1

Đo lưu lượng tim qua catheter swan ganz - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

Catheter động mạch phổi cung cấp các thông số:

  •  Đo trực tiếp các thông số áp lực: tĩnh mạch trung tâm, trong tim phải, động mạch phổi, động mạch phổi bít.
  •  Kỹ thuật hòa loãng nhiệt được sử dụng để tính CO, các thông số huyết động khác như sức cản mạch phổi và mạch hệ thống, máu tĩnh mạch trộn để xác định khả năng oxy hóa máu của phổi.
  •  Ngoài ra, khi hút được các mẫu máu trong đầu catheter có thể chẩn đoán được ung thư hạch và tắc mạch mỡ.

II. CHỈ ĐỊNH

1. Chẩn đoán

  • Chẩn đoán phân biệt các nguyên nhân của sốc: sốc tim, sốc giảm thể tích...
  • Chẩn đoán phân biệt nguyên nhân phù phổi: do tim mạch, không do tim mạch.
  • Đánh giá tình trạng tăng áp lực mạch phổi.
  • Chẩn đoán ép tim cấp.
  • Chẩn đoán tình trạng Shunt phải trái
  • Chẩn đoán di căn của khối u lympho hoặc tắc mạch mỡ.

2. Điều trị

  • Kiểm soát người bệnh trước phẫu thuật có tình trạng tim mạch không ổn định.
  • Kiểm soát các biến chứng ở người bệnh nhồi máu cơ tim.
  • Kiểm soát người bệnh trước phẫu thuật tim.
  • Hướng dẫn trên lâm sàng sử dụng các thuốc: vận mạch, trợ tim, giãn mạch đặc biệt đối với người bệnh tăng áp lực mạch phổi)
  • Hướng dẫn trên lâm sàng việc điều trị: kiểm soát dịch, chảy máu tiêu hóa, chấn thương có chảy máu ngoài, Bỏng, Suy thận, nhiễm trùng, Suy tim và xơ gan mất bù.
  • Kiểm soát việc thở máy (điều chỉnh mức PEEP tốt nhất để có được Oxy đảm bảo)

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Tuyệt đối: Viêm nội tâm mạc bên phải, có huyết khối hoặc có van tim cơ học.
  •  Tương đối: Bệnh lý về đông máu, mới cấy máy tạo nhịp hoặc mới cấy các thiết bị trong tim (đặt catheter dưới màn soi Xquang); block nhánh trái (nguy cơ block tim hoàn toàn 3%, phải đặt catheter dưới màn soi Xquang), có van tim nhân tạo sinh học ở tim phải.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  •  02 bác sĩ chuyên khoa hồi sức cấp cứu đã được đào tạo về Kỹ thuật đặt catheter Swan-Ganz.
  •  01điều dưỡng phương tiện, dụng cụ và người bệnh.

2. Phương tiện

2.1. Vật tư tiêu hao

  •  Cồn betadin sát khuẩn 10% 1 lọ
  •  Bông sát khuẩn
  •  Giấy ghi chép số liệu

2.2. Dụng cụ cấp cứu

  • Bộ mở màng phổi và máy hút áp lực âm liên tục.

2.3. Các chi phí khác

  •  Máy theo dõi áp lực (Nihon Kohden,...): theo dõi liên tục điện tim, SPO2, các thông số áp lực.
  •  Hệ thống buồng áp lực kín: chuyển tín hiệu áp lực thành tín hiệu hiển thị trên màn hình theo dõi.

3. Người bệnh

- Giải thích cho gia đình người bệnh.

- Cân nhắc sử dụng thuốc an thần hoặc giảm đau.

- Kết nối các thiết bị theo dõi: điện tim, SPO2, huyết áp động mạch, cổng theo dõi áp lực qua catheter động mạch phổi.

- Đặt sẵn một đường truyền để có thể cấp cứu khi cần trong quá trình đặt catheter động mạch phổi.

- Chuẩn bị tư thế người bệnh:

  •  Nâng giường lên độ cao phù hợp.
  •  “Zeroing” hệ thống theo dõi áp lực

4. Hồ sơ bệnh án: được hoàn thiện theo quy định của Bộ Y tế

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

3. Thực hiện kỹ thuật

- Đưa catheter qua đường tĩnh mạch cảnh trong bên phải hoặc tĩnh mạch dưới đòn bên trái thì đầu catheter sẽ lên động mạch phổi dễ nhất.

- Bơm bóng lên khi đang đưa vào hoặc khi đang đo áp lực mao mạch phổi bít. Tránh tình trạng bơm bóng quá lớn bằng cách dùng phương tiện đo kháng lực của động tác bơm bóng và xem đường biểu diễn áp lực để hướng dẫn thể tích bơm vào bóng.

- Xả bóng khi đang rút catheter ra và ở tất cả các thời điểm khác nhau sau đó.

- Luôn luôn phải chụp Xquang ngực thẳng sau khi đặt catheter để đánh giá vị trí catheter và xem có tràn khí màng phổi không. Nếu catheter không thể trôi lên động mạch phổi được (ở người bệnh có hở ba lá nặng hoặc thất phải bị giãn nhiều) hoặc nếu người bệnh có block nhánh trái thì phải đặt dưới màng soi Xquang.

* Liên quan đến chu kỳ hô hấp:

  •  Áp suất trong lồng ngực (thường âm một chút) được truyền đến các mạch máu và đến tim.
  •  Áp suất xuyên thành (≈ tiền tải) = áp suất thu được trong tim - áp suất trong lồng ngực. Luôn luôn đo các trị số áp suất vào cuối thời kỳ thở ra bởi vì lúc này áp suất trong lồng ngực gần trị số 0 nhất (“điểm cao” ở người bệnh thở tự nhiên và “điểm thấp” ở người bệnh thở máy).
  •  Nếu áp suất trong lồng ngực tăng (bệnh phổi, đang thở máy PEEP hoặc PEEP tự động) thì áp suất mao mạch phổi bít sẽ vượt quá trị số thật sự của áp suất xuyên thành. Có thể xấp xỉ được áp suất xuyên thành bằng cách trừ đi 1⁄2 áp lực thở PEEP.

* Cung lượng tim (Cardiac output)

  • Phương pháp pha loãng nhiệt: bơm một lượng nước muối sinh lý cố định vào vị trí gần nhất (thường là nhĩ phải). Sự thay đổi về nhiệt độ qua thời gian được đo bằng một bộ phận cảm nhiệt (đặt ở động mạch phổi), đường dùng để tính cung lượng tim. Cách tính này có thể không chính xác khi có tình trạng giảm cung lượng tim nhiều quá, có hở 3 lá nặng, hoặc có luồng thông trong tim.
  • Phương pháp Fick: Sự tiêu thụ Oxy (lít/phút) = cung lượng tim (lít/phút) x sự khác biệt về oxy động - tĩnh mạch. Vì vậy bằng cách đo sự tiêu thụ oxy và sự tính sự khác biệt oxy động- tĩnh mạch (động mạch - tĩnh mạch trộn) sẽ tính được cung lượng tim.
  • Nhuộm idocyanine xanh: một số lượng nhất định của chất nhuộm được bơm vào đường trung tâm. Đo nồng độ của chất nhuộm ở một động mạch qua thời gian và từ đây tính ra được cung lượng tim thấp, hở van nặng hoặc có luồng thông tim thì sự tính toán trên có thể không chính xác.

VI. THEO DÕI

  •  Các yếu tố sống còn, mạch, huyết áp, nhiệt độ
  •  Theo dõi vị trí chọc mạch

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

- Trong quá trình đo có thể gặp một số biến chứng:

  •  Tràn máu màng phổi
  •  Tắc động mạch phổi do bơm bóng bít quá lâu
  •  Vỡ bóng chèn trong quá trình đo.

- Tùy theo các tình huống mà tiến hành xử trí phù hợp

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Định lượng IL-2R (hay CD25 hòa tan) trong huyết thanh bằng kỹ thuật miên dịch gắn men (Elisa) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Lượng giá kỹ năng vận động trẻ bại não theo thang điểm GMFCS - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật lượng giá dáng đi chức năng - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Lượng giá tâm trí tối thiểu MMSE - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Định lượng kháng thể kháng β2- glycoprotein I IgG - IgM bằng kỹ thuật hóa miễn dịch phát quang - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Tiểu đường thai kỳ: Các mẹo giúp kiểm tra lượng glucose hàng ngày
Tiểu đường thai kỳ: Các mẹo giúp kiểm tra lượng glucose hàng ngày

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ phải làm thế nào? Kiểm tra lượng đường trong máu như thế nào? Cùng tìm hiểu những kiến thức vô cùng bổ ích xung quanh những thắc mắc trên trong bài viết dưới đây!

Có nên sử dụng liệu pháp điều trị vi lượng đồng căn khi mang thai không?
Có nên sử dụng liệu pháp điều trị vi lượng đồng căn khi mang thai không?

Câu hỏi: - Thưa bác sĩ, việc sử dụng liệu pháp điều trị vi lượng đồng căn có an toàn cho em bé trong bụng của tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Liều lượng thuốc giảm đau, hạ sốt Acetaminophen cho trẻ theo cân nặng
Liều lượng thuốc giảm đau, hạ sốt Acetaminophen cho trẻ theo cân nặng

Acetaminophen là một trong những loại thuốc khó kê liều lượng nhất, vì nó được bán dưới nhiều hình thức. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn lấy đúng liều lượng cho con.

Liều lượng thuốc Ibuprofen cho trẻ
Liều lượng thuốc Ibuprofen cho trẻ

Ibuprofen là một trong những loại thuốc khó xác định liều lượng chính xác nhất vì nó được bán dưới nhiều hình thức. Bài viết dưới đây có thể giúp bạn xác định đúng liều dùng cho con.

Các bài tập cải thiện chất lượng “chuyện ấy”
Các bài tập cải thiện chất lượng “chuyện ấy”

Để cải thiện chất lượng “chuyện ấy” thì tập thể dục đều đặn là một trong những phương pháp hiệu quả nhất. Bên cạnh thói quen tập luyện thông thường thì còn có một số bài tập giúp củng cố trực tiếp các nhóm cơ tham gia vào quá trình quan hệ tinh dục.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Hút thuốc lá có ảnh hưởng đến số lượng tinh trùng không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1015 lượt xem

Thưa bác sĩ, đối với nam giới đang muốn sinh con, liệu thuốc lá có ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng tinh trùng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Tôi có thể cho bé uống một lượng nhỏ thuốc của người lớn, ví dụ như acetaminophen không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  674 lượt xem

Tôi có thể cho bé uống một lượng nhỏ thuốc của người lớn người lớn, ví dụ như acetaminophen không? Bé nhà tôi năm nay 4 tuổi rồi!

Mẹ sinh bé 20 ngày rất ít sữa phải làm gì để tăng lượng sữa giúp bé bú mẹ hoàn toàn?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1297 lượt xem

Em mới sinh con được 20 ngày ạ. 5 ngày sau sinh sữa của em mới về, nhưng lại rất ít, em hút ra chỉ được khoảng 20ml. Đến nay sữa của em cũng chẳng cải thiện là bao, chỉ được khoảng 60ml thôi ạ. Bé bú mẹ không đủ no nên quấy khóc. Từ lúc sinh ra đến giờ bé vẫn phải uống thêm sữa công thức. Em uống rất nhiều nước, tầm 4 lít một ngày để mong sữa nhiều hơn nhưng vẫn không cải thiện. Em cần làm gì để có nhiều sữa hơn, giúp bé có thể bú mẹ hoàn toàn ạ?

Uống bổ sung vitamin với liều lượng 1600 mcg acid folic/ngày có gây hại gì không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1577 lượt xem

Vợ em hiện đang mang thai được 8 tuần và được kê đơn thuốc eagaliz để bổ sung vitamin, với liều lượng uống là 2 viên/ngày. Tuy nhiên, lại có thông tin cho rằng không nên bổ liều lượng acid folic cao hơn 1000 mcg/ngày, trong khi, nếu vợ em uống 2 viên/ngày thì lượng acid folic nạp vào cơ thể sẽ lên tới 1600 mcg. Như vậy, vợ em có nên giảm liều lượng uống xuống còn 1 viên/ngày không? Liệu nếu nạp 1600 mcg acid folic vào cơ thể thì có gây hại gì không?

Muốn tăng lượng sữa lên cho trẻ 1 tháng 20 ngày có được không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  579 lượt xem

Bé nhà em mới sinh nặng 3,4kg. Vừa sinh ra bé đã bú được 30ml/1 lần. Khi được 1 tháng tuổi bé tăng lên được 4,3kg. Hiện giờ bé được 1 tháng 20 ngày rồi, bú sữa mẹ vắt ra và bú thêm cả sữa công thức. Mỗi lần bé bú 100ml, mỗi cữ bú cách nhau khoảng 2,5 đến 3 tiếng, hầu như không nôn trớ. Ngày bé đi tiểu 6 lần còn 2 đến 3 ngày đi đại tiện 1 lần, phân mềm. Bé nhà em rất háu ăn, vừa bú xong nhưng bé vẫn mút tay rồi có dấu hiệu như muốn bú thêm. Em không biết nên cho bé bú theo nhu cầu hay theo công thức? Và em muốn tăng lượng sữa lên cho bé có được không ạ? Ngoài ra, bé nhà em trung tiện rất nhiều, mùi hôi. Khi bú cũng xì hơi thì có vấn đề gì về tiêu hóa không ạ?  

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây