1

Dùng biện pháp tránh thai nội tiết có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ

Một số biện pháp tránh thai nội tiết có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác cũng có ảnh hưởng đến nguy cơ đột quỵ.
Dùng biện pháp tránh thai nội tiết có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ Dùng biện pháp tránh thai nội tiết có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ

Nguy cơ đột quỵ do sử dụng biện pháp tránh thai, chẳng hạn như thuốc tránh thai đường uống, là tương đối thấp.

Thuốc tránh thai đường uống là biện pháp tránh thai được sử dụng phổ biến nhất và loại thuốc tránh thai được dùng nhiều nhất là thuốc tránh thai kết hợp, loại thuốc có chứa cả estrogen và progestin.

Theo Hội Tim mạch học Hoa Kỳ (the American College of Cardiology), nguy cơ đột quỵ do thuốc tránh thai kết hợp thấp hơn nguy cơ đột quỵ do mang thai. (1)

Nguy cơ đột quỵ sẽ tăng lên nếu bạn hút thuốc, bị tăng huyết áp hoặc bị chứng đau nửa đầu aura.

Ảnh hưởng của các biện pháp tránh thai khác nhau đến nguy cơ đột quỵ

Những biện pháp tránh thai chứa estrogen làm tăng nguy cơ đột quỵ nhiều hơn so với biện pháp tránh thai chỉ chứa progestin.

Có ba biện pháp tránh thai có chứa estrogen:

  • Thuốc tránh thai kết hợp
  • Miếng dán tránh thai
  • Vòng âm đạo

Thời gian sử dụng các biện pháp tránh thai cũng có ảnh hưởng đến nguy cơ đột quỵ.

Trong một phân tích tổng hợp vào năm 2019 về việc sử dụng thuốc tránh thai đường uống, các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy rằng mỗi 10 microgam estrogen hoặc mỗi 5 năm sử dụng biện pháp tránh thai chứa estrogen làm tăng khoảng 20% nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ và nguy cơ đột quỵ nói chung. (2)

Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu về chủ đề này đều sử dụng liều estrogen lớn hơn so với liều thường được dùng trong thực tế.

Cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để hiểu rõ thêm về tác động của các biện pháp tránh thai nội tiết đến nguy cơ đột quỵ.

Các yếu tố nguy cơ khác

Ngoài ra còn có rất nhiều yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Một số trong đó là những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát, ví dụ như:

  • Tuổi tác
  • Giới tính
  • Di truyền
  • Tiền sử gia đình bị đột quỵ
  • Tiếp xúc với ô nhiễm không khí

Các vấn đề sức khỏe có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ gồm có:

  • Căng thẳng, lo âu
  • Xơ vữa động mạch
  • Rung nhĩ
  • Trầm cảm
  • Đái tháo đường
  • Bệnh tim
  • Bệnh van tim
  • Tăng huyết áp
  • Cholesterol cao
  • Bệnh thận
  • Bệnh lupus
  • Đau nửa đầu
  • Béo phì
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Ngưng thở khi ngủ

Bên cạnh đó cũng có những yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được, gồm có:

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh, không đủ dinh dưỡng
  • Lối sống ít vận động
  • Sử dụng thuốc lá

Làm thế nào để giảm nguy cơ đột quỵ khi sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết?

Nếu hiện tại bạn đang sử dụng biện pháp tránh thai có chứa estrogen thì có thể cân nhắc chuyển sang một biện pháp tránh thai khác có lượng estrogen thấp hơn.

Không nên dùng thuốc tránh thai đường uống chứa trên 35 microgam estrogen.

Ngoài ra cũng nên tránh dùng miếng dán tránh thai vì những sản phẩm này đã được chứng minh là làm tăng nồng độ estrogen trong máu nhiều hơn so với các phương pháp tránh thai khác.

Ngoài thay đổi biện pháp tránh thai còn rất nhiều cách khác để giảm nguy cơ đột quỵ, chẳng hạn như tập thể dục thường xuyên, ăn ít đường, muối, chất béo bão hòa và uống đủ nước mỗi ngày.

Các biện pháp tránh thai an toàn hơn

Các biện pháp tránh thai chỉ chứa progestin không làm tăng nguy cơ đột quỵ, ví dụ như:

  • Vòng tránh thai nội tiết
  • Que cấy tránh thai
  • Thuốc tránh thai chỉ chứa progestin
  • Tiêm thuốc tránh thai

Bạn cũng có thể lựa chọn các biện pháp tránh thai hoàn toàn không có nội tiết tố như:

  • Mũ chụp cổ tử cung
  • Bao cao su
  • Vòng tránh thai bằng đồng
  • Màng ngăn âm đạo
  • Thuốc diệt tinh trùng
  • Miếng xốp tránh thai
  • Màng phim tránh thai
  • gel tránh thai

Tóm tắt bài viết

Biện pháp tránh thai nội tiết, đặc biệt là thuốc tránh thai đường uống chứa estrogen, có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Nếu bạn vốn đã có các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ khác thì nên trao đổi với bác sĩ để tìm ra phương pháp tránh thai an toàn nhất.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Huyết áp thấp có làm tăng nguy cơ đột quỵ không?
Huyết áp thấp có làm tăng nguy cơ đột quỵ không?

Cao huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây đột quỵ nhưng huyết áp thấp đôi khi cũng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Ngoài ra còn có bằng chứng cho thấy rằng những người bị huyết áp thấp có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng hơn và tiên lượng kém hơn khi bị đột quỵ.

Rối loạn nhịp tim có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ
Rối loạn nhịp tim có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ

Rối loạn nhịp tim là tình trạng tim đập theo nhịp bất thường, có thể quá nhanh, quá chậm hoặc đập không đều. Có nhiều loại rối loạn nhịp tim và mỗi loại đều có liên quan đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Một số loại rối loạn nhịp tim, đặc biệt là rung nhĩ, là yếu tố nguy cơ chính gây đột quỵ.

Sốc tim: Dấu hiệu, nguyên nhân và biến chứng
Sốc tim: Dấu hiệu, nguyên nhân và biến chứng

Sốc tim là một tình trạng đe dọa tính mạng, xảy ra khi tim đột nhiên không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Tình trạng này thường là do cơn nhồi máu cơ tim nghiêm trọng gây ra nhưng không phải ai bị nhồi máu cơ tim cũng bị sốc tim. Sốc tim rất hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Giảm nguy cơ đột quỵ khi bị rung nhĩ bằng thuốc Eliquis
Giảm nguy cơ đột quỵ khi bị rung nhĩ bằng thuốc Eliquis

Eliquis là một loại thuốc chống đông máu giúp giảm nguy cơ hình thành cục máu đông trong tim do rung nhĩ. Rung nhĩ là dạng rối loạn nhịp tim phổ biến nhất và là yếu tố nguy cơ chính gây đột quỵ, đặc biệt là ở người cao tuổi.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây