1

Định lượng Erythropoietin (EPO) máu - Bộ y tế 2018

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hóa sinh - Bộ y tế 2018

I.NGUYÊN LÝ

  • Erythropoietin (EPO) là một glycoprotein có trọng lượng phân tử khoảng 30400 Dalton, được sản xuất chủ yếu bởi thận, là yếu tố chính điều hòa quá trình sản xuất tế bào hồng cầu ở động vật có vú. Việc sản xuất EPO của thận được điều hòa bởi sự thay đổi lượng oxy trong máu. Trong tình trạng thiếu hụt oxy ở mô, nồng độ EPO tuần hoàn sẽ tăng, dẫn đến việc tăng sản xuất các tế bào hồng cầu.
  • EPO được đinh lượng theo nguyên lý miễn dịch sandwich sử dụng công nghệ hóa phát quang (CLIA-Chemiluminescence Immunoassay).
  • Mẫu bệnh phẩm có EPO được thêm vào thuốc thử có các hạt từ gắn kháng thể chuột đơn dòng kháng EPO. Sau khi ủ trong bình phản ứng, EPO liên kết với pha rắn là các hạt từ trong thuốc thử. Sau đó, thuốc thử không liên kết được rửa sạch. Tiếp theo, hợp chất hóa phát quang Lumi-Phos* 530 được bổ sung vào và ánh sáng được tạo ra do các phản ứng được đo bằng một quang tử. Cường độ ánh sáng tỷ lệ thuận với nồng độ của EPO trong mẫu thử.

II.CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Người thực hiện kỹ thuật cần có trình độ phù hợp

2.Phương tiện, hóa chất:

  •  Máy móc: máy miễn dịch Unicel® DxI 800 và một số máy miễn dịch khác
  •  Máy ly tâm
  •  Tủ lạnh
  •  Dụng cụ lấy máu: Bông cồn, bơm tiêm, ống đựng máu, găng tay
  •  Hóa chất: Hóa chất định lượng EPO, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng EPO.

3.Người bệnh:

  • Cần giải thích cho người, người nhà người bệnh bệnh hiểu về mục đích của việc lấy máu làm xét nghiệm

4.Phiếu xét nghiệm:

  •  Phiếu xét nghiệm theo đúng quy định của Bộ Y tế và bệnh viện
  •  Trên phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin của người bệnh: họ và tên, tuổi, giới tính, số giường, khoa phòng, chẩn đoán, xét nghiệm cần làm.
  •  Trên phiếu xét nghiệm cần có: chữ ký và họ tên bác sĩ chỉ định xét nghiệm, họ tên người lấy mẫu, thời gian chỉ định xét nghiệm và thời gian lấy mẫu bệnh phẩm.

III.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.Lấy bệnh phẩm:

  • Do nồng độ của erythropoietin dao động trong ngày. Do đó, khuyến cáo cần lấy mẫu bệnh phẩm ở thời điểm thích hợp trong ngày. Thời điểm lấy mẫu nên trong khoảng 7h30 – 12h.
  • Mẫu bệnh phẩm cần luôn luôn được đậy nắp.
  • Có thể sử dụng huyết thanh hoặc huyết tương chống đông bằng heparin để định lượng EPO. Lấy 3 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hoặc có chất chống đông heparin. Sau đó ly tâm 4000 vòng/5 phút để tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.
  • Bệnh phẩm ổn định trong ống có nút đậy chặt ở nhiệt độ phòng (15-30°C) không quá 8 giờ.
  • Nếu xét nghiệm không thực hiện trong vòng 8 giờ, mẫu cần bảo quản ở nhiệt độ từ 2-8°C. Mẫu ổn định trong 48 giờ.
  • Nếu xét nghiệm không thực hiện trong vòng 48 giờ, mẫu cần bảo quản ở nhiệt độ -20°C hoặc lạnh hơn. Không rã đông quá 3 lần.
  • Không lưu trữ mẫu trong các ống thủy tinh.

2.Tiến hành kỹ thuật:

  •  Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt chương trình xét nghiệm EPO. Máy đã được chuẩn với xét nghiệm EPO. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm EPO đạt yêu cầu: không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.
  •  Người thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin người bệnh và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng (nếu có).
  •  Thực hiện xét nghiệm theo protocol của máy.
  •  Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo hoặc ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho người bệnh.

IV.NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

+ Giá trị tham chiếu: 2,59-18,5 mIU/mL

  • Nồng độ EPO tăng trong: thiếu máu tán huyết, đa hồng cầu thứ phát, hội chứng loạn sinh tủy, có thai...
  • Nồng độ EPO có thể tăng trong các tình trạng thiếu hụt lượng oxy trong mô như người sống ở vùng cao, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh tim bẩm sinh (dẫn đến lượng oxy trong máu thấp), hội chứng ngừng thở khi ngủ, hội chứng rối loạn hemoglobin ái lực cao với oxygen, hút thuốc hoặc tình trạng thiếu hụt oxy cục bộ trong thận.
  • Ngoài ra, mức EPO tăng cao là do sự sản xuất của các tế bào ung thư. Các trường hợp tăng sản xuất EPO và đa hồng cầu xuất hiện ở những người bệnh ung thư biểu mô thận, bệnh thận đa nang, u Wilm, ung thư gan, u nguyên bào mạch máu tiểu não (Cerebellar Hemangioblastomas), u tuyến thượng thận, và u cơ trơn lành tính (leiomyomas).
  •  Nồng độ EPO giảm trong: bệnh thận giai đoạn cuối, đa hồng cầu nguyên phát, hội chứng AIDS, thiếu máu ở bệnh mạn tính...

V.NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ HƯỚNG XỬ TRÍ

  • Xét nghiệm không bị ảnh hưởng bởi một số chất ở những nồng độ sau:
  • Các mẫu huyết tán đến 500 mg/dL hemoglobin, huyết thanh vàng chứa đến 40 mg/dL bilirubin (684 μmol/L), huyết thanh đục chứa đến 3000mg/dL triglycerides (33,9 mmol/L), 8000 units/dL heparin, 20mg/dL acetaminophen, 50 mg /dL acetylsalicylic acid, 40mg/dL ibuprofen.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Định lượng α2-macroglobulin máu - Bộ y tế 2018
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hóa sinh - Bộ y tế 2018

Định lượng acid amin máu và dịch sinh học bằng máy sắc ký lỏng siêu hiệu năng (UPLC) - Bộ y tế 2018
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hóa sinh - Bộ y tế 2018

Định lượng AMH (Anti Mulerian Hormone) máu theo kỹ thuật hóa phát quang/điện hóa phát quang - Bộ y tế 2018
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hóa sinh - Bộ y tế 2018

Định lượng Amikacin máu - Bộ y tế 2018
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hóa sinh - Bộ y tế 2018

Định lượng Beta-Trace Protein (BTP) - Bộ y tế 2018
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hóa sinh - Bộ y tế 2018

Tin liên quan
Kế hoạch B - quyết định của một bà mẹ đơn thân
Kế hoạch B - quyết định của một bà mẹ đơn thân

Câu chuyện về việc một phụ nữ quá tuổi, quyết định có con bằng việc thụ tinh trong tử cung, và tinh trùng được mua từ một người đàn ông.

Tiểu đường thai kỳ: Các mẹo giúp kiểm tra lượng glucose hàng ngày
Tiểu đường thai kỳ: Các mẹo giúp kiểm tra lượng glucose hàng ngày

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ phải làm thế nào? Kiểm tra lượng đường trong máu như thế nào? Cùng tìm hiểu những kiến thức vô cùng bổ ích xung quanh những thắc mắc trên trong bài viết dưới đây!

Sinh đôi có phải được di truyền trong gia đình không?
Sinh đôi có phải được di truyền trong gia đình không?

Câu hỏi: - Thưa bác sĩ, có đúng là việc sinh đôi được di truyền trong gia đình không ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé, cảm ơn bác sĩ!

Có nên sử dụng liệu pháp điều trị vi lượng đồng căn khi mang thai không?
Có nên sử dụng liệu pháp điều trị vi lượng đồng căn khi mang thai không?

Câu hỏi: - Thưa bác sĩ, việc sử dụng liệu pháp điều trị vi lượng đồng căn có an toàn cho em bé trong bụng của tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Virus Enterovirus D68 (EV-D68) và gia đình bạn
Virus Enterovirus D68 (EV-D68) và gia đình bạn

Virus enterovirus D68 gây ra chứng bệnh gì? Sự nguy hiểm của chúng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Đường kính lưỡng đỉnh và cân nặng nhỏ hơn tuổi thai?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1698 lượt xem

Em đi khám, bs kết luận là thai khoảng 34 tuần, đường kính lưỡng đỉnh và cân nặng 2.220g của bé nhỏ hơn tuổi thai. Có thể là tuổi thai của em tính chưa chính xác. Nhưng nếu như vậy, có phải là thai nhi phát triển không bằng tuổi thai thật và bé bị thiếu dưỡng chất phải không ạ?

Đường kính lưỡng đỉnh của bé là 73,6mm, có nhỏ không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  893 lượt xem

Cho em hỏi siêu âm bé 29 tuần; Đường kính lưỡng đỉnh (ĐKLĐ): 73,5 mm; Chiều dài xương đùi 57,6 mm; Chu vi vòng bụng 243 mm. Bác sĩ cho em hỏi: theo chỉ số này thì vòng đầu của bé có nhỏ hơn bình thường không ạ?

Hút thuốc lá có ảnh hưởng đến số lượng tinh trùng không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1041 lượt xem

Thưa bác sĩ, đối với nam giới đang muốn sinh con, liệu thuốc lá có ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng tinh trùng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Tôi có thể cho bé uống một lượng nhỏ thuốc của người lớn, ví dụ như acetaminophen không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  710 lượt xem

Tôi có thể cho bé uống một lượng nhỏ thuốc của người lớn người lớn, ví dụ như acetaminophen không? Bé nhà tôi năm nay 4 tuổi rồi!

Các phản ứng nhạy cảm với vắc xin có di truyền trong gia đình không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  733 lượt xem

- Bác sĩ cho hỏi, các phản ứng nhạy cảm với vắc xin có di truyền từ bố mẹ sang con không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây