống tương đối 5 năm ở tất cả các giai đoạn của bệnh ung thư tuyến tiền liệt là 98%.
Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị phổ biến nhất trong những trường hợp ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu. Hiện nay có nhiều kỹ thuật phẫu thuật khác nhau. Một kỹ thuật xâm lấn tối thiểu là phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt có sự hỗ trợ của robot.
- 1 trả lời
- 496 lượt xem
Lúc mang thai 7 tuần, em thấy ra nhiều dịch màu vàng xanh. Đi khám, bs bảo em bị viêm lộ tuyến cổ tử cung độ 3, CTC ngắn. Bs cho đặt thuốc chống viêm (5 ngày đặt 1 lần) liên tục từ đó đến nay (thai em đã 19 tuần) thấy đỡ hơn. Nhưng 3 ngày nay, em ngừng thuốc thì lại thấy ra dịch màu xanh, không ngứa, không hôi. Bs cho hỏi trường hợp của em cứ phải đặt thuốc suốt cho đến lúc sinh thế này hay sao ạ?
- 1 trả lời
- 1165 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh tuyến giáp. Tôi có cần biết điều gì trước khi có thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 603 lượt xem
Mang thai 28 tuần, em bị viêm họng nặng nên được bs Tai mũi họng kê toa thuốc uống cho đỡ viêm. Bác sĩ nói là thuốc này không ảnh hưởng đến bé, nhưng em vấn thấy lo?
- 1 trả lời
- 974 lượt xem
Bị viêm amiđan cấp và viêm tai giữa cấp khi đang mang thai tuần thứ 32, em được bác sĩ kê cho thuốc: Auclanityl 875/125mg, Tatanol Acetaminophen 500mg, Taparen Cetirizine dihydrochloride 10mg, alfachim. Vậy, mấy loại thuốc trên có ảnh hưởng gì đến thai nhi không ạ?
- 1 trả lời
- 977 lượt xem
Mang thai 25 tuần, em đi khám phụ khoa, bs bảo bị viêm âm đạo nên kê cho viên đặt phụ khoa trong 10 ngày là Perregyn x 10 viên. Vậy, viên đặt này có ảnh hưởng đến thai nhi không. Và nếu em không đặt thuốc thì có sao không ạ?