1

Định lượng Troponin I hs máu - Bộ y tế 2018

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hóa sinh - Bộ y tế 2018

I. NGUYÊN LÝ

- Troponin tim bao gồm Troponin I và Troponin T (truyền thống) là các dấu ấn sinh học có độ nhạy và độ đặc hiệu tốt hiện nay được sử dụng trong chẩn đoán hội chứng mạch vành cấp không có ST chênh lên. Tuy nhiên, với những người bệnh bị suy giảm chức năng thận, Troponin I có độ đặc hiệu cho tổn thương cơ tim cao hơn Troponin T. Ngưỡng chẩn đoán nhồi máu cơ tim (NMCT) của Troponin tim là nồng độ vượt qua ngưỡng bách phân vị thứ 99 của dân số tham chiếu bình thường (<10% CV). Tuy nhiên các xét nghiệm troponin tim truyền thống không thể đo được Troponin tim ở nồng độ thấp tương ứng với giá trị bách phân vị thứ 99 tham chiếu của người bình thường. Vì vậy, xét nghiệm troponin tim siêu nhạy (High sensitive Troponin-I) được phát triển để đáp ứng được các yêu cầu và giải quyết được các hạn chế của troponin tim truyền thống.

- Bệnh lý tim mạch thường gặp trên những người bệnh có rối loạn chức năng thận nặng, nên làm nồng độ Troponin tăng trên các người bệnh này dự báo những biến cố xấu về sau. Tuy nhiên, sự tăng Troponin này có thể không phải do tắc nghẽn mạch vành hay tiên lượng khả năng tử vong do hội chứng vành cấp. Ở người bệnh suy thận mạn đang lọc thận và không có triệu chứng mạch vành cấp, TnT dương tính khoảng 30-70%. TnI cũng tăng trong suy thận mạn nhưng ít hơn TnT (<5%), có thể là do trọng lượng phân tử nhỏ hơn.

- Theo nghiên cứu của Twerenbold và cộng sự cho thấy ngay cả khi sử dụng xét nghiệm Troponin siêu nhạy, Troponin T cũng có khuynh hướng tăng nhiều hơn so với Troponin I trên các người bệnh có eGRF < 60 mL/min/1.73 /m2, khiến dễ nhầm lẫn với hội chứng vành cấp. Trong khi Troponin I siêu nhạy bị ảnh hưởng không đáng kể, còn Troponin T siêu nhạy để giảm thiểu ảnh hưởng của thận lên sự tăng Troponin cần chỉnh ngưỡng cắt lên gấp 2 lần

- High sensitive Troponin-I là xét nghiệm miễn dịch hai bước để xác định sự hiện diện của cTnI trong huyết thanh và huyết tương người sử dụng công nghệ CMIA với quy trình xét nghiệm linh hoạt, Chemiflex.

  • Bước 1: mẫu, và vi hạt thuận từ phủ anti-troponin I được kết hợp lại. Troponin I tim có trong mẫu gắn với các vi hạt phủ anti-troponin-I.
  • Bước 2: Sau khi ủ và rửa, chất kết hợp anti-troponin-I có đánh dấu acridinium được cho vào
  • Bước 3: Tiếp theo một quá trình rửa khác, cho dung dịch Pre-Trigger và Trigger vào hỗn hợp phản ứng. Kết quả của phản ứng hóa phát quang được tính bằng đơn vị ánh sáng tương đối (RLU). Sự tương quan trực tiếp giữa lượng cTnI trong mẫu và RLU sẽ được bộ phận quang học trong máy phát hiện. Nồng độ của cTnI được đọc tương ứng với đường cong chuẩn được thiết lập với mẫu chuẩn nồng độ cTnI đã biết.

II. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • 01 cán bộ đại học có thẩm quyền ký kết quả.
  • 01 kỹ thuật viên chuyên ngành Hóa sinh hoặc người thực hiện phân tích có trình độ phù hợp, đã được đào tạo sử dụng máy hóa sinh tự động

2. Phương tiện hóa chất

2.1. Phương tiện

  •  Máy miễn dịch tự động Architect i 1000 SR; i 2000 SR
  •  Máy ly tâm,
  •  Tủ lạnh đựng hóa chất, tủ lạnh bảo quản QC, mẫu bệnh phẩm
  •  Pipep các loại, đầu côn xanh, côn vàng
  •  Giá đựng ống nghiệm, các ống lấy mẫu, ống sample cup

2.2. Hóa chất

- STAT High Sensitive Troponin-I Reagent Kit (Bộ thuốc thử) bao gồm:

+ Microparticle (vi hạt từ): 1 Chai (6,6 mL/29,0 mL) Anti-troponin I (chuột, kháng thể đơn dòng) phủ trên vi hạt trong dung dịch đệm TRIS với chất ổn định protein (bò). Nồng độ tối thiểu: 0,035% rắn. Chất bảo quản: ProClin 300.

+ Conjugate (chất gắn kết): 1 Chai (5,9 mL/28,5 mL) Anti-troponin I (kháng thể đơn dòng, thể khảm chuột-người) được đánh dấu Acridinium trong đệm MES với chất ổn định protein (bò) và IgG người. Nồng độ tối thiểu: 0,1 mg/L. Chất bảo quản: ProClin 300..

  •  STAT High Sensitive Troponin-I Assay file.
  •  STAT High Sensitive Troponin-I Calibrators
  •  STAT High Sensitive Troponin-I Controls
  •  Pre-Trigger Solution (Dung dịch tiền phản ứng)
  •  Trigger Solution (Dung dịch phản ứng)
  •  Wash Buffer (Dung dịch đệm rửa)
  •  Reaction Vessels (Cóng phản ứng)
  •  Sample Cups (Cốc đựng mẫu)
  •  Septum (Màng ngăn)
  •  Replacement Caps (Nắp thay thế)

+ Calibrator, IQC ở các mức khác nhau

3. Người bệnh

  • Cần giải thích cho người bệnh và người nhà người bệnh hiểu về mục đích của việc lấy máu làm xét nghiệm

4. Phiếu xét nghiệm

  •  Phiếu xét nghiệm theo đúng quy định của Bộ Y tế và bệnh viện
  •  Trên phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin của người bệnh: họ và tên, tuổi, giới tính, số giường, khoa phòng, chẩn đoán, xét nghiệm cần làm.
  •  Trên phiếu xét nghiệm cần có: chữ ký và họ tên bác sĩ chỉ định xét nghiệm, họ tên người lấy mẫu, thời gian chỉ định xét nghiệm và thời gian lấy mẫu bệnh phẩm.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Lấy bệnh phẩm

- Có thể sử dụng mẫu bệnh phẩm huyết thanh hoặc huyết tương. Lấy 3 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hoặc ống có chất chống đông thích hợp như lithium heparin, EDTA.

- Xử lý mẫu trước khi phân tích:

  •  Mẫu huyết thanh: ly tâm ở RCF 3,000 đến 3,500 x g trong 30 phút.
  •  Mẫu huyết tương: ly tâm ở RCF 13,000 đến 13,500 x g trong 30 phút hoặc ly tâm ở RCF 3,000 đến 3,500 x g trong 10 phút. Chuyển phần nổi trên bề mặt vào ống tube ly tâm mới, cẩn thận tránh chuyển các cục nhỏ fibinogen, và ly tâm lại ở RCF 3,000 đến 3,500 x g trong 10 phút.

- Mẫu được tiến hành phân tích ngay theo quy trình.

- Bảo quản mẫu

  •  Mẫu tách riêng huyết thanh, huyết tương có thể được bảo quản đến 8 giờ ở nhiệt độ phòng hay đến 24 giờ ở 2-8°C. hoặc 72 ngày khi bảo quản đông lạnh ở -10°C.
  •  Chỉ rã đông mẫu một lần.

2. Tiến hành kỹ thuật

  •  Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt chương trình xét nghiệm Troponin I hs. Máy đã được chuẩn với xét nghiệm Troponin I hs. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm Troponin I hs đạt yêu cầu: không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.
  •  Người thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin người bệnh và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng (nếu có).
  •  Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích.
  •  Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm.
  •  Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy.
  •  Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo hoặc ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho người bệnh.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1.1. Giá trị tham chiếu

  • Có sự khác biệt giữa nam và nữ:
  • Với nam giới là: ≤ 34.2 ng/L (pg/mL). ở nứ là ≤ 15,6 ng/L (ng/L)

1.2. Tăng trong trường hợp

  •  Tổn thương do thiếu máu cơ tim nguyên phát (NMCT type 1)
  •  Tổn thương do mất cân bằng cung/cầu ôxy cơ tim (NMCT type 2)
  •  Tổn thương không liên quan thiếu máu cơ tim
  •  Tổn thương cơ tim do đa yếu tố hay không xác định được

V. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ XỬ TRÍ

Không sử dụng mẫu bệnh phẩm máu bị vỡ hồng cầu, cần loại bỏ và lấy lại mẫu khác

- Nếu thời gian thực hiện xét nghiệm ≥ 2 giờ kể từ khi lấy mẫu bảo quản trong tủ lạnh hay tủ đông, các nghiên cứu đã chứng minh được độ khác nhau trung bình <20%. ở nồng độ được quan sát trong điều kiện sau:

  •  Có hoặc không có huyết khối, hồng cầu hay gel phân tách ở nhiệt độ 2-8°C từ 24 đến 72 giờ.
  •  Không có huyết khối, hồng cầu hay gel phân tác đông lạnh ở nhiệt độ -10°C hoặc thấp hơn đến 31 giờ.

- Mẫu huyết tương có thể được bảo quản ở nhiệt độ -70°C hoặc lạnh hơn ổn định đến 5 năm.

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Định lượng α2-macroglobulin máu - Bộ y tế 2018
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hóa sinh - Bộ y tế 2018

Định lượng acid amin máu và dịch sinh học bằng máy sắc ký lỏng siêu hiệu năng (UPLC) - Bộ y tế 2018
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hóa sinh - Bộ y tế 2018

Định lượng AMH (Anti Mulerian Hormone) máu theo kỹ thuật hóa phát quang/điện hóa phát quang - Bộ y tế 2018
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hóa sinh - Bộ y tế 2018

Định lượng Amikacin máu - Bộ y tế 2018
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hóa sinh - Bộ y tế 2018

Định lượng Beta-Trace Protein (BTP) - Bộ y tế 2018
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hóa sinh - Bộ y tế 2018

Tin liên quan
Kế hoạch B - quyết định của một bà mẹ đơn thân
Kế hoạch B - quyết định của một bà mẹ đơn thân

Câu chuyện về việc một phụ nữ quá tuổi, quyết định có con bằng việc thụ tinh trong tử cung, và tinh trùng được mua từ một người đàn ông.

Tiểu đường thai kỳ: Các mẹo giúp kiểm tra lượng glucose hàng ngày
Tiểu đường thai kỳ: Các mẹo giúp kiểm tra lượng glucose hàng ngày

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ phải làm thế nào? Kiểm tra lượng đường trong máu như thế nào? Cùng tìm hiểu những kiến thức vô cùng bổ ích xung quanh những thắc mắc trên trong bài viết dưới đây!

Sinh đôi có phải được di truyền trong gia đình không?
Sinh đôi có phải được di truyền trong gia đình không?

Câu hỏi: - Thưa bác sĩ, có đúng là việc sinh đôi được di truyền trong gia đình không ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé, cảm ơn bác sĩ!

Có nên sử dụng liệu pháp điều trị vi lượng đồng căn khi mang thai không?
Có nên sử dụng liệu pháp điều trị vi lượng đồng căn khi mang thai không?

Câu hỏi: - Thưa bác sĩ, việc sử dụng liệu pháp điều trị vi lượng đồng căn có an toàn cho em bé trong bụng của tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Virus Enterovirus D68 (EV-D68) và gia đình bạn
Virus Enterovirus D68 (EV-D68) và gia đình bạn

Virus enterovirus D68 gây ra chứng bệnh gì? Sự nguy hiểm của chúng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Đường kính lưỡng đỉnh và cân nặng nhỏ hơn tuổi thai?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1687 lượt xem

Em đi khám, bs kết luận là thai khoảng 34 tuần, đường kính lưỡng đỉnh và cân nặng 2.220g của bé nhỏ hơn tuổi thai. Có thể là tuổi thai của em tính chưa chính xác. Nhưng nếu như vậy, có phải là thai nhi phát triển không bằng tuổi thai thật và bé bị thiếu dưỡng chất phải không ạ?

Đường kính lưỡng đỉnh của bé là 73,6mm, có nhỏ không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  874 lượt xem

Cho em hỏi siêu âm bé 29 tuần; Đường kính lưỡng đỉnh (ĐKLĐ): 73,5 mm; Chiều dài xương đùi 57,6 mm; Chu vi vòng bụng 243 mm. Bác sĩ cho em hỏi: theo chỉ số này thì vòng đầu của bé có nhỏ hơn bình thường không ạ?

Hút thuốc lá có ảnh hưởng đến số lượng tinh trùng không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1033 lượt xem

Thưa bác sĩ, đối với nam giới đang muốn sinh con, liệu thuốc lá có ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng tinh trùng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Tôi có thể cho bé uống một lượng nhỏ thuốc của người lớn, ví dụ như acetaminophen không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  691 lượt xem

Tôi có thể cho bé uống một lượng nhỏ thuốc của người lớn người lớn, ví dụ như acetaminophen không? Bé nhà tôi năm nay 4 tuổi rồi!

Các phản ứng nhạy cảm với vắc xin có di truyền trong gia đình không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  721 lượt xem

- Bác sĩ cho hỏi, các phản ứng nhạy cảm với vắc xin có di truyền từ bố mẹ sang con không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây