1

Virus Enterovirus D68 (EV-D68) và gia đình bạn

Virus enterovirus D68 gây ra chứng bệnh gì? Sự nguy hiểm của chúng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Virus Enterovirus D68 (EV-D68) và gia đình bạn Virus Enterovirus D68 (EV-D68) và gia đình bạn

Sự bùng phát của virus enterovirus D68

Sự bùng phát enterovirus D68 (EV-D68) trên toàn quốc bắt đầu ở Hoa Kỳ vào giữa tháng 8 năm 2014. Tính đến ngày 13/10/2014, 1.105 người ở 47 tiểu bang và District of Columbia đã được chẩn đoán bị bệnh do virus này, hầu hết là trẻ em. Hai đứa trẻ (4 tuổi ở New Jersey và 21 tháng tuổi ở Michigan) đã chết vì căn bệnh này. EV-D68 đã được tìm thấy trong mẫu bệnh phẩm của 9 bệnh nhân tử vong.

Việc đánh giá số lượng các trường hợp mắc bệnh đã bị trì hoãn vì quá trình xét nghiệm diễn ra quá chậm. Vào ngày 14/10/2014, CDC bắt đầu sử dụng thử nghiệm mới nhanh hơn để phát hiện ra EV-D68. Bài kiểm tra mới này đã giúp ích cho quá trình đánh giá hơn 1.000 mẫu còn tồn đọng kể từ giữa tháng 9 và phân tích những mẫu mới.

Enterovirus D68 là gì?

Enterovirus D68 (EV-D68) là một chứng bệnh hô hấp có thể diễn biến nhẹ hoặc nghiêm trọng. Trong hầu hết các năm, chỉ có một số ít trường hợp được báo cáo đến Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC).

Các triệu chứng của enterovirus D68 là gì?

Các triệu chứng nhẹ bao gồm sốt, chảy nước mũi, hắt hơi, ho và đau nhức bắp và toàn thân. Các triệu chứng nghiêm trọng có thể bao gồm thở khò khè và khó thở.

dau nhuc

Khi nào cần gọi bác sĩ?

Gọi cấp cứu ngay nếu con gặp khó thở. Gọi bác sĩ nếu con của bạn đã bị bệnh đường hô hấp kèm theo nhiễm virus enterovirus D68.

Có đúng là enterovirus D68 gây tê liệt không?

Chúng tôi chưa có câu trả lời chính xác. Một số enterovirus có thể gây tê liệt (bại liệt là một trong số chứng tê liệt). Và một số trẻ em mắc bệnh enterovirus D68 dường như đã phát triển tình trạng tê liệt không thể giải thích được ở tay và chân. Tuy nhiên, những trẻ khác có các triệu chứng tương tự nhưng lại không có kết quả dương tính với D68. Các chuyên gia hiện vẫn đang tiếp tục theo dõi tất cả những bệnh nhân này chặt chẽ.

Enterovirus D68 lây lan như nào?

Nó lây lan giống như nhiều loại virut thông thường, chẳng hạn như virut gây cảm lạnh.

Bạn có thể bị nhiễm siêu vi D68 khi chạm vào bề mặt mà người bị bệnh ho, hắt hơi hay chạm vào, và sau đó chạm lên mắt, mũi hoặc miệng của bạn.

Vào những thời điểm nào trong năm dễ nhiễm bệnh nhất?

Ở Hoa Kỳ, bạn sẽ dễ bị nhiễm bệnh này hơn vào mùa hè và mùa thu.

Ai có nguy cơ nhiễm enterovirus D68?

Theo CDC, hầu hết các trường hợp xác nhận nhiễm EV-D68 vào năm 2014 đều là ở trẻ em. Nói chung, trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên có nhiều khả năng bị nhiễm bệnh này hơn người lớn. Lý do là vì chúng chưa có khả năng miễn nhiễm từ trước.

Nhiều trẻ em bị nhiễm bệnh trong năm 2014 đã bị hen suyễn hoặc có tiền sử thở khò khè. Trẻ em bị hen suyễn nhiễm virut enteroxirus D68 có thể có nguy cơ mắc bệnh hô hấp nặng.

Nói thì nói thế nhưng người lớn cũng có thể bị nhiễm virut EV-D68 nhưng có nhiều người có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng gì cả.

Cách chẩn đoán EV-D68?

Bệnh được chẩn đoán bằng cách thực hiện xét nghiệm các mẫu từ mũi và họng. CDC và một số cơ quan y tế nhà nước có thể thực hiện việc kiểm tra này khi được bảo đảm.

Nhiều bệnh viện và một số phòng khám bác sĩ có thể kiểm tra bệnh nhân để xem liệu họ có một số loại nhiễm trùng EV hay không, nhưng hầu hết không thể kiểm tra đặc biệt là loại EV-D68. CDC khuyến cáo các bác sĩ chỉ xem xét thực hiện xét nghiệm cho những bệnh nhân bị bệnh hô hấp nặng xem có bị virut D68 hay không khi nguyên nhân chưa rõ ràng.

Cách điều trị EV-D68?

Không có thuốc kháng virut và cũng không có phương pháp điều trị đặc hiệu nào đối với Enterovirut D68.

Bạn có thể giảm các triệu chứng nhẹ bằng cách dùng các loại thuốc mua tự do để giảm đau và hạ sốt. (Tuyệt đối không dùng aspirin cho trẻ dưới 20 tháng tuổi vì nó có thể gây ra một căn bệnh hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong được gọi là hội chứng Reye). Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ không khuyến cáo sử dụng thuốc trị cảm lạnh hoặc ho cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Nếu các triệu chứng nhẹ, hãy thử các biện pháp khắc phục tại nhà an toàn để giảm các triệu chứng bệnh cảm lạnh, ho, và cúm. Những người có triệu chứng nặng có thể cần phải nằm viện.

Cách bảo vệ gia đình tránh mắc bệnh

Bạn có thể tránh mắc bệnh và lây lan EV-D68 và các bệnh về đường hô hấp khác bằng cách làm theo các bước sau:

  • Rửa tay thường xuyên với xà bông và nước trong 20 giây.
  • Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng.
  • Tránh tiếp xúc gần gũi như hôn, ôm, và dùng chung ly, cốc hay ăn chung đồ với những người bị bệnh.
  • Che miệng khi ho và hắt hơi bằng khăn giấy
  • Làm sạch và vệ sinh các bề mặt thường xuyên chạm vào như đồ chơi và nắm đấm cửa, đặc biệt là nếu có ai đó bị ốm.
  • Ở nhà khi bạn bị bệnh.
  • Không có vắc-xin phòng ngừa nhiễm trùng Enterovirut D68.

Có biện pháp phòng ngừa đặc biệt nào cho trẻ bị hen suyễn hoặc mắc bệnh đường hô hấp không?

Trẻ bị hen suyễn có nguy cơ mắc các triệu chứng nặng từ enterovirut D68 và các bệnh đường hô hấp khác. Nếu con bạn thuộc nhóm này, hãy làm theo các khuyến cáo của CDC:

  • Thảo luận và cập nhật kế hoạch xử lý tình trạng hen suyễn của con bạn với nhà trẻ trông giữ bé
  • Đảm bảo bé dùng các loại thuốc hen suyễn theo chỉ dẫn - đặc biệt là thuốc kiểm soát dài hạn.
  • Đảm bảo trẻ luôn giữ thuốc khẩn cấp bên mình
  • Tiêm đầy đủ vắc xin phòng cúm khi có thể
  • Nếu con bị các triệu chứng hen suyễn mới hoặc trầm trọng hơn, hãy làm theo các bước xử lý bệnh hen suyễn của bé. Nếu các triệu chứng không biến mất, hãy gọi cho bác sĩ ngay.
  • Đảm bảo rằng người chăm sóc hoặc giáo viên của bé biết được tình trạng này và cách xử lý nếu bé có các triệu chứng liên quan đến hen.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: virus enterovirus d68
Tin liên quan
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Trẻ 6 tháng tuổi có nổi gờ xương trên đỉnh đầu là do thóp chưa liền hay bị làm sao?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1030 lượt xem

Bé nhà em đang được 6 tháng. Tuy nhiên trên đỉnh đầu của bé lại có cái gờ xương nổi lên. Khi bé được 5 tháng rưỡi thì em cho bé đi khám ở khoa Thần Kinh ở bệnh viện Xanh Pôn. Bác sĩ kết luận là thóp đầu của bé chưa liền hẳn, khi nào bé được 1 tuổi thì đến khám lại. Em rất lo, không biết bé như vậy có bị làm sao không ạ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây