1

Xác định kháng nguyên D yếu của hệ Rh (kỹ thuật gelcard) - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

I. NGUYÊN LÝ

Xác định kháng nguyên D yếu của hệ Rh bằng kỹ thuật gelcard được dựa trên nguyên lý của phản ứng ngưng kết cột gel trong môi trường 37°C và có sử dụng thuốc thử kháng globulin người (Huyết thanh Coombs) để phát hiện sự có mặt của các kháng thể chống D loại IgG mà đã được gắn lên hồng cầu của người bệnh/ người hiến máu/ sản phụ [1], [2], [3].

II. CHỈ ĐỊNH

Xác định kháng nguyên D yếu c h nhóm máu Rh được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Người bệnh;
  • Người hiến máu;
  • Sản phụ.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bác sỹ, cử nhân, kỹ thuật viên, điều dưỡng trung học.

2. Phương tiện

2.1. Trang thiết bị

Máy ly tâm thường có số vòng chính xác; kính hiển vi; bình cách thủy; tủ lạnh...

2.2. Dụng cụ

Ống nghiệm thuỷ tinh: 12x75mm; giá cắm ống nghiệm; khay men hình chữ nhật: 25x30 cm; cốc thuỷ tinh có mỏ loại 500 ml; bút maker; pipet nhựa...

2.3. Thuốc thử và hoá chất

Thuốc thử anti-D loại IgG; tấm gelcard AHG loại IgG; dung dịch nước muối sinh lý; nước cất...

2.4. Mẫu máu để xác định kháng nguyên D yếu của hệ Rh

Gồm một ống máu tĩnh mạch đã được chống đông bằng EDTA: 2 ml.

2.5. Vật tư tiêu hao

Sổ ghi kết quả; Phiếu xét nghiệm định nhóm máu; mũ giấy; khẩu trang; găng tay; quần áo công tác...

3. Thời gian làm xét nghiệm: 60 phút

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Chuẩn bị dụng cụ, hoá chất, sinh phẩm, trang thiết bị trước khi làm xét nghiệm;

2. Nhận mẫu máu và phiếu dự trù máu của khoa lâm sàng, kiểm tra và đối chiếu các thông tin trên mẫu máu của người bệnh với phiếu yêu cầu xét nghiệm. Kiểm tra về số lượng và chất lượng mẫu máu;

3. Tiến hành xét nghiệm xác định kháng nguyên D yếu

Bước 1: Pha dung dịch hồng cầu cần định nhóm 1%:

  • Chuẩn bị 1 ống nghiệm sạch, khô, ghi nhãn;
  • Nhỏ vào ống nghiệm đã chuẩn bị ở trên 1000 μl đệm LISS để pha hồng cầu làm phương pháp gelcard;
  • Thêm 10 μl hồng cầu khối cần xác định kháng nguyên D yếu vào ống nghiệm trên;
  • Trộn đều.

Bước 2. Ghi đầy đủ thông tin của người bệnh lên cột gel của tấm gelcard AHG loại IgG;

Bước 3. Mở tấm bảo vệ phủ lên các cột gel theo đúng quy định;

Bước 4. Nhỏ 50 μl dung dịch hồng cầu cần xác định kháng nguyên D yếu 1% đã chuẩn bị ở trên vào cột gel đã được ghi thông tin của bệnh nhân (Bước 2);

Bước 5. Thêm 25 μl kháng thể chống D loại IgG vào cột gel đã nhỏ hồng cầu ở bước 4;

Bước 6. Ủ tấm gelcard ở 37oC trong vòng 15 phút bằng máy ủ gelcard chuyên dụng;

Bước 7. Ly tâm tấm gelcard với tốc độ 1.000 vòng/ phút trong vòng 10 phút bằng máy ly tâm chuyên dụng;

Bước 8. Đọc kết quả trên máy đọc gelcard chuyên dụng và theo hướng dẫn của nhà sản xuất sinh phẩm;

Bước 9: Lưu file kết quả vào phần mềm máy tính chuyên dụng và ghi kết quả vào sổ định nhóm máu.

VI. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

  • Nếu có phản ứng ngưng kết giữa hồng cầu của người bệnh/ người hiến máu với kháng thể chống D loại IgG: Kết luận người bệnh/ người hiến máu/ sản phụ có nhóm máu D yếu;
  • Nếu không có phản ứng ngưng kết giữa hồng cầu của người bệnh/ người hiến máu với kháng thể chống D loại IgG: Kết luận người bệnh/ người hiến máu/ sản phụ có nhóm máu Rh(D) âm.

Những điểm cần chú ý khi làm xét nghiệm:

  •  Thực hiện kiểm chứng theo quy định của thông tư 26/ 2013/TT- BYT về Hướng dẫn hoạt động truyền máu [4].
  •  Đọc kỹ và tuân thủ đúng các bước tiến hành kỹ thuật theo hướng dẫn của nhà sản xuất sinh phẩm hiện đang sử dụng.
  •  Cần thực hiện kỹ thuật sớm sau khi lấy mẫu máu. Mẫu máu sau khi thực hiện kỹ thuật phải được lưu giữ theo đúng quy định [4].
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Xác định kháng nguyên Mia của hệ nhóm máu MNS (kỹ thuật gelcard)- Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Xác định kháng nguyên H của hệ nhóm máu H (kỹ thuật gelcard) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Xác định kháng nguyên A1 của hệ nhóm máu ABO (kỹ thuật gelcard) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Xác định kháng nguyên nhóm máu (kỹ thuật sinh học phân tử) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Xác định kháng nguyên Mia của hệ nhóm máu MNS (kỹ thuật ống nghiệm) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Nguyên nhân nào gây kháng insulin?
Nguyên nhân nào gây kháng insulin?

Insulin là một loại hormone có vai trò kiểm soát nhiều quá trình quan trọng trong cơ thể và các vấn đề với hormone này là nguồn gốc dẫn đến nhiều căn bệnh khác nhau.

Xét nghiệm PSA (kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt) cho biết điều gì?
Xét nghiệm PSA (kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt) cho biết điều gì?

Xét nghiệm PSA rất nhạy và có thể phát hiện mức PSA cao hơn bình thường. Nồng độ PSA cao có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt. Do đó, xét nghiệm PSA giúp phát hiện ung thư từ trước khi xuất hiện các triệu chứng thực thể.

Cách tự nhiên để giảm mức PSA (kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt)
Cách tự nhiên để giảm mức PSA (kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt)

Nếu xét nghiệm PSA (kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt) cho kết quả cao bất thường, bác sĩ sẽ đưa yêu cầu thực hiện thêm một vài bước kiểm tra để xác định nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị. Tuy nhiên ngoài ra còn có một số cách tự nhiên để làm giảm mức PSA.

Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Nguyên Nhân Khiến Da Dương Vật Bị Khô
Nguyên Nhân Khiến Da Dương Vật Bị Khô

Nguyên nhân khiến da dương vật bị khô là gì? Giống như da mặt hay da ở các vị trí khác trên cơ thể, da dương vật cũng có thể bị khô.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Nguyên nhân khiến trẻ bị chàm sữa, viêm da cơ địa
  •  6 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1038 lượt xem

Mình năm nay 32 tuổi đã sinh sang bé thứ 2. Bé đầu thì không sao. Bé thứ 2 đưa đi khám bác sĩ kết luận bị viêm da cơ địa. Không hiểu sao bây giờ mình đi đâu cũng nhìn thấy rất nhiều bé bị giống bé nhà mình, trước kia thì chẳng thấy mấy. Bác sĩ có thể cho biết nguyên nhân tại sao bây giờ có nhiều bé bị như thế không ạ?

Cơ hội thụ thai được bao nhiêu sau thủ thuật đảo ngược triệt sản?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  812 lượt xem

- Thưa bác sĩ, cơ hội thụ thai sẽ được bao nhiêu sau thủ thuật đảo ngược triệt sản ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!

Dùng thuốc kháng vi rút như Tamiflu để điều trị cúm ở bà bầu có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  815 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi dùng thuốc kháng vi rút như Tamiflu để điều trị cúm ở bà bầu có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Dùng thuốc kháng sinh khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1256 lượt xem

- Bác sĩ ơi, khi mang thai tôi rất sợ mình bị ốm. Vì lúc đó sẽ phải dùng kháng sinh. Bác sĩ cho tôi hỏi dùng thuốc kháng sinh khi mang thai có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Trẻ có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  707 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây