1

Định lượng kháng nguyên yếu tố XIII - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

I. NGUYÊN LÝ

Yếu tố XIII giúp hình thành các liên kết chéo giữa các fibrin monomer hòa tan (không bền vững) để hình thành fibrin polymer không hòa tan (bền vững), do đó có tác dụng làm ổn định cục máu đông. Kháng nguyên yếu tố XIII có trong huyết tương người bệnh sẽ được gắn với kháng thể đơn dòng kháng kháng nguyên yếu tố XIII và được tăng cường bởi các hạt latex. Mức độ đục của hỗn hợp kháng nguyên - kháng thể có gắn hạt latex tỷ lệ thuận với nồng độ kháng nguyên yếu tố XIII có trong huyết tương người bệnh.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Chẩn đoán các trường hợp nghi ngờ thiếu yếu tố XIII (bẩm sinh, mắc phải).
  •  Theo dõi điều trị thiếu yếu tố XIII (bẩm sinh, mắc phải).

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • 1 kỹ thuật viên xét nghiệm.
  • 1 bác sỹ duyệt kết quả.

2. Phương tiện, hóa chất

  •  Máy xét nghiệm đông máu tự động;
  •  Tủ lạnh;
  •  Bơm tiêm nhựa lấy máu;
  •  Bông cồn sát trùng, dây garo;
  •  Ống nghiệm plastic có chống đông citrat natri 3,2% hoặc 3,8%;
  •  Normal pool plasma;
  •  Hóa chất Factor XIII Antigen kit: Latex Reagent, Buffer, Diluent.

3. Người bệnh

Không cần chuẩn bị gì đặc biệt.

4. Hồ sơ bệnh án

Chỉ định xét nghiệm được ghi trong bệnh án; Giấy chỉ định xét nghiệm ghi đầy đủ thông tin về người bệnh: họ tên, tuổi, gường bệnh, khoa phòng, chẩn đoán.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  •  Bật máy xét nghiệm đông máu, chờ đủ nhiệt độ.
  •  Garo, sát trùng, lấy 2ml máu tĩnh mạch của người bệnh.
  •  Trộn máu và chất chống đông citrat natri 3,2% hoặc 3,8% (tỷ lệ 1 thể tích chống đông : 9 thể tích máu).
  •  Ly tâm mạnh để thu huyết tương nghèo tiểu cầu.
  •  Tiến hành QC hóa chất trước khi tiến hành xét nghiệm.
  •  Tiến hành chạy mẫu bệnh phẩm theo quy trình xét nghiệm trên máy.

VI. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

  •  In kết quả vào giấy xét nghiệm;
  •  Ghi ngày, tháng, năm tiến hành xét nghiệm.
  •  Bác sỹ nhận định kết quả ký tên vào vị trí người duyệt kết quả xét nghiệm.

VII. NGUYÊN NHÂN SAI SÓT

  •  Tiến hành xét nghiệm quá 4h từ khi lấy máu.
  •  Mẫu máu bị đông dây.
  •  Hóa chất không đảm bảo chất lượng.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Xác định kháng nguyên nhóm máu (kỹ thuật sinh học phân tử) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Định lượng kháng thể kháng β2- glycoprotein I IgG - IgM bằng kỹ thuật hóa miễn dịch phát quang - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Định lượng kháng thể kháng Cardiolipin IgM - IgG bằng kỹ thuật hóa miễn dịch phát quang - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Xác định kháng nguyên Mia của hệ nhóm máu MNS (kỹ thuật ống nghiệm) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Xác định kháng nguyên Mia của hệ nhóm máu MNS (kỹ thuật gelcard)- Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Tăng đường huyết (lượng đường trong máu cao): Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Tăng đường huyết (lượng đường trong máu cao): Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Không phải lúc nào tăng đường huyết biểu hiện triệu chứng rõ ràng ngay lập tức. Tuy nhiên, theo thời gian, lượng đường trong máu cao sẽ gây ra các triệu chứng như khát nước, đi tiểu nhiều lần và gây tổn hại nhiều cơ thể trong cơ thể.

Nguyên nhân nào gây kháng insulin?
Nguyên nhân nào gây kháng insulin?

Insulin là một loại hormone có vai trò kiểm soát nhiều quá trình quan trọng trong cơ thể và các vấn đề với hormone này là nguồn gốc dẫn đến nhiều căn bệnh khác nhau.

Xét nghiệm PSA (kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt) cho biết điều gì?
Xét nghiệm PSA (kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt) cho biết điều gì?

Xét nghiệm PSA rất nhạy và có thể phát hiện mức PSA cao hơn bình thường. Nồng độ PSA cao có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt. Do đó, xét nghiệm PSA giúp phát hiện ung thư từ trước khi xuất hiện các triệu chứng thực thể.

Cách tự nhiên để giảm mức PSA (kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt)
Cách tự nhiên để giảm mức PSA (kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt)

Nếu xét nghiệm PSA (kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt) cho kết quả cao bất thường, bác sĩ sẽ đưa yêu cầu thực hiện thêm một vài bước kiểm tra để xác định nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị. Tuy nhiên ngoài ra còn có một số cách tự nhiên để làm giảm mức PSA.

Ung Thư Thận: Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Điều Trị Và Tiên Lượng
Ung Thư Thận: Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Điều Trị Và Tiên Lượng

Ung thư thận: Triệu chứng, Nguyên nhân, điều trị và tiên lượng về bệnh lý này ra sao? Thận là cặp cơ quan hình hạt đậu, mỗi quả có kích thước bằng một nắm tay, nằm bên dưới khung xương sườn, đối xứng hai bên cột sống.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Đường kính lưỡng đỉnh và cân nặng nhỏ hơn tuổi thai?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1636 lượt xem

Em đi khám, bs kết luận là thai khoảng 34 tuần, đường kính lưỡng đỉnh và cân nặng 2.220g của bé nhỏ hơn tuổi thai. Có thể là tuổi thai của em tính chưa chính xác. Nhưng nếu như vậy, có phải là thai nhi phát triển không bằng tuổi thai thật và bé bị thiếu dưỡng chất phải không ạ?

Đường kính lưỡng đỉnh của bé là 73,6mm, có nhỏ không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  839 lượt xem

Cho em hỏi siêu âm bé 29 tuần; Đường kính lưỡng đỉnh (ĐKLĐ): 73,5 mm; Chiều dài xương đùi 57,6 mm; Chu vi vòng bụng 243 mm. Bác sĩ cho em hỏi: theo chỉ số này thì vòng đầu của bé có nhỏ hơn bình thường không ạ?

Nguyên nhân khiến trẻ bị chàm sữa, viêm da cơ địa
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1015 lượt xem

Mình năm nay 32 tuổi đã sinh sang bé thứ 2. Bé đầu thì không sao. Bé thứ 2 đưa đi khám bác sĩ kết luận bị viêm da cơ địa. Không hiểu sao bây giờ mình đi đâu cũng nhìn thấy rất nhiều bé bị giống bé nhà mình, trước kia thì chẳng thấy mấy. Bác sĩ có thể cho biết nguyên nhân tại sao bây giờ có nhiều bé bị như thế không ạ?

Hút thuốc lá có ảnh hưởng đến số lượng tinh trùng không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  997 lượt xem

Thưa bác sĩ, đối với nam giới đang muốn sinh con, liệu thuốc lá có ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng tinh trùng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Dùng thuốc kháng vi rút như Tamiflu để điều trị cúm ở bà bầu có an toàn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  788 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi dùng thuốc kháng vi rút như Tamiflu để điều trị cúm ở bà bầu có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây